Phương pháp xây dựng bố cục tranh đề tài

- Tác phẩm: "Thuyền trên sông Hương" - tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân, ở bức tranh này tác giả đã diễn tả những con thuyền: Cái xa, cái gần tạo nên một phối cảnh làm cho không gian trên sông Hương xa tít tắp. Một con thuyền đơn lẻ giữa dòng sông đang bươn trải với cuộc sống sông nước, tưởng như một mảng phụ nhưng lại là nội dung chính của bức tranh. - Tác phẩm: "Tát nước đồng chiêm"- tranh sơn dầu của Trần Văn Cẩn. Trong bức tranh này, các nhân vật được bố cục theo dạng hình tháp, nhưng cách diễn tả các dáng người tát nước theo phối cảnh không gian [bố cục phổ thông] xa gần, tạo thành một đường lượn mềm mại gây sự uyển chuyển trong bức tranh. Nhịp điệu và không gian trong tranh như điệu múa, như những bài hát dân ca quen thuộc gần gũi với cuộc sống đồng quê. 
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hệ thuật không ngừng phát triển và không có đích để dừng, bởi vậy một bức tranh đẹp luôn được khai thác ở nhiều phong cách đa dạng với nhiều lối cảm thụ khác nhau. Vì vậy cái đẹp trong mỗi tác phẩm hội họa không chỉ được xây dựng bằng những đường nét hình thể mà còn phải được xây dựng bằng các hình thức bố cục hợp lí để gây hiệu quả thẩm mĩ. Mỗi họa sĩ có cách xây dựng bố cục theo lối riêng của mình thông qua ý niệm thẩm mĩ và năng lực sáng tạo nghệ thuật. Thông qua quá trình học tập, lao động liên quan đến bộ môn mĩ thuật, qua tìm hiểu các tác phẩm tranh của các họa sĩ Việt nam và thế giới chúng ta cũng đã phần nào hiểu được về ngôn ngữ của hội họa trong đó có bố cục. Nhưng những hiểu biết đó của chúng ta còn chưa sâu. Vì vậy để hiểu được rõ hơn giá trị nghệ thuật của các tác phẩm tranh và để có thể hiểu về các hình thức sắp xếp bố cục, tui quyết định đi tìm hiểu “Một số hình thức xây dựng bố cục trong tranh của hội họa Việt Nam" tui rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp các thầy cô giáo để bài viết của tui được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu các hình thức bố cục trong các tác phẩm tranh của các họa sĩ Việt Nam Rút ra phương pháp xây dựng bố cục chung nhất cho bản thân. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Bố cục trong tranh của các họa sĩ Việt Nam 2. Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm mĩ thuật trong tranh của các họa sĩ Việt Nam SGK lớp 3,4,5 Tài liệu tham khảo: Giáo trình bố cục - nhà xuất bản đại học sư phạm IV. Phương pháp nghiên cứu Sau khi quyết định nghiên cứu đề tài, tui lập kế hoạch chuẩn bị: - Đọc tài liệu - Sưu tầm tranh Sau khi đọc tài liệu nghiên cứu, tui phân tích và tổng hợp lại những vấn đề có liên quan đến đề tài thành một hệ thống kiến thức để nắm bắt được nội dung cơ bản, hiểu sâu sắc về đề nội dung đề tài và tui đã sử dụng lồng ghép các phương pháp sau đây: - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích - phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp so sánh. V. Dự kiến những đóng góp của đề tài: Sau khi nghiên cứu đề tài này có thể giúp người đọc hiểu hơn về các hình thức bố cục và có thể vận dụng những kiến thức này vào việc vẽ tranh. VI. Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận của đề tài thì bài tiểu luận của tui gồm những phần như sau: - Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài + Khái niệm vế bố cục + Một số hình thức bố cục - Phương pháp xây dựng bố cục B. Phần nội dung I. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài. 1. Khái niệm chung về bố cục trong hội họa Bố cục trong hội họa là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình như: đường nét, hình khối đậm nhạt, màu sắc...sắp xếp chúng trong một khuôn khổ nhất định của một bức tranh thông qua cảm xúc của người họa sỹ để tạo ra một giải pháp hợp lí , nêu bật được nội dung chủ đề của một bức tranh. Nói một cách khác, bố cục là phương pháp tìm tòi, xác định cách biểu đạt thích hợp nhất cho một nội dung tranh có trong ý đồ của tác giả. Cách sắp xếp bố cục của mỗi tác giả có thể khác nhau tùy thuộc vàu chủ đề của tranh và sự cần thiết phải sắp xếp thế nào cho hợp lí, cân đối và đẹp mắt. Ví dụ: Cùng một chủ đề nông nghiệp nhưng mỗi họa sĩ lại có cách sắp xếp bố cục khác nhau nhưng suy tới cùng là hiệu quả thẩm mĩ . Điều này phụ thuộc vào tài năng và sức sáng tạo của mỗi người. Trong sáng tạo nghệ thuật, khâu sắp xếp bố cục chung quyết định đầu tiên và cơ bản sự thành công của tác phẩm nghệ thuật đó. Nói cách khác bố cục là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình trên bề mặt khuôn khổ bức tranh thông qua sự diễn tả, phối hợp điều hòa của người nghệ sỹ tạo ra sự biểu cảm của tác phẩm hội họa và truyền đạt trực tiếp tới thị giác người xem. Bố cục tranh cần có yêu cầu gì? Sau đây là một số yêu cầu khi làm bố cục tranh: - Mảng chính, mảng phụ: + Mảng chính là mảng chủ đạo, là trọng tâm của bức tranh và được diễn tả một cách sâu sắc, rõ nét. + Mảng phụ là những mảng hình dạng khác nhau có tác dụng làm phụ trợ cân bằng cho mảng chính. Khi vẽ một bức tranh đông người hay ít người cần có sự sắp xếp mảng chính và mảng phụ, nhóm chính, nhóm phụ sao cho cân đối, hợp lí. 2. Một số hình thức bố cục a] Bố cục hình tròn: Bố cục hình tròn là dạng bố cục cơ bản, nói đến hình tròn chúng ta hiểu rằng nó là bố cục trọng tâm xoay tròn tạo cảm giác tập trung và hình tượng và nhân vật điển hình. Tất cả mọi chi tiết đều được tập trung, quy tụ tạo cho bố cục một dạng đồng nhất chặt chẽ và trọn vẹn. Mảng chính, mảng phụ phải đồng nhất nhằm nêu bật chủ đề chính. Loại bố cục dạng hình tròn tạo cảm giác mềm mại, nhịp nhàng, uyển chuyển giữa các mảng hình và toàn bộ bức tranh. Vì bản chất của hình tròn gợi lên sự vận động, tạo nên sự nhịp nhàng, nhịp điệu mang tính tuần hoàn, gắn bó do đường cong mềm mại tạo nên. - Một số hoạ sĩ Việt Nam đã rất thành công trong việc cải thiện tác phẩm của mình bằng hình thức bố cục này như bức tranh "Hoà bình" của hoạ sĩ Nguyễn Khang, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh với bức "Bữa cơm ngày mùa" - chất liệu lụa. - Bức tranh "Hoà bình" của hoạ sĩ Nguyễn Khang diễn tả bốn cô gái thay mặt cho các dân tộc, các màu da trên trái đất được bố cục uốn lượn chặt chẽ thành một hình tròn khăng khít với nhau trong một khuôn khổ hình vuông chắc chắn nhưng sinh động và mềm mại. Nhìn vào bức tranh ta thấy ngay sự nhịp nhàng, uyển chuyển bởi những đường nét mềm mại, uốn cong của các cô gái và hoạ tiết trong tranh. Những đường lượn nối tiếp nhau tạo thành một bố cục hình tròn thật sinh động. Tất cả như giao hoà với nhau, kết nối với nhau không hề đứt đoạn, những hoạ tiết hoa lá, chim muông làm nền cho bức tranh tạo nên bố cục chặt chẽ, sinh động. - Bức tranh "Bữa cơm ngày mùa thắng lợi" của Nguyễn Phan Chánh. Bức tranh miêu tả bữa cơm đầm ấm của một gia đình. Ta thấy đang vào ngày mùa nên bữa cơm có vẻ đông vui, tất cả các nhân vật quây quần bên mâm cơm tạo thành bố cục hình tròn. ở đây ta thấy tác giả sử dụng đường nét uốn lượn theo nhịp điệu nên có sự khép kín và cũng tạo cho hình tròn sự uyển chuyển, mềm mại. Các hình ảnh phụ tạo cho bức tranh thêm chặt chẽ và cũng làm nổi rõ ý đồ của tác giả: vui mừng trước sự thắng lợi của nhân dân ta. b] Bố cục hình tháp Bố cục hình tháp còn gọi là bố cục tam giác. Dạng bố cục này gây ý niệm về sự chắc chắn, vững chãi, tin tưởng, khoẻ khoắn. Đây là dạng bố cục được áp dụng từ thời cổ đến nay. Bố cục hình tháp không chỉ gây cảm giác chắc khoẻ mà còn có hiệu quả cao để tạo nên được một bố cục chặt chẽ, hài hoà. Trong tác phẩm của các hoạ sĩ Việt Nam, nhiều hoạ sĩ đã sử dụng có hiệu quả loại hình bố cục này như:

