Lao động thương binh xã hội ở xã là gì năm 2024

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn huyện; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sựchỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

* Trình UBND huyện ban hành các Quyết định về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

* Trình UBND huyện kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực quản lý của Phòng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

* Hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, thuộc các lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của pháp luật.

* Về lao động, việc làm:

- Trình UBND huyện quyết định chương trình và các giải pháp về việc làm của huyện.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm bao gồm:

+ Tuyển lao động, hợp đồng lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;

+ Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động, thông tin thị trường lao động;

+ Giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm, laođộng;

+ Các chính sách lao động, việc làm khác;

- Kiểm tra các đề án, dự án về giải quyết việc làm; tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động và quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật;

* Về dạy nghề:

- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển dạy nghề của huyện; tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án dạy nghề đã được phê duyệt;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề.

*Về thương binh, liệt sỹ và người có công:

- Trình Sở Lao động – TB&XH tỉnh xem xét, quyết định công nhận đối tượng là thương binh, liệt sỹ và người có công đối với cách mạng theo quy định;

- Tổ chức thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng và một lần cho đối tượng chính sách người có công với cách mạng;

- Hướng dẫn, kiểm tra các xã, thị trấn trong việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện chế độ điều dưỡng đối với thương binh,bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng và cấp kinh phí mua dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho thương binh, bệnh binh;

- Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm liệt sỹ nhân các ngày lễ lớn, truy điệu liệt sỹ khi báo tử; nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia tưởng niệm, cung cấp thông tin về tình hình mộ liệt sỹ theo hướng dẫn của Sở Lao động - TB&XH; lập kế hoạch và tổ chức thăm hỏi các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng;

- Là thành viên của Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa huyện, tham mưu cho UBND huyện thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng người có với cách mạng;

* Về bảo trợ xã hội:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn;

- Phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo, từ thiện để giúp đỡ đời sống vật chất, tinh thần đối với người tàn tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn không nơi nương tựa, người gặp khó khăn hiểm nghèo, nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác cần có sự cứu trợ, trợ giúp của Nhà nước và xã hội.

* Về phòng, chống tệ nạn xã hội:

Trình UBND huyện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện;

Trình UBND huyện quyết định các đối tượng đi cai nghiện tập trung, cai nghiện tại cộng đồng;

*Về Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em:

- Trình UBND huyện kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàngnăm, các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn huyện;

- Hướng dẫn, kiểm tra các xã, thị trấn trong việc thực hiện công tác Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định của phápluật;

* Tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

* Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực laođộng, thương binh và xã hội đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp UBND cấp huyện, xã.

*Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

* Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội thuộc phạm vi quản lý theo quy định của phápluật.

* Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội sau khi được UBND huyện phê duyệt.

* Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về lao động, thương binh và xã hội theo quy định của Bộ Laođộng - TB&XH và UBND huyện.

* Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.* Ngoài ra, phòng LĐTBXH huyện còn là cơ quan thường trực tham mưu triển khai thực hiện công tác giảm nghèo; công tác bình đẵng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trên địa bàn huyện. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND huyện và Sở LĐTBXH.

Bộ Lao động thương binh và xã hội ở đâu?

Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội
Địa chỉ: Số 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Fax: 04 38248036
E-mail:
Địa chỉ Website: http://www.molisa.gov.vn

Giới thiệu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụdtbd.moha.gov.vn › Gioi_thieu_Bo_Lao_dong_Thuong_binh_va_Xa_hoinull

Bộ Lao động thương binh xã hội có vai trò gì?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là ...

Số lao động

Về chức năng: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp ...

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội do ai bầu?

Thẩm quyền bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được quy định như sau: Căn cứ Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau: Điều 98. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.