Lập dàn bài thuyết minh về trò chơi trốn tìm

“Trốn Tìm” là một trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của nhiều bạn nhỏ ở vùng nông thôn. Tuy nhiên với thời buổi công nghệ phát triển như ngày nay, trò chơi dân gian này dần bị xao lãng và quên mất. Mặc dù trò chơi này có phần nhàm  chán và xa lạ với các bạn nhỏ ở thành phố. Nhưng “Trốn Tìm” lại là một trò chơi rất thú vị cho các em nhỏ ở vùng quê nghèo. Mỗi thú vui đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy để tìm hiểu chi tiết hơn trò chơi dân gian “Trốn Tìm” này, mời quý bạn cùng Wiki Cách Làm tham khảo bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian trốn tìm dưới đây. Hi vọng nó sẽ giúp bạn khơi nguồn cảm hứng và hiểu biết hơn về trò chơi truyền thống này nhé.

Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian “Trốn Tìm”

Bài văn số 1

Lập dàn bài thuyết minh về trò chơi trốn tìm

Đối với xã hội xưa cuộc sống con người đơn giản và gần gũi với nhiều trò chơi giúp giải trí, thư giãn, học tập. Các trò chơi nhiều màu sắc sáng tạo, trong sáng, thể hiện được tâm hồn của nhiều đứa trẻ. Một số các trò chơi dân gian có nhiều nét đặc sắc về văn hóa, phong tục tập quán. Trong số đó trò chơi phổ biến nhất mà ai cũng từng chơi đó là trốn tìm.

Trò chơi trốn tìm xuất hiện sớm không ai rõ trò chơi xuất hiện từ khi nào chỉ biết rằng nông thôn xưa, những đứa trẻ trong cùng làng, xã, tụ tập lại cùng nhau chơi trò chơi này vào buổi tối. Địa điểm chơi mà nhiều bạn chọn thường là ở đầu đình, gốc đa, diễn ra sinh hoạt văn hóa chung của tập thể.

Trò chơi này thường được chơi theo  từng nhóm, có một người sẽ bị  bịt mắt lại bằng một tấm vải, chiếc khăn, miễn sao người bị bịt mắt sẽ không nhìn thấy mọi người. Trong một khoảng thời gian thì người bị bịt mắt mới có thể cởi bỏ khăn ra đi tìm những người còn lại sẽ chạy đi tìm chỗ trú ẩn. Những người bị tìm thấy sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi, nếu như toàn bộ người chơi bị tìm ra người đi tìm sẽ sống sót và người đầu tiên bị tìm sẽ bị bịp mắt để tiếp tục trò chơi này.

Luật của trò chơi này quy định người đầu tiên bị tìm thấy sẽ trở thành người đi tìm tiếp theo, cứ vậy thì trò chơi tiếp tục xoay vòng.

Trò chơi trốn tìm thường được chơi vào buổi tối có trăng càng tốt và nơi có không gian rộng, nhiều chỗ ẩn nấp, buổi tối mà có nhiều chỗ ẩn nấp thì mới khó tìm ra bởi người đi tìm, trò chơi sẽ thú vị hơn. Những người chơi thích thú hơn trong việc ẩn nấp, đơn giản vì khó bị tìm ra. Ai hi vọng mình sẽ ẩn nấp đến khi cuối cùng, trốn càng kĩ càng được lợi thế.

Trò chơi này rất phổ biến và đối tượng chơi thường là những người cùng xóm , cùng trang lứa nên họ chơi vô cùng tự nhiên, vui vẻ, thoải mái vui là chính. Thời gian buổi tối chơi sẽ vui và lí thú nhất bởi các em nhỏ sẽ không bị quản thúc, không phải đi học, làm công việc nhà khác. Các em cùng nhau chơi để giải trí vui vẻ là chính và không xảy ra những mâu thuẫn trong quá trình chơi. Trò chơi dân gian trốn tìm tuy lâu đời, tiếp tục phát triển và về cơ bản không có gì thay đổi nhưng hình thức thì có sự thay đổi hài hước, phù hợp .

Hiện nay cuộc sống hiện đại nhiều trò chơi trực tuyến phát triển và ngày càng xâm lần trò chơi truyền thống nhưng những trò chơi như trốn tìm vẫn còn được duy trì, đây là trò chơi dân gian hấp dẫn và thu hút các em tham gia với mục đích giải trí, tiêu khiển những lúc rảnh rỗi.