- Tác phẩm "hai thiếu nữ và em bé" của Tô Ngọc Vân bằng chất liệu sơn dầ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 
 

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN VỀ BỐ CỤC CHO HỌC SINH LỚP 2

PHẦN I. MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

          Mục tiêu giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở, bởi nghệ thuật luôn mở ra con đuờng mới và lý thú cho nền văn minh nhân loại. Cũng như bao loại hình nghệ thuật khác, nền nghệ thuật tạo hình không ngừng ban tặng cho các thế hệ thưởng ngoạn, Mĩ thuật nhiều mỹ cảm mạnh mẽ, với học sinh tiểu học khi được học Mĩ thuật sẽ có những cảm nhận riêng của mình. Với sự phát triến ngày càng đi lên của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc đưa môn Mĩ thuật trở thành một trong chín môn học bắt buộc trong nhà trường tiểu học là quan trọng và cần thiết. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nhất là những năm đầu đi học, từng bước giúp các em hoà nhập thế giới xung quanh; các em biết suy xét và mong muốn làm theo cái đẹp, chính là giúp các em tự hoàn thiện mình, trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Chương trình giáo dục Mĩ thuật ở bậc tiểu học mục đích không phải là đào tạo học sinh trở thành hoạ sĩ, mà với tiêu chí giúp các em làm quen với môn Mĩ thuật cụ thể là với ngôn ngữ của Mĩ thuật [đường nét, hình mảng, bố cục, màu sắc]. Do đó giáo viên dạy Mĩ thuật tiểu học, nhất là giáo viên dạy học sinh lớp 2 càng phải quan tâm đến việc giáo dục thẩm mĩ ở các em hơn, hướng cho các em vẽ đẹp song phải thật tự nhiên; tạo cho các em kĩ năng vẽ hình phù hợp khổ giấy, nét vẽ khoáng đạt, thể hiện đuợc nội dung đề tài định vẽ.

