Làm thế nào để ổn định huyết áp

Giữ huyết áp ổn định sẽ ngăn chặn được biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng góp phần kiểm soát huyết áp ở mức cho phép. Vậy người tăng huyết áp nên ăn gì thì tốt? Có thực phẩm nào nên hạn chế hoặc loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày của người bị tăng huyết áp không? Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này!

Huyết áp ổn định là bao nhiêu?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Áp lực máu càng cao, tim càng hoạt động mạnh. Huyết áp được thể hiện bằng 2 con số dưới dạng phân số, bao gồm: Số trên hay huyết áp tâm thu là áp lực của máu trong các mạch máu khi tim đập, và số dưới hay huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành mạch giữa hai lần đập của tim. Ở người trưởng thành, bất kể nam nữ, huyết áp ổn định ở mức 120/80mmHg. Chỉ số huyết áp có thể vừa tăng vừa giảm trong ngày. Nếu huyết áp tâm thu từ 140 trở lên, huyết áp tâm trương từ 90 trở lên gọi là bệnh tăng huyết áp. Bạn có thể dễ dàng đo huyết áp bằng những công cụ đơn giản. Đó là một vòng bít bơm hơi được quấn quanh cánh tay, chỉ số huyết áp sẽ hiện trên đồng hồ.

Nếu thấy chỉ số huyết áp cao hoặc thấp bất thường, sau vài ngày, bạn nên đo lại để có được kết quả chính xác nhất. Những người tăng huyết áp thường không biết mình bị bệnh bởi không có những dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Chính vì thế, bệnh tăng huyết áp thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây tổn thương cho thận và làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc các vấn đề về tim mạch khác. Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim ở phụ nữ. Phụ nữ vừa mắc bệnh tiểu đường vừa bị tăng huyết áp có nguy cơ tai biến mạch máu não và suy thận cao hơn những người chỉ bị tăng huyết áp.

>>> XEM THÊM: Ưu, nhược điểm của việc tự kiểm soát huyết áp tại nhà

Nguyên nhân tăng huyết áp

Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp thường không có nguyên nhân, gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra tăng huyết áp, gọi là tăng huyết áp thứ phát. Những loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể gây tăng huyết áp. Trẻ em dưới 10 tuổi bị tăng huyết áp thường là thứ phát do bệnh khác gây ra, ví dụ như bệnh thận. Bạn tiềm ẩn nguy cơ bị cao huyết áp nếu có một hoặc nhiều yếu tố được liệt kê dưới đây:

- Tuổi: Người lớn tuổi có nguy cơ cao huyết áp.

- Giới tính: Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng sẽ mắc cao huyết áp hơn và đàn ông dưới 45 tuổi tiềm ẩn nhiều khả năng mắc cao huyết áp hơn so với phụ nữ.

- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị cao huyết áp.

- Tiền sử gia đình: Nếu các thành viên trong gia đình [cha mẹ hoặc anh chị] mắc cao huyết áp, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Những yếu tố nguy cơ khác gây cao huyết áp bao gồm: Thừa cân; Không tập thể dục thường xuyên; Chế độ ăn uống không lành mạnh; Tiêu thụ quá nhiều muối; Uống rượu; Hút thuốc lá; Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ; Căng thẳng,…

>>> XEM THÊM: Bệnh tăng huyết áp ở người trẻ - Tại sao lại nguy hiểm?

Ăn gì để huyết áp luôn ở mức cho phép?

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần kiểm soát huyết áp hiệu quả. Dưới đây là những điểm cần chú ý trong ăn uống hàng ngày để giữ huyết áp luôn ổn định:

- Tránh ăn nhiều đạm [protein]: Có thể ăn với mức độ bình thường 0,5 - 1g/kg trọng lượng cơ thể [người 50kg dùng khoảng nửa lạng thịt trong ngày]. Nên chọn các loại thịt trắng [gà, vịt,...] tốt hơn các loại thịt đỏ [trâu, bò,...]. Không nên ăn những loại thịt tẩm ướp nhiều gia vị như lạp sườn, xúc xích,... Không nên dùng thịt và phủ tạng gia súc, gia cầm non vì có nhiều nucleoprotein khi tiêu hóa sinh ra các chất purin, axit uric có hại cho gan thận, tim mạch. Có thể ăn đậu, đỗ để bổ sung lượng đạm thực vật cho cơ thể.

