Lấy ráy tai cho bé như thế nào năm 2024

Có ráy tai không phải là một tình trạng đáng lo ngại trừ khi ráy tai tiết nhiều và gây đau hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Ráy tai là một chất sáp được bài tiết từ ống tai. Tuyến ráy tai bài tiết ráy tai tạo thành rào cản tự nhiên bảo vệ tai khỏi những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tai. Loại chất có màu vàng này hỗ trợ và bảo vệ da của ống tai. Nó cũng hoạt động như một chất làm sạch giúp bôi trơn ống tai.

Khi nào ráy tai trở thành vấn đề? Ráy tai có thể trở thành vấn đề sức khỏe khi nó tiết ra với với tốc độ nhanh hơn và với lượng nhiều hơn. Bạn cần chú ý khi trẻ phàn nàn nghe kém, đau tai, ngứa hoặc nghe thấy tiếng ồn trong tai. Có khả năng tai của con bạn đang bị lấp đầy bởi ráy tai.

Làm sạch tai như thế nào? Trước tiên, cần nhớ rằng không được cho bất cứ thứ gì vào tai trẻ để lấy ráy tai vì điều này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho màng nhĩ nhất là khi trẻ không chịu phối hợp.

Có loại thuốc nhỏ giúp làm tan ráy tai. Nhưng cần được bác sĩ kê đơn. Cho trẻ nằm nghiêng, để bên tai bị ảnh hưởng hướng lên trên và sau đó nhỏ thuốc.

Lấy ráy tai cho bé như thế nào năm 2024

Khi nào cần hỗ trợ y tế? Không bao giờ thử nghiệm với tai của trẻ. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ và bác sĩ sẽ khuyến nghị liệu pháp điều trị hàng đầu cho trẻ.

Trong trường hợp không thể kiểm soát được với thuốc nhỏ tai, các bác sĩ có thể cần các thủ thuật để làm sạch ráy tai. Điều này cũng có thể khiến trẻ đau và khó chịu nhưng có tác dụng.

Có nên thử các bài thuốc tại nhà? Có nhiều bài thuốc tại nhà không an toàn được sử dụng để loại bỏ ráy tai. Hãy tránh xa những thử nghiệm này vì chúng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng và tổn thương màng nhĩ. Điều này sẽ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.

Sử dụng tăm bông với trẻ như thế nào? Lấy ráy tai cho trẻ bằng tăm bông sẽ gây tổn thương cho màng nhĩ. Sử dụng bông ngoáy tai có thể chỉ được khuyến nghị nếu bạn sử dụng sau khi làm mềm ráy tai bằng thuốc nhỏ tai.

Điều này sẽ làm cho quá trình lấy ráy tai dễ dàng hơn vì ráy tai trở nên mềm và có thể bị loại bỏ dễ dàng.

Tuy nhiên, cần đảm bảo bé không di chuyển đầu.

Ngăn ngừa ráy tai như thế nào? Có ráy tai là hoàn toàn bình thường. Việc bạn cần làm là giữ cho tai sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Lấy ráy tai cho bé như thế nào năm 2024

TTO - * Bé nhà tôi 3 tuổi rưỡi. Tai bé bị nút tai, khi soi vào thấy tạo thành cục to và cứng. Mỗi lần lấy ráy tai bé đều khóc và kêu đau, không cho bố mẹ chạm vào tai. Có cách gì để lấy ráy tai cho bé an toàn, không đau không bác sĩ?

Đặng Thị Thuyên (nhamthuyen2444@...)

- Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng Phan Quốc Bảo (Bệnh viện ĐH Y dược - cơ sở 2)

Với trẻ em còn nhỏ, ống tai quá chật hẹp để quan sát lẫn thao tác để lấy ráy tai. Trường hợp trẻ quá hiếu động thì tuyệt đối không nên cố lấy ráy tai bằng dụng cụ cứng vì nguy cơ gây chấn thương rách ống tai hoặc thủng màng nhĩ sẽ rất cao.

Với các trường hợp này thì tốt nhất là kiên nhẫn sử dụng cách loại bỏ ráy tai bằng các loại dung dịch và cách bơm rửa. Cha mẹ có thể dùng vòi tắm hoặc bơm tiêm để xịt nước ấm vào trong tai với áp lực nhẹ để làm ráy tai mềm, nhão, sau đó cho bé nghiêng tai xuống theo dòng nước để ráy tai chảy trôi ra ngoài.

Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng oxy già, dầu thực vật hoặc dầu tắm trẻ em để làm mềm ráy tai và để nó tự rơi ra ngoài.

Nếu vẫn không hiệu quả thì cha mẹ nên dẫn bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được trợ giúp bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Ráy tai (cerumen hay ear wax) là một sản phẩm được tạo thành từ tế bào da chết, lông tai, và các chất tiết ra từ các tuyến bã nhờn của ống tai ngoài. Ráy tai có thể khô hay ướt, màu nâu, cam, đỏ, vàng hoặc xám.