Là người giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi luôn mong muốn với kiến thức của mình có thể giúp các em nhìn nhận và thể hiện cái đẹp thông qua các bài vẽ tranh đề tài một cách tự tin. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “ Hướng dẫn về bố cục cho học sinh lớp 2”.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rồi tiến đến công nghệ 4.0 phù hợp với truyền thống Việt Nam. yếu tố cơ bản và nền tảng để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đó là phát triển nguồn nhân lực con người. Hay nói cách khác là phát triển và đổi mới giáo dục trong đó có môn Mĩ thuật - một môn học chính thức của cấp tiểu học. Xuất phát từ nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ thuật là môn phụ cho nên các ngành, các cấp chưa quan tâm nhiều về trí tuệ, thời gian cũng như trang thiết bị, đồ dùng học tập đặc biệt là phương pháp dạy học chủ yếu còn mang nặng phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, rập khuôn, chưa chú trọng đến giáo dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học. Mà chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp, mà muốn cho mỗi người trong đó có các em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp từ thiên nhiên, từ cuộc sống để đưa vào được bức tranh, thể hiện được một cách hồn nhiên, sinh động theo cảm nhận riêng của các em học sinh nói chung và học sinh lớp 2 là một việc làm hết sức cần thiết. Có năng khiếu và yêu thích môn vẽ nhưng phải có kĩ năng để vẽ đẹp, hợp lí và sáng tạo. Đối với lớp 2, là lứa tuổi nhỏ trong bậc tiểu học, cần có sự uốn nắn, rèn luyện ngay từ đầu.

Trong chương trình giáo dục mới, môn Mĩ thuật được xem như là một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức Mĩ thuật phổ thông còn giúp các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Và điều quan trọng hơn vận dụng những hiểu biết kiến thức Mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn và bảo tồn nền Mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy, muốn giáo dục cái đẹp để các em tiếp nhận và cảm thụ được một cách đầy đủ, biến nó thành những giá trị thẩm mĩ thực sự cho bán thân thì việc giáo dục thẩm mỹ nói chung và hướng dẫn về bố cục cho học sinh lớp 2 nói riêng đặt ra phải được giải quyết tốt ở những năm học đầu cấp tiểu học.

Để giúp các em biết bộc lộ tình cảm của bản thân mình với mọi người, với tự nhiên, xã hội, thì những người thầy giáo, cô giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mĩ với các môn học khác  với đặc thù của địa phương phải được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mĩ, để các em mang lại nhiều cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội.

Nghiên cứu đề tài này tôi luôn chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học mà các nhà tâm lí học đã đúc kết với mong muốn phần nào giúp các em lớp 2 điều chỉnh cách vẽ hình cho thật đẹp, phù hợp mục tiêu giáo dục của môn Mĩ thuật.

Để đạt được mục tiêu trong giảng dạy môn Mĩ thuật, tôi thấy mình có nhiệm vụ phải truyền thụ lại phần nào cho học sinh, nhất là học sinh lớp 2 cách vẽ hình, làm bố cục tranh một cách Mĩ thuật:

+ Nét vẽ khoáng đạt, tự tin, rất các thơ.

+ Hình vẽ được sắp xếp phù hợp tờ giấy.

Mục đích làm các em yêu thích môn Mĩ thuật, hào hứng khi được học môn Mĩ thuật.

2. Cơ sở thực tiễn

Thực tế cho thấy môn Mĩ thuật đối với học sinh lớp 2 là các em rất thích, dạy cũng vẽ, không dạy cũng vẽ, vẽ theo ngẫu hứng, theo ý thích như: vẽ bông hoa, chiếc lá, con vật...

Hiện nay học sinh ở Mẫu giáo , lớp 1 đã được làm quen với môn Mĩ thuật song do cách tư duy tưởng tượng của các em vẫn còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững, chỉ một số ít học sinh vào lớp 2 còn có ý thức sắp xếp bố cục trong tờ giấy, còn đa số học sinh lớp 2 vẫn còn bỡ ngỡ.

Quan niệm từ trước, cứ vẽ hình là cô giáo tiểu học cho dùng bút chì; nhiều em vẽ rất đẹp ở lớp 1 khi lên lớp 2 lại lúng túng không tìm được cách thể hiện bài vẽ thoải mái, dẫn đến nhiều bài vẽ hình vẽ đẹp xong lại quá bé không phù hợp tờ giấy hoặc tâm lí sợ vẽ không đúng với thực tế.

Ví dụ: Các khi vẽ con chó, chúng muốn là phải thật giống, nếu vẽ sai sợ cô giáo chê, hoặc khi vẽ người các em vẽ người có chân tay dài hơn thật, khi bị bạn chê vội tẩy xoá ngay.  

Vậy để giúp học sinh, nhất là học sinh lớp 2 ngay từ những lớp đầu cấp học đã có thiện cảm với môn Mĩ thuật, luôn muốn được vẽ - được hoạt động phù hợp sinh lí các em - tôi muốn đưa ra một cách làm mà theo tôi là đạt hiệu quả, giúp các em vẽ hình tự tin, thoải mái, sắp xếp hình hợp khuôn khổ giấy vẽ.

II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Mục đích nghiên cứu

- Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của các em.

- Giúp các em bộc lộ sự phát triển trí tuệ, cảm quan đối với thế giới xung quanh một cách tự nhiên, “rất các thơ” qua các bài vẽ tranh đề tài.

- Giúp học sinh lớp 2 ngày càng yêu thích môn Mĩ thuật làm nền tảng cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh khi học ở các lớp trên trong bậc tiểu học.

- Cụ thể hơn là giúp học sinh lớp 2 điều chỉnh nét vẽ thật tự nhiên, cách sắp xếp hình vẽ [bố cục] trong khuôn khổ giấy vẽ cho phù hợp.

- Tôi đã chọn đề tài này với mong muốn giúp học sinh lớp 2 càng ngày vẽ càng tự tin hơn, đạt hiệu quả, phù hợp mục tiêu giáo dục của môn Mĩ thuật: Giúp các em có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự vật, hình ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là một yếu tố giúp các em học các môn khác tốt hơn.