Bài văn số 2

Lập dàn bài thuyết minh về trò chơi trốn tìm

Trò chơi dân gian “Trốn tìm” đã gắn liền của tuổi thơ của các bạn nhỏ miền quê. Trò chơi này thường được tổ chức chơi ở những bãi đất trống rộng rãi, nhiều cây cối và bụi rậm. Đây là nơi lý tưởng để các bạn nhỏ ẩn nấp và trốn vào. Các bạn có thể vui chơi chạy nhảy, và cũng tiện cho việc đuổi bắt. Người tìm cần chú ý và quan sát, nhanh chóng tìm người trốn. Song người trốn cần giữ im lặng và không được tạo ra tiếng động tráng để người tìm phát hiện

Trốn tìm là một nét văn hóa của trẻ em các vùng nông thôn, đồng bằng những vùng quê ở Việt Nam. Nó đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu, gắn liền với tuổi thơ bình yên, dịu êm của chúng ta khi còn thơ bé. Khi tham gia trò chơi trốn tìm người chơi được trải qua những giây phút vô cùng căng thẳng phải lẩn trốn sợ ai đó tìm thấy mình, cảm giác đó vừa hồi hộp vừa vui mừng.

Khi các bạn là người đi tìm cảm giác lo lắng, xót ruột tăng lên khi không tìm thấy ai, vì các bạn kia trốn kỹ quá thì mình sẽ tiếp tục phải bịt mắt đi tìm chứ không được làm người đi trốn. Đây là một trò chơi vô cùng hồi hộp, căng thẳng tạo nhiều niềm vui, sự phấn khích cho người tham gia. Chính vì vậy, nó là trò chơi được nhiều bạn trẻ vùng nông thôn yêu thích.

Cho nên dù thời gian đã trôi qua rất lâu nhưng trò chơi trốn tìm này vẫn không bị mai một, mà vẫn phát triển rất vững mạnh ở nước ta. Nó đã trở thành nét văn hóa riêng của nông thôn Việt Nam.

Bài văn số 3

Lập dàn bài thuyết minh về trò chơi trốn tìm

Ngày xưa, khi đời sống của người dân chưa được hiện đại và đầy đủ điều kiện như hiện nay. Không điện thoại, không tivi, máy tính,… thì các bạn nhỏ đã nghỉ ra nhiều trò chơi dân gian thú vị để cũng nhau vui đùa trong những buổi chiều mát mẻ. Trong số trò chơi dân gian thì “Trốn Tìm” là một trò chơi được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Một trò chơi đầy sáng tạo và mang đạm sắc màu tuổi thơ.

Trò chơi “Trốn Tìm” được các bạn nhỏ tụ tập thành một nhóm từ 5 – 10 người hoặc có thể nhiều hơn. Khi phân chia người trốn và người tìm. Tất cả sẽ oẳn tù xì, người nào thua sẽ là người tìm còn những người thắng sẽ tìm nơi trốn vào. Trốn càng kỹ và càng lâu thì người trốn càng có lợi. Đối với người tìm, sau khi oẳn tù xì xong. Bạn sẽ dùng một tấm vải bịt mắt lại khoảng 1phút để mọi người có thời gian tìm chỗ trốn. Nếu không dùng tấm vài che mắt lại, người tìm có thể tự động nhắm mắt lại mà không được ăn gian mở mắt.

Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ đi xung quanh khu vực mà họ chơi để tìm kiếm những những người khác. Những người bị tìm thấy sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi, nếu như toàn bộ người chơi bị tìm ra thì người đi tìm sẽ sống sót và người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay người đi tìm chơi tiếp. Nếu người đi tìm không phát hiện ra mọi người trốn ở đâu, người đó có thể hô “tha gà” và người đó sẽ là người đi tìm ở lượt chơi tiếp theo cho đến lúc tìm thấy người thay thế.

