Lịch đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm nay, ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức, thí sinh có thể lựa chọn tham gia nhiều kỳ thi riêng để đăng ký xét tuyển vào trường đại học.

Trong 3 ngày cuối tháng 2, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đợt thi đầu tiên của kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh THPT [HSA] năm 2022. Đợt thi này được tổ chức tại Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, cùng Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, ĐH Thái Nguyên.

Ngoài đợt 1, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức thêm 15 đợt thi đánh giá năng lực, kéo dài đến tháng 8. Trong đó, trường đã công bố lịch thi của 12 đợt. Cụ thể như sau:

Đợt thi

Thời gian mở cổng đăng ký

Ngày thi chính thức

Số chỗ dự thi

Địa điểm thi

201 Đã tổ chức


202 8h15, 14/2 18-20/3 3.100 Hà Nội, Hưng Yên
203 8h15, 24/2 24-27/3 5.500 Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên
204 8h15, 24/2 2-3/4 6.900 Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
205 8h15, 9/3 22-24/4 8.500 Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên
20610h, 12/37-8/58.500Hà Nội, Đà Nẵng
20710h, 12/321-22/58.500Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên
20810h, 9/44-5/69.000Hà Nội, Nam Định, Nghệ An
209*10h, 9/418-19/610.000Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng
210*10h, 14/525-26/610.000Hà Nội, Thanh Hóa
211*10h, 14/516-17/710.000Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng
212*10h, 14/523-24/78.000Hà Nội, Nghệ An

[Thời gian các đợt 209, 210, 211, 212 có thể được điều chỉnh sau].

Đề thi gồm 150 câu, chia làm 3 phần Toán học [50 câu hỏi, 75 phút], Văn học - Ngôn ngữ [50 câu hỏi, 60 phút], Khoa học tự nhiên - Xã hội [50 câu hỏi, 60 phút].

Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150. Ngoài ra, đề thi có thể bao gồm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm, thí sinh sẽ có thêm khoảng 4 phút để làm.

Sau khi làm xong bài, thí sinh biết điểm luôn trên máy. Các em nhận giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Năm 2022, khoảng 50 trường đại học sẽ sử dụng kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển.

Trong khi đó, năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức 2 đợt thi Đánh giá năng lực. Đợt 1 diễn ra vào ngày 27/3, tại 17 tỉnh, thành gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

Đợt 2 dự kiến diễn ra vào ngày 22/5 tại 4 tỉnh, thành gồm TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang.

Thí sinh có thể dự thi 2 đợt. Kết quả của đợt thi cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng để xét tuyển.

Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.

Cấu trúc bài thi gồm 3 phần - Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.

Năm nay, khoảng 80 trường xét tuyển bằng điểm kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.

ĐH Bách khoa Hà Nội lại chỉ tổ chức duy nhất một đợt thi Đánh giá tư duy. Đợt thi chính thức dự kiến diễn ra sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc một tuần.

Thí sinh làm bài thi tổ hợp trong 270 phút với 3 phần. Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu [120 phút]. Phần tự chọn 1 gồm các môn Khoa học tự nhiên Lý, Hóa, Sinh [90 phút]. Phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh [60 phút] hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng. Hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả 3 phần.

Thí sinh làm bài câu hỏi trắc nghiệm, trả lời trên phiếu như thi THPT. Riêng môn Toán có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và trình bày của các sĩ tử.

Năm nay, 8 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy để xét tuyển.

Năm 2022, lần đầu tiên, ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực để xét tuyển. Dự kiến, thí sinh dự thi vào ngày 7/5, tức trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kết quả được công bố trước 25/5.

Trường tổ chức thi đánh giá năng lực các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Thời gian làm bài môn Toán, Ngữ văn là 90 phút, các môn còn lại 60 phút.

ĐH Sư phạm TP.HCM cũng tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt, dự kiến có 3-4 đợt. Đợt thi đầu tiên dự kiến diễn ra ngay tháng hai, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt có 6 bài thi, gồm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh. Trong đó, các bài thi đánh giá năng lực Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm, 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn.

Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn có thời gian thi 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm, một bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội sẽ được ra theo định hướng mở với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ.

Bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh có thời gian làm bài 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Năm nay, Bộ Công an cũng tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Bài thi đánh giá tuyển sinh trình độ đại học gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận, đánh giá kiến thức THPT, khả năng phán đoán, suy luận.

Phần trắc nghiệm bao gồm kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ, phù hợp với tổ hợp đăng ký xét tuyển vào các học viện, trường công an nhân dân. Phần này tập trung kiểm tra kiến thức trong chương trình THPT hiện hành, độ khó cao hơn so với đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT để tăng khả năng phân loại thí sinh.

Phần tư duy logic tập trung kiểm tra các kỹ năng ghi nhớ, phán đoán, suy luận, đánh giá, nhận xét của thí sinh, phù hợp với lĩnh vực công tác công an. Ở phần tự luận, thí sinh lựa chọn một trong 2 nội dung văn học, nghị luận xã hội hoặc giải toán.

Tổng thời gian làm bài là 180 phút, trong đó, phần trắc nghiệm 90 phút, phần tự luận 90 phút.

Kỳ thi được tổ chức tại các trường đại học, học viện khối công an mà thí sinh đăng ký xét tuyển, thời gian dự kiến sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc.

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội là kỳ thi được rất nhiều thí sinh trên cả nước quan tâm trước khi bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài những thông tin mới về kỳ thi, thí sinh cũng cần nắm rõ cách thức để tham gia kỳ thi này. Bài viết này sẽ hướng dẫn các em cách đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội cụ thể và dễ hiểu nhất.

Xem thêm: Tuyển sinh 2022: Danh sách những trường xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực 2022

Hướng dẫn cách đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM năm 2022

Lưu ý trước khi dự thi:

Thí sinh cần chuẩn bị:

Email cá nhân của mình [không sử dụng email của người khác] để đăng ký tài khoản. Tài khoản này phải được duy trì 24 tháng kể từ ngày đăng ký dự thi, tra cứu thông tin.

Ảnh chân dung bản điện tử 4×6, định dạng jpg, dung lượng không quá 5MB [ảnh chụp trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm đăng ký dự thi].

Quy định: Ảnh chụp làm chứng minh nhân dân [CMND] hoặc căn cước công dân [CCCD] trên phông nền sáng màu, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.

Ví dụ: [X] là không đúng yêu cầu; [] là đúng yêu cầu

CMND/CCCD [gọi chung CCCD]: Đối với CCCD bắt buộc 12 số.

Điểm trung bình học tập THPT của các học kỳ lớp 10, 11, kỳ 1 lớp 12.

Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội theo các bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký tài khoản

Truy cập trang web khaothi.vnu.edu.vn nhấn vào mục “Đăng ký”. Nếu đã có tài khoản nhấn vào mục “Đăng nhập”.

Bước 2: Điền thông tin cá nhân để đăng ký tài khoản

Sau khi nhấp vào đăng ký, màn hình sẽ hiện ra cửa số “Đăng ký tài khoản” như sau:

Lưu ý: Họ tên bằng tiếng Việt có dấu [Ví dụ: Trần Văn A], nhập chính xác địa chỉ email; ghi nhớ và bảo mật mật khẩu đã khai báo. Điền đầy đủ các thông tin yêu cầu và nhập mã bảo vệ vài ô trống.

Thí sinh phải đọc kỹ “Thỏa thuận của kỳ thi ĐGNL” và chọn Đã đọc thỏa thuận và đồng ý đăng ký để thực hiện các bước tiếp theo. Hệ thống tự động gửi email đăng ký tài khoản cho thí sinh [hãy kiểm tra Hộp thư [Inbox] hoặc Thư rác [Spam] địa chỉ thư điện tử].

Trường hợp thí sinh nhập thông tin không đúng, hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại thông tin:

Bước 3: Đăng nhập tài khoản

Sau khi hoàn tất thí sinh kiểm tra email được gửi về.