2. Phạm vi đối tượng nghiên cứu

- Chương trình Mĩ thuật lớp 2.

- Học sinh khối 2, trường tiểu học Nguyễn Tất Thành.

3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra quan sát.

- Phương pháp đàm thoại vấn đáp.

- Phương pháp trắc nghiệm.

- Phương pháp phân tích tổng hợp.

- Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ hình.

- Phương pháp nghiên cứu xem xét sản phẩm của học sinh.

 

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH

          Trong điều kiện thực tế hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm là kim chỉ nam của các phương pháp dạy học ở tiểu học. Song để thực hiện được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị bài dạy một cách công phu trong đó đồ dùng dạy học chiếm  vai trò quan trọng. Là một trường trung tâm học sinh Trường TH Nguyễn Tất Thành do điều kiện gia đình trên địa bàn hầu hết có điều kiện nhưng một số phụ huynh chỉ quan tâm đến những môn học như: Toán, Tiếng việt... ít quan tâm đến các môn năng khiếu, đặc biệt môn Mĩ thuật thì yêu cầu phải đầy đủ dụng cụ học tập như màu vẽ, bút chì, tẩy, vở học Mĩ thuật, học vẽ mà các em thì phần đông là không đầy đủ nên phần nào đã ảnh hưởng đến tiết học là không nhỏ, các em không thể chủ động trong việc học của mình, giáo viên cũng khó nhận xét, đánh giá bài vẽ khi học sinh chưa hoàn thành.

Đa số học sinh lớp 2 vẫn bỡ ngỡ chưa làm quen được với cách học của bậc tiểu học, các em vẽ hình bằng chì, hình vẽ nhỏ, hay tẩy xoá, không tự tin khi vẽ hình, tạo bố cục trống trải không đẹp mắt dẫn đến khó tô màu, khó biểu đạt nội dung đề tài.

Điều khó khăn hơn đối với lứa tuổi này, đó là tâm lí sợ vẽ không đúng với thực tế, sợ sai, sợ vẽ xấu vì sự cảm nhận mọi vật xung quanh cuộc sống các em đã theo công thức, rập khuôn, máy móc ở bậc học mầm non như: Lá cây nhất thiết chỉ có một màu xanh, thân cây thì màu nâu, hoa thì phải đỏ hoặc vàng... mà chính điều đó đã dẫn đến bài vẽ của các em không được tự tin, tự nhiên và hồn nhiên, ngây thơ theo cảm nhận của lứa tuổi, về hình thì bẩn do tẩy nhiều còn về màu sáp thì không hài hòa, khô cứng, không tình cảm.

Chính vì những điều đó mà tôi luôn trăn trở, băn khoăn và tự nhủ mình tìm cách “Hướng dẫn về bố cục cho học sinh lớp 2” một cách hiệu quả. Do vậy, việc cho các em làm quen với bút có nét to như bút sáp nàu đen, bút dạ... thay cho bút chì dần sẽ giúp các em có cái nét vẽ tự tin và từ đó tạo được bố cục thuận mắt, phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo khi thực hiện những bài vẽ tranh đề tài.

Trên đây là những điều kiện khó khăn trong việc dạy học Mĩ thuật cho học sinh. Bên cạnh đó, vẫn còn có những thuận lợi cho dạy học Mĩ thuật đó là: Nhà trường đã có sự quan tâm về bộ môn Mĩ thuật, đặc biệt là các em học sinh rất thích học môn Mĩ thuật nên nó đã giúp tôi có thời gian và động lực lớn đế cố gắng nghiên cứu, học hỏi và dạy tốt hơn.

II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tâm lí các em 7 tuổi

          * Theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi tiểu học, sự tri giác của các em có các đặc điểm sau:

Tri giác: Tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, tri giác những gì gây ấn tượng mạnh đổi với các em hoặc các em tri giác những gì mình thích.

Tình cảm có ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền trong trí nhớ của các em. Các em có thể nhớ rất nhanh và làm những gì mình thích.

Do đó, khi dạy vẽ học sinh lớp 2, ta lợi dụng đặc điểm tâm lí trên để hướng các em vẽ tranh đề tài với cách nhìn của mình. Trong mỗi tiết học vẽ, ta tạo ra sự hứng thú cho các em đối với những đề tài định vẽ, không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, đưa ra đồ dùng trực quan hợp lí, ấn tượng, bám sát chủ đề tranh định vẽ, các mẫu tranh vẽ là tranh của thiếu nhi, nhất là của chính học sinh lớp 2, làm học sinh dễ hiểu dễ tri giác hơn.

Ví dụ: Trong bài “Vẽ con vật mà em thích” các em rất thích vẽ con trâu; giáo viên mô tả lại con trâu một cách say sưa, lôi cuốn, cho các em xem tranh các bạn vẽ con trâu đang hoạt động [ăn cỏ, nằm nghỉ, đang cày ruộng] và nêu bằng lời cách vẽ trâu: Đầu hình quả đu đủ, mình trâu hình quả trứng to hơn nhiều so với đầu, 2 sừng cong nhọn, 4 chân trâu đi guốc ...

Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói trên rất có lợi cho việc dạy các em lớp 2 vẽ những sự vật hiện tượng quanh ta một cách tổng quát,  hồn nhiên theo cảm quan của các em.

- Tư duy: Ở học sinh lớp 2, tính trực quan cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế [sẽ chuyển dần sang tính trừu tượng, khái quát ở lớp cuối cấp].