- Tránh ăn nhiều chất béo [lipit]: Không ăn quá 30g lipit/ngày, trong đó nên ăn một nửa là dầu thực vật, một nửa là mỡ động vật.

- Giảm ăn chất đường bột [gluxit]: Nếu ăn nhiều dễ sinh ra béo phì, không tốt cho người tăng huyết áp, vì vậy cũng cần giảm bớt chất bột đường.

- Giảm ăn muối: Ăn quá nhiều muối hoặc gia vị chứa muối không tốt cho người tăng huyết áp. Người khỏe mạnh mỗi ngày ăn 5 - 6g muối, người tăng huyết áp nên ăn ở mức 3 - 4g muối mỗi ngày. Nên tránh ăn dưa muối, cá muối, thịt muối.

- Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi và i-ốt: Mộc nhĩ và rau cần tây chứa nhiều canxi, giúp phòng ngừa tăng huyết áp, tránh bị xơ cứng động mạch.

- Ăn nhiều rau quả tươi: Rau củ quả tươi chứa rất nhiều kali, vitamin K, P, E và C có tác dụng thải loại natri ra ngoài, tăng lượng ion canxi trong máu, chống đông tụ máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, hạ cholesterol trong máu, tăng cường sức bền thành mạch giúp phòng ngừa xuất huyết não,… rất thích hợp với người mắc tăng huyết áp kèm bệnh về van tim.

- Ngoài ra, người tăng huyết áp không nên dùng các chất kích thích thần kinh mạnh như: Rượu, cà phê, nước trà đặc, thuốc lá...

>>> XEM THÊM: Cao huyết áp bẩm sinh phải làm sao?

Hỗ trợ ổn định huyết áp nhờ Định Áp Vương

Lưu ý: Người tăng huyết áp cần phải kiểm soát huyết áp bằng cách tuân thủ tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Riêng ăn uống cũng là điều quan trọng, không bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ bị thừa, nhưng cũng không ăn quá ít sẽ không đủ lượng, gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Cần ăn vừa đủ cả chất đạm, chất béo từ động vật và thực vật theo tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, các chuyên gia khuyến nghị nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp ổn định huyết áp. Hiện nay, sản phẩm Định Áp Vương có thành phần chính chiết xuất từ cần tây được nhiều người tin tưởng sử dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương có thành phần chính là cao cần tây kết hợp với cao tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, nattokinase, kali clorua có tác dụng lợi tiểu, giúp giãn mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu, trấn tĩnh, an thần kinh, tất cả các tác dụng này đều góp phần làm giảm sức cản ngoại vi dẫn đến hạ áp. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp giảm cholesterol máu, giảm lipid máu nên làm thông thoáng lòng mạch, hạ huyết áp, tăng chuyển hóa lipid tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhờ đó, tăng cường sức khỏe toàn trạng cho cơ thể. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên Định Áp Vương an toàn khi sử dụng lâu dài.