Theo luật của trò chơi trốn tìm thì người đầu tiên bị tìm thấy sẽ có khả năng trở thành người đi tìm tiếp theo, nếu sau đó không có người nào giải cứu, khi ấy người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay thế cho người đi tìm. Chỉ đến người thứ hai, thứ ba và những người sau đó bất ngờ chạy ra tới nơi người tìm mà không bị họ phát hiện thì người đầu tiên bị tìm ra mới thoát cảnh đi tìm. Người đi tìm sẽ tiếp tục trò chơi mới và tìm người lại từ đầu.

Thường trò chơi “Trốn Tìm” này được diễn ra vào những buổi chiều mát trong không gian rộng và có nhiều chỗ ẩn nấp. những người đi trốn khó bị tìm ra bởi người đi tìm, trò chơi sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu người đi tìm không thể nào tìm ra nơi những người khác đang ẩn nấp. Những người chơi cũng hào hứng hơn trong việc trốn thật kĩ, không để cho người tìm tìm ra nơi trú ẩn của mình.

Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của công nghệ, trò chơi dân gian này dần không còn xuất hiện nữa. Thay vào đó các bạn em tập trung vào chơi game, xem tivi,… Điều này quả thật là đáng tiếc cho các em, những thế hệ không được trải qua cảm giải vui sướng và hồi hộp khi chơi trốn tìm cùng lũ bạn đồng trang lứa.

Để tạo điều kiện của các bạn nhỏ tuổi ngày càng được trải nhiệm thú vị với trò chơi dân gian này, các bậc phu huynh hạn chế tối đa với việc tiếp xúc với điện thoại, máy tính. Thay vào đó, bạn hãy cho con trẻ được vận động và chơi những trò chơi thú vị và hồi hộp trong khoảnh khoắc trốn tìm hồi hộp và gây cấn.

Bên trên là 3 mẫu bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian “Trốn Tìm”. Quý bạn có thể tham khảo và áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội cho mình. Hãy tạo điều kiện tốt nhất để giúp các bạn nhỏ cùng nhau trải nghiệm những điều thú vị và hồi hộp thông qua trò chơi dân gian này nhé.

Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan

  • Dàn ý thuyết minh về trò chơi ô ăn quan mẫu 1
  • Dàn ý thuyết minh về trò chơi ô ăn quan mẫu 2

Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan là bài văn mẫu lớp 8 hay, giúp các bạn lên ý tưởng cho bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan, từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan

Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về trò chơi dân gian

Dàn ý thuyết minh về trò chơi ô ăn quan mẫu 1

Mở bài

  • Hiện nay, trò chơi hiện đại đang chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của chúng ta.
  • Tuy vậy, những trò chơi dân gian vẫn song song tồn tại bên các trò chơi hiện đại.
  • Ô ăn quan là một trò chơi vừa lí thú vừa bổ ích.

Thân bài

Xuất xứ trò chơi

  • Chưa ai khẳng định chắc chắn trò chơi 0 ăn quan có từ bao giờ.
  • Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời.
  • Ô ăn quan là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
  • Hiện nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày trò chơi này.
  • Chuẩn bị cho trò chơi

Bàn chơi: có thể dùng mặt bằng của sàn nhà, của sân,… kích thước khoảng hơn 1 mét vuông.

Quân chơi: gồm 2 loại quân: quan và dân. Một quân quan được tính bằng 5 quân dân (có nơi tính bằng 10 quân dân). Có thể dùng các viên sỏi (hoặc hạt nhựa tròn hoặc hạt của trái cây,…) để làm quân. Kích cỡ của quân dân to bằng hạt lạc hoặc nhích hơn một chút. Kính cỡ của quân quan to gấp nhiều lần viên quân dân. Nêu chơi hai người thì tất cả cần 2 quân quan và 50 quân dân. Nếu chơi 3 người thì cần tất cả 3 quân quan và 75 quân dân. Nếu chơi 4 người thì cần 4 quân quan và 100 quân dân.(Mỗi người 1 quân quan và 25 quân dân).