- Cho nên đồ dùng trực quan đưa ra phải đẹp, cô đọng, phong phú về thể loại [tranh vẽ, băng hình video, máy chiếu hắt, máy soi ảnh] hoặc vật thật. Mục đích cho học sinh lớp 2 tiếp xúc nhiều với những sự vật hiện tượng sắp được vẽ. Tranh vẽ đẹp của các bạn năm trước được giới thiệu với học sinh sẽ làm cho các em có chuẩn của cái đẹp mà vẽ bài hứng thú hơn.

- Giáo viên dạy Mĩ thuật vẽ thị phạm lên bảng, lên giấy sẽ giúp học sinh nhận biết cách vẽ nhanh hơn, dễ hơn nhiều so với chỉ dạy trên tranh mẫu.

- Đến 7 tuổi, các em đang học trong trường tiểu học, lúc này hoạt động chủ động của các em là hoạt động học tập, môi trường của các em có sự thay đổi.

- Vào thời gian đầu của lớp 2 giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết điều chỉnh tạo không khí hào hứng trong lớp học xong vẫn giữ được tính kỉ luật, trật tự: Cho phép các em trao đổi ý kiến, xem, nhận xét bài bạn. Nhưng giáo viên phải nhắc nhở những học sinh mải chơi, nói chuyện riêng ngoài việc học vẽ.

- Tưởng tượng: Lứa tuổi này là lứa tuổi giàu tưởng tượng, tuy nhiên tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững nhất là các lớp đầu cấp phải dựa vào đối tượng cụ thể. Cho nên tranh vẽ theo đề tài của các em còn đơn giản về các hoạt động [của nhận vật], ít chi tiết, bố cục chưa đẹp.

Do đó người giáo viên dạy Mĩ thuật chú ý tập cho các em kĩ năng vẽ hình đơn giản xong cô đọng, dạy cách sắp xếp hình ảnh hợp với khuôn khổ giấy vẽ qua nhiều tiết học.

- Người giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết cách khai thác óc tưởng tượng phong phú của các em phục vụ cho việc biểu hiện hình vẽ trong bài vẽ tranh đề tài; Có thể dùng phương pháp hỏi đáp, kể chuyện, so sánh để bật ra đặc điểm của bức tranh định vẽ.

Ví dụ: Vẽ bài “Cây và nhà”: Cô giáo hỏi học sinh: Em biết các loại cây gì? Em thử mô tả lại đặc điểm của cây đó ... đi ngoài phố, em nhìn thấy những ngôi nhà giống hay khác nhau - mô tả cụ thể... Cô kể lại ngôi nhà của mình có đặc điểm nào đó. Cô hỏi một vài học sinh về ngôi nhà của mình. Hoặc so sánh nhà ở nông thôn và thành phố bằng cách hỏi học sinh.

- Tư duy lứa tuổi học sinh tiểu học có những nét đặc thù so với những lứa tuổi khác. Mà bậc tiểu học là bậc học nền tảng cho những bậc học sau này. Vì vậy, giáo viên dạy Mĩ thuật phải lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với nội dung từng bài vẽ tranh đề tài. Hướng dẫn các em tích cực suy nghĩ để hình thành kiến thức về Mĩ thuật, khuyến khích học sinh chủ động, tự tin khi vẽ bài; Người giáo viên có vai trò hướng dẫn, giúp đỡ chứ không áp đặt, làm thay các em.

Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 2 giúp cho giáo viên dạy vẽ như bản thân tôi rất tự tin trong việc nghiên cứu hướng dẫn cho các em cách vẽ hình tự tin, tạo bố cục thuận mắt trong bài vẽ tranh đề tài.

2. Khái niệm “Tranh vẽ theo chủ đề”

          2.1. Vẽ tranh theo chủ đề

          Vẽ tranh theo chủ đề là vẽ tranh về một đề tài cho trước [không phụ thuộc vào người vẽ] người vẽ không được chọn mà phải vẽ theo là bức vẽ có tính tổng hợp nhiều yếu tố như: Hình hoạ, kí hoạ, màu sắc, phương pháp sắp xếp [bố cục, hình mảng, đậm nhạt, xa gần...] nhằm ghi lại tạo nên một cảnh sinh hoạt hoặc nêu lên một vấn đề trong cuộc sống.

          - Đây là một phần của môn Mĩ thuật trong chưong trình dạy học ở bậc tiểu học.

          - Học sinh được vẽ những đề tài về cuộc sống xung quanh: Thiên nhiên, sinh hoạt của con người, thế giới động vật...

          - Qua cách học vẽ tranh đề tài, giúp các em khám phá thêm về thế giới xung quanh, thêm yêu cuộc sống, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô...

          - Giúp các em phần nào biểu đạt được tình cảm, cảm xúc của mình với cuộc sống qua các bài vẽ của chính bản thân.

- Rèn luyện óc quan sát, tưởng tưởng, kĩ năng cầm bút, giúp các em học tốt các môn học khác.

Học sinh lớp 2 yêu thích vẽ tranh đề tài cũng như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí ... là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các giáo viên dạy Mỹ thụật như tôi.

          2.2. Một số kiến thức cần thiết cho vẽ tranh theo chủ đề

          a. Các thể loại tranh đề tài

Tranh phong cảnh: Là tranh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và các hiện tượng của nó. Là tranh vẽ về cảnh vật, cảnh vật là đối tượng chủ yếu gồm biển, trời, mây, nước, núi non, nhà cửa, thôn xóm, đền đài, lăng tẩm chùa miếu...

- Tranh sinh hoạt

- Tranh lịch sử

- Tranh tỉnh vật

- Tranh chân dung

- Tranh minh hoạ

          b. Khai thác đề tài chọn hình tượng

Khai thác đề tài:

- Chọn hình tượng

2.3. Vẽ hình, tạo bố cục trong bài vẽ tranh đề tài

a. Vẽ hình

- Tạo nét vẽ trên giấy vẽ để thể hiện một đề tài nào đó: những hoạt động, hình dáng của các nhân vật, sự vật xung quanh theo chủ quan của người vẽ, cụ thể ở đây của học sinh lớp 2 dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy Mĩ thuật.