Lấy ráy tai cho bé như thế nào năm 2024

Ráy tai có tác dụng gì hay chỉ là “chất thải” của cơ thể?

Ráy tai giúp bảo vệ da của ống tai ngoài, hỗ trợ làm sạch và bôi trơn, đồng thời chống lại vi khuẩn, nấm và nước. Đó cũng là hàng rào bảo vệ màng nhĩ khỏi những tổn thương do dị vật hay côn trùng nhỏ…

Nếu tạo nhiều ráy tai có thể dẫn đến: bít tắc ống tai, giảm sức nghe do cản trở dẫn truyền âm thanh, chèn ép da ống tai và màng nhĩ gây ngứa tai, ù tai, đau tai...

Khi nào nên lấy ráy tai cho trẻ?

Việc lấy ráy tai, làm sạch tai mỗi ngày là không cần thiết và có thể gây hại vì:

- Khi tai quá sạch, không còn ráy tai, da ống tai sẽ không còn được bảo vệ trước vi khuẩn, nấm, nước, hay những dị vật, côn trùng…

- Dùng tăm bông để lấy ráy tai ở trẻ (được nhiều phụ huynh thực hiện mỗi ngày) tiềm ẩn nguy cơ chấn thường ống tai ngoài-màng nhĩ (vì trẻ quay đầu bất ngờ khiến tăm bông chọc vào ống tai-màng nhĩ với lực mạnh) gây trầy da ống tai,chảy máu, nguy hiểm hơn là thủng màng nhĩ, dẫn đến viêm tai ngoài, viêm tai giữa và giảm sức nghe…

Chỉ nên lấy ráy tai trong các trường hợp:

- Ráy tai quá nhiều làm bít tắc ống tai (hay còn gọi là nút ráy tai) gây ù tai, đau tai, nghe kém…

- Ngứa tai.

- Viêm tai ngoài.

- Ở người đeo máy trợ thính.

Một trường hợp ngoại lệ là cần làm sạch ống tai để khám tai nhằm chẩn đoán bệnh lý của tai mũi họng, để tầm soát thính lực ở trẻ sinh non, nghe kém…Đây là cũng là chỉ định lấy ráy tai thường gặp nhất ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Lấy ráy tai cho bé như thế nào năm 2024

Lấy ráy tai như thế nào là an toàn?

- Tại nhà: dùng các sản phẩm làm mềm ráy tai: chai xịt hoặc nhỏ giọt, được thực hiện 2-3 lần/ngày trong 2 tuần. Nút ráy tai được làm mềm và đẩy ra ngoài do cơ chế tự làm sạch của ống tai. Nếu lượng ráy tai quá nhiều, không tự đẩy ra hết, cần được hút sạch tại phòng khám Tai Mũi Họng.

- Tại phòng khám: bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng có kinh nghiệm sẽ lấy ráy tai một cách an toàn: gắp hoặc hút sạch bằng dụng cụ chuyên dùng, với kỹ năng khéo léo tránh làm tổn thương ống tai, màng nhĩ.

Lấy ráy tai cho bé như thế nào năm 2024

Tóm lại, ráy tai không phải là “chất thải” cần được “làm sạch”, vì nó có tác dụng có lợi với cơ thể, chỉ lấy ráy tai khi cần thiết, và việc lấy ráy tai phải được thực hiện một cách an toàn, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Tai sao không nên lấy ráy tai?

Ráy tai như một bộ phận bảo vệ tại cửa ngõ của tai. Đôi khi “dọn sạch sẽ” ống tai làm mất đi lớp bảo vệ có lợi. Hơn nữa việc tự lấy ráy tai tại nhà có thể làm thụt sâu ráy tai vào trong hơn vào sát màng nhĩ, gây tổn thương ống tai, chọc thủng màng nhĩ, nguy cơ nhiễm khuẩn.

Làm sao để lấy ráy tai cho bé?

Trong trường hợp ráy tai khô, cứng, vón cục lâu ngày thì cách lấy ráy tai khô cho bé là mẹ nên mua dung dịch nước muối sinh lý 0,9% rồi nhỏ vào tai cho con. Mỗi lần nhỏ từ 5 - 10 giọt, mỗi ngày nhỏ 3 - 4 lần. Nước muối sẽ làm cho ráy tai thấm ướt, mềm hơn và rã ra, giúp mẹ lấy ráy tai một cách dễ dàng hơn.

Bao lâu thì nên lấy ráy tai 1 lần?

Ths.BS Nguyễn Hy Quang, bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện E Hà Nội cho biết, việc lấy ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng các lông tai, dẫn đến suy giảm, mất chức năng tống ráy bẩn ra ngoài ống tai. Do vậy mọi người nên hạn chế lấy ráy tai, không quá 2 - 3 lần/ tuần.

Lấy ráy tai cho bé hết bao nhiêu tiền?

Bảng giá khám thủ thuật tai mũi họng.