Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta vào năm nào

20/11/2020 - đã 62 năm kể từ khi ngày 20/11 hàng năm trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam. Cứ đến ngày này, lớp lớp thế hệ học sinh lại bồi hồi nhớ về và tri ân những thầy cô của mình.

Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng ở Hàng Than [Hà Nội], 1958. Ảnh tư liệu.

Tháng 7/1946, Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục được thành lập [Fesdesration International Syndicat de l’enseignement] viết tắt là "FISE", trụ sở đặt tại Paris.

Năm 1949, tại Hội nghị Vacxava, FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:

Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ, khoa học.

Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thường nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo.

Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến.

Tháng 8/1954, tổ chức công đoàn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới mà nòng cốt là các nhà giáo ở các nước XHCN, đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo”.

Ở Việt Nam, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc vào ngày 20/11/1958.

Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo20/11hàng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam.

Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm20 tháng 11cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lậpngày 20 tháng 11hằng năm là ngày lễ mang tên"Ngày Nhà giáo Việt Nam".

Quyết định này nêu rõ “Đểngày 20-11có ý nghĩa thiết thực, hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấn tiếp tục làm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình”.

Sự nghiệp giáo dục -đào tạo là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là thầy cô giáo. Theo Bác, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ thầy cô giáo. Bởi vì các thầy giáo có nhiệm vụ truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Sinh thời, Bác Hồ nhắc nhở các thầy giáo cần quan tâm đến phương pháp giáo dục. Theo Bác, thầy cô giáo là những người đi khai sáng trí tuệ, mở mang tri thức, thắp sáng ngọn lửa tâm hồn cho học sinh vậy nên cần phải là tấm gương sáng. Thầy cô tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy cô xấu thì ảnh hưởng xấu; một tấm gương sáng của người thầy, cô sẽ có cả một thế hệ noi theo, ngược lại một hành vi xấu của người thầy, người cô có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người. Bác còn dặn dò thêm: “các thầy, cô giáo không được đánh mất phẩm chất của mình, dù hoàn cảnh nào cũng phải là tấm gương cho học sinh noi theo, tránh thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống thực tế, lười biếng trong học tập và nâng cao trình độ; thái độ kèn cựa địa vị, xem nhẹ công việc của mình, thiếu tinh thần xây dựng tập thể… Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là thế hệ tương lai của dân tộc, vì vậy không được phép tạo ra “phế phẩm”.

Kế thừa và phát huy những tinh hoa trong tư tưởng của Bác Hồ, Đảng ta đã xác định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

BBT

20/11/2020 - đã 62 năm kể từ khi ngày 20/11 hàng năm trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam. Cứ đến ngày này, lớp lớp thế hệ học sinh lại bồi hồi nhớ về và tri ân những thầy cô của mình. Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng ở Hàng Than [Hà Nội], 1958. Ảnh tư liệu. Tháng 7/1946, Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục được thành lập [Fesdesration International Syndicat de l’enseignement] viết tắt là "FISE", trụ sở đặt tại Paris. Năm 1949, tại Hội nghị Vacxava, FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là: Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ, khoa học. Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thường nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến. Tháng 8/1954, tổ chức công đoàn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới mà nòng cốt là các nhà giáo ở các nước XHCN, đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo”. Ở Việt Nam, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc vào ngày 20/11/1958. Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo20/11hàng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm20 tháng 11cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lậpngày 20 tháng 11hằng năm là ngày lễ mang tên"Ngày Nhà giáo Việt Nam". Quyết định này nêu rõ “Đểngày 20-11có ý nghĩa thiết thực, hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấn tiếp tục làm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình”. Sự nghiệp giáo dục -đào tạo là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là thầy cô giáo. Theo Bác, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ thầy cô giáo. Bởi vì các thầy giáo có nhiệm vụ truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Sinh thời, Bác Hồ nhắc nhở các thầy giáo cần quan tâm đến phương pháp giáo dục. Theo Bác, thầy cô giáo là những người đi khai sáng trí tuệ, mở mang tri thức, thắp sáng ngọn lửa tâm hồn cho học sinh vậy nên cần phải là tấm gương sáng. Thầy cô tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy cô xấu thì ảnh hưởng xấu; một tấm gương sáng của người thầy, cô sẽ có cả một thế hệ noi theo, ngược lại một hành vi xấu của người thầy, người cô có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người. Bác còn dặn dò thêm: “các thầy, cô giáo không được đánh mất phẩm chất của mình, dù hoàn cảnh nào cũng phải là tấm gương cho học sinh noi theo, tránh thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống thực tế, lười biếng trong học tập và nâng cao trình độ; thái độ kèn cựa địa vị, xem nhẹ công việc của mình, thiếu tinh thần xây dựng tập thể… Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là thế hệ tương lai của dân tộc, vì vậy không được phép tạo ra “phế phẩm”. Kế thừa và phát huy những tinh hoa trong tư tưởng của Bác Hồ, Đảng ta đã xác định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. BBT

Các bài khác

  • Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Chẩu Văn Lâm chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân Ngày 20/11 [20/11/2020]
  • Trường THCS Lê Quý Đôn tri ân các thế hệ thầy cô giáo [20/11/2020]
  • Trường Đại học Tân Trào vinh danh tiến sỹ lần thứ V [20/11/2020]
  • Sơn Dương khen thưởng 5 tập thể, 10 cá nhân có thành tích trong công tác mặt trận [18/11/2020]
  • Phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc [18/11/2020]
  • Trường Đại học Tân Trào đứng thứ nhất Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc [16/11/2020]
  • Bàn giao mặt bằng thi công trường THCS Thái Hòa và trạm Y tế xã Thành Long [Hàm Yên] do KOICA tài trợ [14/11/2020]
  • Tạo nghề cho học viên cai nghiện [13/11/2020]
  • Hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở [13/11/2020]
  • Đoàn Tuyên Quang giành 4 Huy chương tại Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc [11/11/2020]
Xem thêm »

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Video liên quan

Chủ Đề