- Các chất liệu đế tạo nét trên bức tranh: chì, chì màu, sáp màu, dạ màu, bột màu, sơn dầu, màu nước, sơn mài... nói chung là màu vẽ.

b. Tạo bố cục

- Tập hợp các nét, hình vẽ thể hiện rõ nội dung đề tài.

- Cùng với mảng, màu sắc, khối và đặc trưng của chất liệu làm thành bức tranh đẹp, mô tả sự nhìn nhận của người vẽ với thế giới xung quanh.

3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cách dạy vẽ hình, bố cục trong khuôn khổ giấy được các em thể hiện qua các bài vẽ theo đề tài dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy Mĩ thuật làm sao đạt được hiệu quả cao nhất: đó là sự say mê vẽ của học trò.

3.1. Để có mặt bằng kiến thức về nét vẽ tương đối đồng đều ở học sinh lớp 2, tôi hướng dẫn cụ thể cách vẽ cho đối tượng đó bằng cách cho các em xem những bức tranh có nét vẽ rõ ràng, mạch lạc không nhất thiết người phải vẽ cho đúng và giống thật đẹp đối lập với những bức tranh có nét vẽ loằng ngoằng, khó nhìn là hình gì.

Ví dụ: Tranh Đua thuyền. Tranh sáp màu của Đoàn Trung Thắng, 10 tuổi. Trang 5 và tranh Bể bơi ngày hè. Tranh sáp màu và bút dạ của Thiên Vân, học sinh lớp 1, Trường tiểu học Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- Đồng thời hướng dẫn những học sinh vẽ nét tạo hình tốt hơn dạy cho bạn. Do đó các em vẽ được nên tự tin hơn trong các bài vẽ tiếp theo.

3.2. Khi cách nhận thức về vẽ hình của học sinh lớp 2 đã tương đối đồng đều thì phải giúp các em đi sâu tìm hiểu về cách vẽ tranh đề tài, cụ thể là sắp xếp bố cục hợp lí để nêu bật được chủ đề bức tranh.

3.3. Cách vẽ hình của HS trong bài vẽ tranh: Tương đối mạnh dạn ở số đông; giáo viên phải biết cách phát huy luôn khen ngợi những các có nét vẽ ngộ nghĩnh đồng thời tỏ ra chưa vừa lòng khi có học sinh chê bạn vẽ xấu, không giống thật.

Ví dụ: Một học sinh vẽ chân dung bạn mình, bạn ngồi bên cạnh thấy không giống nên chê bai làm em đó sợ hỏng bài vội xoá hình đi. Lúc này tôi phải tìm ra một đặc điểm nào đó đặc trưng nhất của nhân vật trong tranh và kịp thời khen ngợi như vậy đã giúp học sinh đó cảm thấy tự tin hơn, và học sinh chê bạn sẽ suy nghĩ xem việc mình làm là tốt hay không tốt.

3.4. Vẽ hình bằng bút chì: đây là cách vẽ hình truyền thống của các em lẫn người lớn khi tạo nét cho tranh vẽ.

Học sinh vẽ hình bằng chì cho kết quả là đa số các bài vẽ có hình vẽ nhỏ; Do chất liệu bút chì dễ tẩy xoá nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy làm cho bài vẽ bị bẩn, hình vẽ thiếu tự nhiên.

Kết quả được một bức tranh có bố cục trống vắng, rất khó thể hiện màu.

Ví dụ:

 
 
 

Trong nhiều tiết vẽ, những em quên vở tôi đã cho vẽ bằng phấn lên bảng con thì phát hiện thấy nét của các em khỏe, tự nhiên và bố cục hợp lý.

Và tôi đã động viên kịp thời những em học sinh đó bằng cách cho cả lớp xem bài, đồng thời cho điểm tốt những bài vẽ đẹp.

Theo tôi, đó chính là do chất liệu: Phấn có nét to cho nên các vẽ hình to, rõ hơn [do các em sợ vẽ hình nhỏ thì các nét phấn sẽ dính vào nhau nhìn không rõ hình].

Sau đó, tôi thử nghiệm: Cho học sinh dùng luôn bút có nét to như dạ màu, sáp màu để vẽ bài tranh đề tài thì thấy đạt hiệu quả tương đương như các em vẽ trên bảng con.

Như vậy, hình vẽ của các trên bài vẽ tranh đề tài tỉ lệ thuận với nét vẽ do chất liệu để vẽ tạo nên.

Tôi đã cho cả lớp xem bài vẽ của học sinh có nét vẽ mạnh dạn, hình vẽ to phù hợp giấy vẽ và khen ngợi trước lóp học sinh đó.

Học sinh lớp 1 rất hay quên, do đó việc tạo thói quen cho học sinh lớp 2 trong cách vẽ hình ở bài vẽ tranh đề tài bằng bút có nét to, rõ được lặp đi lặp lại nhiều lần ở các tiết học Mĩ thuật. Tôi luôn động viên các em nên dùng bút có nét to, đậm [màu nâu, đen, xanh, tím...] để vẽ. Tôi đã thí nghiệm việc dùng bút có nét to, rõ để giúp học sinh vẽ hình trong bài vẽ theo chủ đề ở lớp 2 trong thời gian 2 tháng. Một số em được vẽ bằng bút có nét to, rõ cho chất lượng bài vẽ tốt hơn nhiều so với một số em vẽ bằng bút chì.

