Làm lại bằng lái xe máy có cần hồ sơ gốc

Bị mất bằng lái xe máy làm lại như thế nào?

Việc mất bằng lái và làm lại bằng lái được phân thành nhiều trường hợp . Mỗi trường hợp sẽ có quy trình và cách thức xin cấp lại khác nhau:

 + Trường hợp 1: Bị mất giấy phép lái xe lần thứ 1, còn hồ sơ gốc

Trường hợp này, chủ phương tiện chuẩn bị các loại giấy tờ sau để nộp sở GTVT:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo quy định [có ghi ngày tiếp nhận của cơ quan tiếp nhận]

- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu bản sao có công chứng

- Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe a1 bị mất [Nếu có].

+ Trường hợp 2: Bị mất cả bằng lái lẫn hồ sơ gốc. Đối với trường hợp này thì buộc chủ phương tiện phải nộp hồ sơ và thi lại.

+ Trường hợp 3: Bị mất bằng lái xe lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc thì phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

+ Trường hợp 4: Bị mất bằng lái xe lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc thì buộc phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

+ Trường hợp 5: Mất bằng lái lần thứ 2 thì bắt buộc phải thi lại từ đầu.

Mất bằng lái xe máy có phải thi lại không?

Bạn sẽ phải thi lại nếu như bạn bị mất cả bằng lái lẫn hồ sơ gốc. Còn không mất hồ sơ gốc. Thì đề nghị làm lại như trường hợp 1 đã nói ở trên.

Mất bao lâu để có lại bằng lái?

Thông thường, nếu không phát hiện sai phạm nào về hồ sơ và không có thiếu sót gì thì sau khoảng 2 tháng sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và cấp lại bằng lái xe cho bạn. Thời gian chờ đợi để cấp lại bằng đôi khi còn kéo dài hơn so với việc thi bằng lái xe a1. Bởi nếu thi trực tiếp bạn chỉ phải chờ 15 ngày là có bằng và thủ tục còn đơn giản hơn nhiều.

Trước đây, khi bị mất bằng lái, người chủ bị mất sẽ đến các địa điểm mà mình từng thi để nộp hồ sơ xin cấp lại. Nhưng từ năm 2016 trở lại đây, việc cấp lại bằng lái trong trường hợp bị mất được gộp chung với các điểm đổi bằng từ thử giấy sang thẻ nhựa.  

✔ Tại Hà Nội, chủ xe có thể tiến hành đổi bằng lái sang thẻ nhựa tại các địa chỉ sau:

+ Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy

+ Sở Giao thông vận tải Hà Nội: số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông

+ Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình

+ Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên [trong Khu đô thị mới Việt Hưng].

✔ Tại TPHCM hiện có thêm 6 địa điểm gồm:

+ Số 51/2 Thành Thái, P.14, Q.10

+ Số 8 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.12;

+ Số 256 Dương Đình Hội, P.Tăng Nhơn Phú B, Q.9;

+ Số 4-6 Nguyễn Tri Phương, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức;

+ Số 111 Tân Sơn Nhì, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú.

+ Riêng cơ sở tại số 252 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3 chỉ tiếp nhận hồ sơ đổi GPLX nước ngoài.


Xem thêm

Skip to content

Làm lại bằng lái xe máy bị mất còn hồ sơ gốc được nhiều người quan tâm khi vô tình bị mất giấy tờ, mất ví,… trong nhiều trường hợp hi hữu. Để tạo điều kiện cho người dân, Bộ Giao thông vận tải đã có quy định riêng về hồ sơ, thủ tục dành cho những đối tượng này để làm lại giấp phép lái xe các hạng A. 

Để được cấp bằng lái xe máy, tài xế cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:

1. Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xe

2. Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại [trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần]

3. Hồ sơ lái xe gốc phù hợp với giấy phép lái xe [Nếu còn giữ]

4. Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: CMND, CCCD, hộ chiếu [đối với người Việt Nam] hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng [đối với người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài]

5. Ảnh 3×4 hoặc 4×6 theo yêu cầu hoặc được chụp tại trung tâm.

Thủ tục xin cấp lại bằng A1 tương đối đơn giản

– Khi đến làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe, thông thường, người lái xe sẽ được chụp ảnh tại chỗ, không phải mang theo ảnh chụp sẵn.

– Ảnh dán trong Giấy chứng nhận sức khỏe lái xe là ảnh 4×6, có nền trắng [ra tiệm ảnh nói chụp ảnh GPLX là họ biết].