Vật dùng để vẽ bàn chơi: phấn, gạch non hoặc chì sáp,…

Cách chơi

* Chơi hai người

  • Vẽ một hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 30 cm, chiều dài khoảng 75 cm. Vẽ một đường thẳng theo chiều dài của hình chữ nhật, chia hình chữ nhật ra hai phần bằng nhau. Võ thêm 4 đường ngang cách đều nhau, tính từ hai cạnh chiều ngang của hình chữ nhật. Ta được hình chữ nhật có 10 ô vuông bằng nhau. Hai đầu hình chữ nhật ta vẽ ô đựng quân quan theo hình cánh cung hoặc nửa vòng tròn.
  • Hai người ngồi hai bên chiều dài của hình chữ nhật (đối diện nhau). Mỗi ô nhỏ bỏ 5 quân dân. 0 hình cánh cung để quân Viên quân quan đặt phía ô bên tay phải của người chơi.
  • Để chọn người đi trước thì bốc thăm, oẳn tù tì hoặc phân lượt tùy theo sự thống nhất của người chơi.
  • Người chơi trước dùng tay bốc hết quân dân trong một ô bất kì ở phía bên mình rồi rải vòng tròn. (Rải quân về phía bên phải hay bên trái đều do người chơi quyết định). Mỗi ô rải một quân, kể cả ô quan.
  • Quân cuối cùng ở ô nào thì lấy quân ở ô tiếp theo để đi, không được lấy quân ở ô quan. Cho đến lúc quân cuối cùng dừng lại mà cách một ô trống thì người chơi được ăn quân ở ô sát tiếp ô trống đó.
  • Người chơi lấy hết quân về nhà mình. Nếu quân cuối cùng rơi vào ô sát ô quan thì người chơi phải dừng lại cho đối phương đi.
  • Nếu quân cuối cùng rơi vào ô cách ô quan một ô trống (không có quân nào) thì được ăn ô quan (với điều kiện trong ô quan có 5 quân dân trở lên).
  • Khi trong các ô bên phía mình hết quân, người chơi phải lấy quân đã ăn được rải vào các ô để lấy quân đi (mỗi ô chỉ cần rải 1 quân). Nếu không đủ quân, người chơi phải vay đối phương. Vay đến 15 quân thì phải trả 1 ao (nghĩa là phải trả 1 ô bên mình cho đối phương. Đánh dấu ao bằng hai gạch chéo trong ô. Khi hai bên đi, quân rơi vào ao thì người có ao được lấy quân trong ao của mình về.
  • Khi cả hai quan bị ăn hết thì cuộc chơi kết thúc. Hai bên thu quân bên ô của mình về. Người có ao được thu quân trong ao của mình. Một quan được tính bằng 10 quân. Cộng tất cả lại, bên nào nhiều quân là bên đó thắng.

* Chơi ba người

  • Vẽ hình tam giác.
  • Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó.
  • Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ.

* Chơi 4 người

  • Vẽ hình vuông.
  • Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó.
  • Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ.

Luật chơi

  • Khi chơi, người chơi phải tính toán trước khi bốc quân đi.
  • Đã đi rồi không được đi lại.
  • Phải quan sát bạn di để tránh nhầm lẫn.

Kết bài

  • Ô ăn quan là một trò chơi rất thú vị và bổ ích.
  • Nó tạo không khí hào hứng, sôi nổi, thi đua.
  • Giúp người chơi luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính toán giỏi.
  • Tạo sự gắn bó, đoàn kết.
  • Ô ăn quan mãi mãi là trò chơi dân gian yêu thích của tuổi học trò.

Dàn ý thuyết minh về trò chơi ô ăn quan mẫu 2

I, Mở bài

- Dẫn dắt và giới thiệu đến vấn đề đề bài đưa ra: Thuyết minh về trò chơi dân gian (Ô ăn quan).

Ví dụ

Mở bài số 1: Tuổi thơ mỗi người ngày xưa ấy hẳn ai cũng gắn liền với một trò chơi khác nhau. Với nhiều người, những trò chơi dân gian lại là nét đẹp trong những ngày tháng thơ bé ấy: nào bịt mắt bắt dê, nào trốn tìm, nào nhảy dây... Có lẽ trong tất cả, không ai là không yêu thích, không ai là chưa từng chơi trò chơi ô ăn quan.

Mở bài số 2: Ngày còn bé, những viên đá, quả bàng, một chút phấn kẻ trên nền đất trắng.. chỉ từ những thứ giản đơn mà đã có thể cùng bạn bè chơi đến vui vẻ. Đặc biệt, chỉ cần chút đá cùng phấn, trò chơi ô ăn quan dân gian đã có thể chơi được rồi.