Trong số ba lớp này, 10% số học sinh tạo hình bằng bút chì đạt được bố cục tốt, nhưng tốc độ vẽ lại chậm do hay tẩy xoá vì sợ sai, sợ xấu. Với số học sinh này, tôi động viên các em vẽ bằng bút to. xong do cá tính, thói quen cẩn thận mà các em vẫn chỉ dùng bút chì để vẽ, không bắt ép các em phải làm theo các bạn khác mà tôi luôn chỉ bảo để các em có tốc độ vẽ hình nhanh hơn trước.

Đặc biệt em Phú – học sinh lớp 2C tuy tay em bị tật, ban đầu em vẽ bằng bút chì và hay tẩy xóa, hết tiết học kết quả cũng không hoàn thành, nhưng khi tôi yêu cầu em dùng bút sáp màu đen để vẽ thì nét vẽ của em dần tự tin hơn nhiều.

    
 
  
 

Như vậy, tôi đã nhân rộng cách dạy trên của mình ở ba lớp 2, sau hai tháng đầu của năm học đã đạt được kết quả tốt, 80% số học sinh thích vẽ bằng bút có nét to, rõ. Việc vẽ hình bằng chất liệu trên đã giúp các thêm tự tin vào chính bản thân mình, không tẩy xoá hình vẽ nữa. Điều đó đã giúp bài vẽ của các em ngộ nghĩnh, đáng yêu. Cảm xúc của các được bộc lộ trên bức tranh.

Sau khi học sinh lớp 2 đã quen với cách dùng bút có nét to, rõ để vẽ hình thì việc dạy các cách tạo cho bài vẽ có bố cục chặt chẽ trở nên thuận lợi hơn.

Tôi vẽ thị phạm [xong rồi xoá đi ngay] trên bảng to, coi bảng là một tờ giấy vẽ, vẽ hình rõ, hợp lí trên bảng đế học sịnh quan sát.

Ví dụ: Bài vẽ “ Chim trong vườn hoa”, “Chúng em trong vườn hoa”, “Phong cảnh thiên nhiên”.

Như đã biết, các em 7 tuổi hay bắt chước các hành động, việc làm của người lớn hơn, tôi đã vận dụng đặc điểm này của các để hướng cho các em sắp xếp bố cục theo chuẩn mực của cái đẹp: vẽ hình phù hợp khuôn khổ bản vẽ, cách làm như vậy góp phần không nhỏ để tạo cho học sinh lớp 2 có kĩ năng vẽ hình to, rõ ràng; giúp các em cách nhìn hình, bố cục hợp lí. Học sinh lớp 2 vẽ hình đơn giản, một bức tranh chỉ cần vẽ ba bốn hình là đủ tạo thành một bố cục tranh. Trong tiết Mĩ thuật, để giúp học sinh làm quen với cách tạo bố cục bằng nét vẽ to, rõ; tôi luôn khen ngợi trước lớp bài của các em có bố cục đẹp, được vẽ bằng nét to, rõ [dạ màu, sáp màu...]. Và khuyến khích các em vẽ chì cố gắng hơn nữa để có được bài đẹp như các bạn kia. Kết quả là cuối năm học, số lượng học sinh vẽ bằng bút có nét to, rõ chiếm 70% trong toàn khối.

Chất lượng các bài vẽ tranh đề tài được nâng cao. Những bức tranh có tạo hình tự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều.

Và điều quan trọng là đã gây được không khí hào hứng, say mê vẽ ở các em lớp 2A, 2B, 2C, khi tôi vào dạy mĩ thuật các em vẽ rất tự giác và số lượng cũng như chất lượng đều tốt.

Các em “đua” nhau vẽ tranh, tự hào khi mình vẽ tranh được giáo viên  tuyên dương trước lớp. Phong trào vẽ tranh đề tài của 3 lớp trên tốt nhất trường.

* Những kiến thức Mĩ thuật liên quan tới việc vẽ hình, tạo bố cục.

Khi học sinh lớp 2 đã vẽ được bố cục tốt qua việc tạo nét bằng bút màu đậm và những kiến thức khác về sắp xếp hình trong bài vẽ theo đề tài thì việc tô màu trở nên dễ dàng: hình có mảng to, dễ nhìn, không như vẽ bằng bút chì làm hình vẽ nhỏ khó nhìn.

Bức tranh có màu sắc đẹp dần dần hiện ra trước mắt các, lôi cuốn các; các tự hào đã tạo ra được bức tranh của riêng mình, các đã khám phá thế giới của Mĩ thuật, đây chính là sân chơi bổ ích của các.

Cách vẽ hình to rõ góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề.

Ví dụ:

Bài vẽ “Chiều về” tranh bút dạ và sáp của Hoàng Phong, 9 tuổi

Bài vẽ “Những con cá đáng yêu”

Tranh sáp màu của Bảo Thu, 7 tuổi

Bài vẽ “Bảo vệ môi trường”

Tranh sáp màu của Nguyễn Thị Hoài, 7 tuổi

Bài vẽ “Chim và hoa” tranh chỉ màu

của Hà Hương Thảo, Trường tiểu học

Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Khi các em đã vẽ được bức tranh theo cách vẽ hình để tạo bố cục như trên, rất thuận lợi cho giáo viên dạy vẽ - vì học sinh đã tự tin hơn khi thấy giáo viên Mĩ thuật bước vào lớp; các em reo hò, háo hức “đòi” được vẽ. Đây chính là món quà quí giá đối với một giáo viên dạy Mĩ thuật như tôi.

- Phương pháp cho các em dùng bút có nét to, rõ để vẽ hình, ngoài những ưu điểm, thành quả trên còn có một số hạn chế: một số học sinh không vẽ theo mà vẫn dùng bút chì vẽ để tẩy cho dễ, tôi phải mất nhiều thời gian trong một tiết học để hướng dẫn cụ thế hơn cho các em này.