– Nếu GPLX bị mất quá hạn từ 3 tháng trở lên phải thi sát hạch lại nên sẽ có thêm mẫu “Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe”

– Có hồ sơ thi lái xe gốc thì mang theo để tra cứu cho nhanh, nếu mất thì nói với cán bộ tiếp nhận hồ sơ là đã mất. Cả hai trường hợp đều được tiếp nhận làm như nhau.

Khi đến nộp bạn mang theo chứng minh thư nhân dân, nếu có người nộp hồ thì phải có giấy ủy quyền. Bạn nộp hồ sơ vào các ngày trong tuần theo giờ hành chính. 

Việc cấp lại bằng lái xe máy được chia ra 3 nhóm.

Nhóm thứ nhất là những người bị mất bằng lần đầu tiên:

  • Người bị mất bằng lái xe lần thứ nhất, bằng lái còn hạn hoặc hết hạn dưới 3 tháng, sau khi xác thực việc mất bằng không phải vì bị cơ quan thẩm quyền nào thu giữ, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đơn sẽ được cấp lại bằng lái xe.
  • Người bị mất bằng lái xe lần thứ nhất, bằng lái xe quá hạn 3 tháng nhưng dưới 1 năm, sau khi xác thực bằng lái đang không bị cơ quan thẩm quyền thu giữ, kể từ 2 tháng sau ngày nộp đơn sẽ dự thi lại lý thuyết để được cấp lại bằng.
  • Người bị mất bằng lái xe lần thứ nhất, bằng lái xe quá hạn dưới 1 năm, sau khi xác thực bằng lái đang không bị cơ quan thẩm quyền thu giữ, kể từ 2 tháng sau ngày nộp đơn sẽ dự thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành để được cấp lại bằng.

Nhóm những người bị mất bằng lần thứ hai:

Trong thời hạn 2 năm kể từ lần được cấp lại bằng đầu tiên, nếu không bị phát hiện bằng lái đang do cơ quan có thẩm quyền nào thu giữ thì thi lý thuyết để được cấp lại bằng.

Nhóm những người bị mất bằng từ lần thứ 3 trở lên:

Trong thời hạn 2 năm kể từ lần được cấp lại bằng lần thứ hai, sau khi xác thực bằng lái đang không bị cơ quan có thẩm quyền nào thu giữ thì sau 2 tháng nộp hồ sơ phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Giải pháp khác : Nếu bạn bị mất bằng lái xe loại giấy ép plastic cũ thì: Bạn có thể đăng ký thi lại mới bằng lái xe để thời gian lấy được bằng sẽ nhanh hơn, cụ thể là chỉ sau 7 ngày kể từ ngày thi đỗ bạn đã có bằng. Nếu cấp lại, bạn phải chờ đợi tầm 2 tháng mới có bằng.

Muốn cấp lại bằng lái xe cần được sở Giao thông vận tải xem xét hồ sơ

4. Lưu ý về quy trình nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải

4.1 Hồ sơ và thời gian nộp hồ sơ

Từ 01/6/2017: Đổi bằng lái ô tô buộc phải có giấy khám sức khỏe. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi cấp GPLX hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh.

– Khi đến nộp hồ sơ, người nộp xuất trình CMND, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận được giấy hẹn trả kết quả.

– Thời gian nhận hồ sơ vào các ngày trong tuần [từ thứ hai đến thứ 6 và sáng thứ 7 – sáng từ 7h đến 11h30; chiều từ 13h đến 16h30], ngày lễ, tết nghỉ.

– Nếu hồ sơ gốc còn thì nộp, nếu mất thì thôi, không bắt buộc.

– Nếu đi nộp giùm hồ sơ phải có giấy ủy quyền theo quy định. Nên đi trực tiếp vì còn liên quan đến chụp hình.

Cần nộp hồ sơ vào các ngày trong tuần theo giờ hành chính

Theo thời hạn trên giấy hẹn, đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải hoặc Trung tâm dịch vụ hành chính công để nhận GPLX mới và hồ sơ gốc hoặc đăng ký dịch vụ chuyển phát để nhận GPLX ngay tại nhà.

1. Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000đ/GPLX

2. Lệ phí sát hạch thi lý thuyết và thực hành

Đối với thi sát hạch lái xe mô tô [hạng xe A1, A2, A3, A4]:

+ Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

Như vậy, quá trình làm lại bằng lái xe máy bị mất còn hồ sơ gốc không quá phức tạp. Tài xế chỉ cần xác định rõ trường hợp của mình đã quá hạn hay chưa và sau đó thực hiện lần lượt các bước như chuẩn bị hồ sơ và đến cơ sở cấp lại bằng. Vì thế, nên tìm hiểu kỹ lưỡng để tối ưu được thời gian, kinh phí và công sức khi làm mất bằng và có nhu cầu làm lại. 

Video liên quan

Chủ Đề