II, Thân bài

* Nguồn gốc trò chơi (Ô ăn quan)

- Không một hay biết chính xác quãng thời gian trò chơi này ra đời là khi nào. Người ta cho rằng nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước của đồng bằng dân tộc Kinh tại Việt Nam.

- Có một điều chứng minh rằng trò chơi này đã có từ rất lâu chính là những câu chuyện xoay quanh vị trạng nguyên năm 1086 là Mạc Hiển Tích. Rằng ông có một cuốn sách bàn về các phép tính trong trò chơi này và các số ẩn trong trò chơi.

- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi trò chơi này.

* Trò chơi được tổ chức như thế nào và ra sao?

- Chuẩn bị: Bao gồm các thứ là bàn chơi, quân chơi, người chơi và sự bố trí quân chơi ra sao.

+ Bàn chơi: Bàn chơi ô ăn quan là ở trên một mặt phẳng có diện tích rộng để có thể kẻ được đủ số ô cần thiết để chơi. Tuy nhiên các ô không nên quá rộng để có thể cho các quân di chuyển được. Vì điều ấy, bàn chơi này có thể kẻ trên mặt đất, ở trên giấy hay trên gỗ… Bất cứ chỗ nào cũng có thể chơi được cả. Bàn chơi là một hình chữ nhật được chia thành 10 ô vuông, ở 2 hàng, mỗi hàng 5 ô. Ở hai đầu phần chiều rộng sẽ có thêm 2 nửa hình tròn. Các ô vuông sẽ được coi là ô dân và 2 ô bán nguyệt ấy sẽ được coi là ô quan.

+ Quân chơi: Vật dụng có thể làm quân chơi có thể là đá, sỏi.. miễn sao vừa tay người chơi cầm là được. Đặc biệt, ô quan luôn chỉ có 2 viên, mà 2 viên này lớn hơn hẳn so với các quân chơi trong ô dân. Số dân thì không giới hạn, nhưng thường là 50 và được chia đều ra các ô vuông.

+ Người chơi: Thường thì sẽ có 2 người chơi ngồi đối diện nhau. Ngoài ra còn có biến thể thành 3 người chơi hoặc 4 người chơi...

- Cách chơi:

+ Người giành chiến thắng sẽ là người có số dân được quy đổi cùng số dân của mình cộng lại là nhiều nhất.

+ Đầu tiên người chơi sẽ thoả thuận với nhau xem ai đi trước, thường thì cả hai sẽ oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước. Người này sẽ lựa chọn một ô dân bất kỳ của mình, nắm hết số dân trong đó rồi lựa chọn lối đi mà rải từng quân xuống một ô. Cứ 1 viên sẽ đặt trong 1 ô.

+ Nếu sau khi rải hết mà ô tiếp theo là một ô vuông thì lại tiếp tục như thế theo chiều bản thân đã chọn. Còn nếu rải hết mà tiếp theo là 2 ô trống thì sẽ mất lượt và dành cho người tiếp theo.

+ Nếu liền sau đó là một ô vuông trống rồi tiếp đến là một ô có quân thì người chơi được lấy hết số quân trong đó và để ra ngoài, khi kết thúc sẽ tính điểm cho mình.

+ Còn nếu đến lượt đi mà 5 ô của người chơi đối diện mình lại không có bất kỳ một quân nào thì bản thân phải đem quân của mình ra rải mỗi ô 1 quân. Nếu không đủ thì phải vay quân của đối phương rồi sẽ trả lại khi tính điểm.

+ Trò chơi sẽ dừng lại khi mà ô quan và ô dân không còn quân nào cả. Hoặc ô quan không còn quân nào, ô dân vẫn còn quân thì ô quan ở phía người nào sẽ tính số quân về bên người đó.

* Ý nghĩa của trò chơi là gì?

- Đây là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa. Là một nét đẹp trong văn hóa dân gian của đất nước ta.

- Không chỉ vậy, ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật nữa.

+ Các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Lữ Huy Nguyên đã có những bài thơ về trò chơi này như:

“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát

Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô

Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa

Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”

(Thời gian trắng - Xuân Quỳnh)

+ Này cũng là đề tài cho cách bức tranh của trẻ thơ hay các họa sĩ như bức tranh lụa “Chơi ô ăn quan” được làm từ lụa năm 1931 của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh...

III, Kết bài

- Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.