KINH NGHIỆM CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP

>>> Anh Huỳnh Quốc Tuấn [Hậu Giang] hết chóng mặt, xa xẩm mặt mày vì cao huyết áp, đồng thời tìm lại “bản lĩnh phái mạnh”

Ngay sau khi sử dụng hộp Định Áp Vương đầu tiên với liều sáng 3 viên, tối 3 viên, tình trạng của anh Tuấn đã cải thiện trông thấy, anh không còn thấy chóng mặt, xây xẩm mặt mày nữa, huyết áp từ đó cũng cải thiện, luôn duy trì ở mức ổn định 110 - 120 mmHg. Từ khi huyết áp được kiểm soát tốt, sức khỏe của anh cũng được cải thiện rõ rệt, anh cảm thấy cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy sức sống. Trước kia, lúc đang sử dụng thuốc hạ áp, mỗi khi sinh hoạt vợ chồng, anh rất nhanh mệt. Nhưng hiện nay, sau một thời gian dùng Định Áp Vương, anh Tuấn đã bỏ hẳn thuốc tây, cuộc sống vợ chồng vui vẻ như thời trai trẻ.  

>>> XEM THÊM: Chia sẻ về cách cải thiện triệu chứng tăng huyết áp của ông Nguyễn Văn Quỳnh – SĐT: 0365.609.785 [số 23, ngõ 43 đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội] TẠI ĐÂY

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA

Hãy lắng nghe PGS.TS Nguyễn Minh Hiện phân tích tác dụng của Định Áp Vương trong kiểm soát huyết áp: “Một bài thuốc đã được công bố để hỗ trợ điều trị huyết áp là Định Áp Vương với thành phần là cần tây có tác dụng cải thiện tình trạng tăng huyết áp, còn thành phần nattokinase giúp ngăn ngừa đột quỵ do tăng huyết áp”. Xem chi tiết trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia phân tích tác dụng của cao cần tây trong hỗ trợ điều trị tăng huyết áp TẠI ĐÂY

Bài viết đã đưa ra những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng giúp giữ huyết áp ổn định. Các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thường xuyên, đồng thời kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ cao cần tây như Định Áp Vương mỗi ngày để huyết áp luôn trong tầm kiểm soát!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách giữ huyết áp ổn định và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0902.207.739

Nhảy đến nội dung

5 biện pháp tự nhiên để giảm huyết áp

Chủ Nhật, 10:24, 08/08/2021

Huyết áp cao là một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Đó là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng lên mức nguy hiểm, theo thời gian có thể làm tổn thương tim và gây ra các vấn đề về tim như đột quỵ và đau tim. Sau khi phát hiện, tình trạng bệnh nên được điều trị, nếu không có thể dẫn đến tử vong. May mắn thay, có nhiều cách để điều trị bệnh cao huyết áp. Bạn có thể áp dụng những biện pháp tự nhiên sau đây để giúp kiểm soát huyết áp của mình về lâu dài.

Giảm tiêu thụ natri

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa huyết áp cao với lượng natri dư thừa. Natri cũng có thể là một lý do dẫn đến đột quỵ. Ngay cả khi giảm tiêu thụ một lượng nhỏ natri hàng ngày cũng có thể làm giảm huyết áp từ 5 - 6 mm Hg trong trường hợp huyết áp cao. Tác động của việc hấp thụ natri khác nhau ở mỗi người. Nói chung, mọi người nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến mặn để giữ gìn sức khỏe. Người bình thường không được ăn quá 2.300 mg muối trong một ngày.

Tăng lượng kali

Kali là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả những người bị huyết áp cao. Khoáng chất vi lượng này được cơ thể yêu cầu với một lượng nhỏ giúp loại bỏ natri dư thừa và giảm áp lực lên các mạch máu. Thực phẩm chế biến và đóng gói chủ yếu chứa natri và để cân bằng nó, bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali hơn vào chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm bạn nên tiêu thụ bao gồm: Rau củ [Rau lá xanh, cà chua, khoai tây và khoai lang], trái cây [Dưa, chuối, bơ, cam và mơ], các loại hạt, sữa, sữa chua, cá ngừ và cá hồi.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân. Các nghiên cứu khuyến nghị mỗi người phải tập thể dục thường xuyên từ 30 - 45 phút để giữ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Nó thậm chí còn cần thiết hơn cho tất cả những người đang mắc phải vấn đề huyết áp cao. Tập thể dục thường xuyên có thể làm cho tim của bạn khỏe hơn, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và giảm áp lực lên các động mạch. Ngay cả khi đi bộ hàng ngày trong 40 phút cũng đủ để giữ cho bạn khỏe mạnh và an toàn.

Hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá

Thuốc lá và rượu đều có thể góp phần làm tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy rượu có thể gây ra 16% các trường hợp huyết áp cao trên toàn cầu. Cả rượu và nicotine đều có thể tạm thời làm tăng mức huyết áp và làm hỏng các mạch máu. Do đó, điều tốt nhất là bạn nên bỏ rượu và thuốc lá.

Giảm carbs tinh chế

Các báo cáo gần đây cho thấy ngay cả tinh bột tinh chế và đường bổ sung trong thực phẩm cũng có thể góp phần làm tăng huyết áp. Giảm ăn hai loại thực phẩm này có thể giúp kiểm soát mức huyết áp một cách tự nhiên. Thực phẩm như bánh mì và đường trắng chuyển đổi nhanh chóng thành đường trong máu và có thể gây ra nhiều vấn đề. Những người có mức huyết áp cao nên thực hiện một chế độ ăn ít carb. Bạn nên thay thế bột tinh chế có ngũ cốc nguyên hạt và đường trắng bằng đường thốt nốt hoặc mật ong./.

CTV Lương Trâm/VOV.VN [Biên dịch]
Theo Times of India

VOV.VN - Bất kể thời gian bao lâu, việc nuôi bằng sữa mẹ đều sẽ giúp ổn định huyết áp của trẻ sơ sinh, cũng như suốt giai đoạn đầu đời của trẻ.

VOV.VN - Bất kể thời gian bao lâu, việc nuôi bằng sữa mẹ đều sẽ giúp ổn định huyết áp của trẻ sơ sinh, cũng như suốt giai đoạn đầu đời của trẻ.

Một nghiên cứu mới cho thấy, thanh thiếu niên bị ngưng thở khi ngủ từ khi còn nhỏ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.

Một nghiên cứu mới cho thấy, thanh thiếu niên bị ngưng thở khi ngủ từ khi còn nhỏ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.

VOV.VN - Tăng huyết áp [THA] là một yếu tố nguy cơ rất quan trọng trong bệnh lý tim mạch. Phát hiện và điều trị sớm, đúng bệnh THA sẽ góp phần làm giảm rõ rệt tỷ lệ các biến chứng về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận…Trong đó chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng.

VOV.VN - Tăng huyết áp [THA] là một yếu tố nguy cơ rất quan trọng trong bệnh lý tim mạch. Phát hiện và điều trị sớm, đúng bệnh THA sẽ góp phần làm giảm rõ rệt tỷ lệ các biến chứng về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận…Trong đó chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng.

VOV.VN - Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, những người bị cao huyết áp có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19 và những triệu chứng nặng của bệnh.

VOV.VN - Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, những người bị cao huyết áp có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19 và những triệu chứng nặng của bệnh.

VOV.VN - Tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường type 2 tăng 2,5 lần so với người không mắc bệnh này. Ngược lại, khoảng 50% số người đái tháo đường đồng thời bị tăng huyết áp.

VOV.VN - Tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường type 2 tăng 2,5 lần so với người không mắc bệnh này. Ngược lại, khoảng 50% số người đái tháo đường đồng thời bị tăng huyết áp.

VOV.VN - Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp giảm nhanh và đột ngột xuống mức huyết áp tâm thu dưới 90, cho thấy não, tim và các cơ quan trọng yếu đang không nhận đủ máu.

VOV.VN - Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp giảm nhanh và đột ngột xuống mức huyết áp tâm thu dưới 90, cho thấy não, tim và các cơ quan trọng yếu đang không nhận đủ máu.

VOV.VN - Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ năm người trưởng thành thì có một người mắc.

VOV.VN - Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ năm người trưởng thành thì có một người mắc.

Video liên quan

Chủ Đề