- Một số học sinh khác [số lượng ít, khoảng 10% tổng số học sinh trong một lớp] vẽ theo phương pháp tôi hướng dẫn trên có nhận thức chậm hoặc không có năng khiếu, nên vẽ chưa đẹp, vẽ bài có bố cục dàn hàng ngang hoặc hình người trong tranh giống nhau về động tác; một số em thích gì vẽ nấy dẫn đến bố cục tranh lộn xộn. Trong quá trình giảng dạy tôi cố gắng giúp những em này vẽ được những hình, bố cục đơn giản nhất bằng bút nét to: động viên kịp thời một tiến bộ dù nhỏ nhất của các em.  

* Môn Mĩ thuật là môn học giúp các thư giãn sau các giờ học khác, được chơi, được tìm tòi suy nghĩ và bộc lộ bản thân qua từng nét vẽ, mảng màu, đề tài khác nhau.

Với đề tài này, tôi đã giúp các yêu thích môn Mĩ thuật, hạn chế cảm giác lo sợ vì không biết vẽ. Các biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Phương pháp vẽ hình trên giúp bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng ở học sinh, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Đó là một cách giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.

 

PHẦN III : PHẦN KẾT LUẬN

1. Kết quả

- Học sinh lớp 2 say sưa, hứng thú vẽ cho nên tiết học vẽ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng.

- Học sinh tự tin hơn khi vẽ hình trong vẽ tranh.

- Học sinh tạo được những bố cục, hình vẽ ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt.

Ví dụ một số bài vẽ như sau:

 

- Óc quan sát, so sánh ở HS được bồi dưỡng rèn luyện thường xuyên.

Hạn chế: Phương pháp này tôi mới thử nghiệm ở lớp hai thấy thành công xong chưa mạnh dạn nhân rộng ra các khối lớp khác vì đặc điểm tâm lí của độ tuổi từ lớp 3 đến lớp 5 khác lớp 2.

Tôi hi vọng với cách tạo hình, bố cục ở lớp 2 như vậy, khi học lên các lớp trên học sinh sẽ vẫn giữ được và ngày càng tự tin hơn khi vẽ bài tranh đề tài cũng như các bài vẽ trang trí, vẽ theo mẫu khác.

2. Kết luận

Tôi thực hiện đề tài “Hướng dẫn bố cục cho học sinh lớp 2” không ngoài việc thực hiện mục tiêu của Giáo dục tiểu học [nhằm giúp học sinh có kiến thức cơ bản về 9 môn học; giáo dục óc thẩm mĩ, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo học tập ... cho học sinh].

Qua nhiều tiết Mĩ thuật; các em hoạt bát, tự tin, cởi mở với giáo viên với bạn bè. Do đó việc giáo dục tốt hơn.

Phương pháp dạy học sinh lớp 2 vẽ hình bằng bút vẽ có nét to, rõ đã bộc lộ cách vẽ ngộ nghĩnh, hồn nhiên như chính cuộc sống của các em qua các bài vẽ tranh đề tài.

Dựa trên các đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học, cụ thể là lứa tuổi học lớp 2, vận dụng kiến thức Mĩ thuật của bản thân, tôi cố gắng giúp các em có sân chơi bổ ích và lí thú thông qua đề tài này. Việc đó đã góp phần làm cho các em khám phá được ngôn ngữ riêng của Mĩ thuật khác với môn học khác.

Phương pháp dạy học trên mới áp dụng trong toàn bộ khối 2; tôi sẽ tìm cách thử nghiệm ra các khối lớp khác vào những năm học tiếp theo.

Tuy nhiên, đây mới là ý tưởng của riêng bản thân, đề nghị các cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu về Mĩ thuật góp ý để tôi điều chỉnh cách dạy cho học sinh ngày một tốt hơn giúp các em hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích cho xã hội.

Để tài triển khai nghiên cứu tại khối hai trường tiểu học Nguyễn Tất Thành - thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị và được tập thể cán bộ, giáo viên của nhà trường tán thành. Đề tài có tác dụng trong việc xây dựng phương pháp giúp học sinh lớp 2 vẽ hình tự tin, tạo bố cục thuận mắt trong bài vẽ tranh đề tài. Những vấn đề còn lại là định hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ở một giai đoan và mức độ khác. Đề tài chỉ triển khai nghiên cứu ở khối trường tiểu học Nguyễn Tất Thành - thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị. Nhưng chúng tôi hy vọng các biện pháp đề xuất có thể áp dụng tốt ở các trường tiểu học có điều kiện tương tự như trường tiểu học Nguyễn Tất Thành – thành phố Đông Hà - Quảng Trị.

 

PHẦN IV : KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy Mĩ thuật.

- Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học [nhất là các bức tượng - những bài này vẫn phải giới thiệu với học sinh bằng các bức ảnh chụp các bức tượng, ngoại trừ tượng của Bác Hồ]

Trên đây là một số kinh nghiệm “ Hướng dẫn về bố cục cho học sinh lớp 2” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào trường tôi đang công tác. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc rằng còn có những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí, các đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.

                  Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đông Hà, ngày      tháng     năm 2020

Người thực hiện

       Nguyễn Thanh Hùng

Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

XẾP LOẠI:

Đông Hà, ngày      tháng     năm 2020

                          CTHĐ

Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT

................................................................................................................................

................................................................................................................................

XẾP LOẠI:

Đông Hà, ngày      tháng     năm 2020

- Chương trình và sách giáo viên khối 2.

- Vở học Mĩ thuật lớp hai.

- Tài liệu chuẩn KTKN môn Mĩ thuật.

- Tài liệu tập huấn GV dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới.

- Bài giảng Mĩ thuật – Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật của Hồ Văn Thùy.

- Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và một số tài liệu tham khảo khác.
 

Video liên quan

Chủ Đề