Thí sinh Đăng nhập lại với email và mật khẩu đã tạo, mã bảo vệ hiển thị và chọn “Đăng nhập”.

Trường hợp quên mật khẩu, thí sinh bấm vào “Quên mật khẩu” và kiểm tra email sau khi khôi phục mật khẩu.

Bước 4: Cập nhập hồ sơ dự thi

Thí sinh đăng nhập thành công và bắt đầu cập nhập hồ sơ một cách chính xác vì thông tin này sẽ sử dụng làm Phiếu báo dự thi và Giấy chứng nhận kết quả.

Thí sinh cần đảm bảo tính chính xác, tự chịu trách nhiệm về những thông tin đã khai báo [bao gồm cả ảnh chân dung] trước ĐHQG HN và pháp luật.

Lưu ý: Email và CMND/CCCD thí sinh không thể tự sửa chữa, không được phép trùng lặp. Hãy đảm bảo nhập chính xác. Thông tin nhập sử dụng tiếng Việt có dấu. Một số trường thông tin đánh dấu [*] là không bắt buộc nên có thể bỏ qua hoặc cập nhật sau.

Địa chỉ người nhận thư và địa chỉ nhận thư là quan trọng. Trung tâm Khảo thí sẽ chuyển kết quả thi ĐGNL của thí sinh đến địa chỉ nhận thư qua đường bưu điện bằng hình thức thư bảo đảm. Có thể cán bộ đưa thư sẽ liên hệ qua điện thoại với thí sinh [người nhận thư] trước khi giao thư.

[Các ô có dấu * là chưa bắt buộc, thí sinh có thể cập nhật sau].

Hoàn thiện đầy đủ các thông tin ở mục 1 – Hồ sơ cho đến khi nhập mã bảo vệ. Chọn Tiếp tục màn hình sẽ hiển thị như sau:

Ở bước này, thí sinh có thể cập nhật lại thông tin hồ sơ nếu thấy có sai sót. Việc sai sót thông tin hồ sơ sẽ làm chậm thời gian nhận Giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh 4-6 tuần sau ngày thi. Chọn Đăng ký ca thi để chuyển sang mục 2- Đăng ký ca thi [bước 5].

Bước 5: Đăng ký ca thi

Ở mục 2 – Đăng ký ca, hệ thống sẽ chỉ hiện thị những ca thi đang mở tại thời điểm đăng ký. Thí sinh sẽ nhìn thấy một số đợt thi hiển thị trên màn hình nhưng ở trạng thái sắp mở.

Chọn địa điểm thi và ca thi: Thí sinh được chọn nhiều đợt thi; thời gian giữa 2 ca thi [gồm cả ngày thi] tối thiểu 28 ngày. Bạn không thể chọn các ca thi đã đủ số lượng thí sinh đăng ký [hết chỗ].

Sau khi hoàn tất chọn ca thi, các em bấm vào Đăng ký ca thi, cửa sổ thông báo sẽ hiện ra: “Bạn đã đăng ký ca thi thành công. Bạn có thể đăng ký ca thi khác hoặc chuyển đến bước nộp lệ phí”. Chọn OK và tiếp tục đăng ký ca thi khác hoặc chọn Nộp lệ phí để kết thúc đăng ca thi.

Lưu ý: Thí sinh phải nộp lệ phí trong 48 giờ kể từ khi kết thúc bước chọn ca thi. Nếu thí sinh không hoàn thành việc nộp lệ phí, hệ thống sẽ tự động loại xóa ca thi đã đăng ký sau 48 giờ. Lệ phí đã nộp không hoàn trả. Thí sinh cân nhắc kỹ trước khi chọn “Nộp lệ phí”.

Bước 6: Thanh toán lệ phí

Thí sinh kiểm tra lại thông tin đăng ký dự thi. Hãy thận trọng trước khi Thanh toán lệ phí dự thi. Các em có thể xóa ca thi đã đăng ký và lựa chọn lại hoặc thanh toán nộp lệ phí. Để giảm thiểu sai sót, hệ thống sẽ cho phép thanh toán lần lượt từng ca thi [nếu đăng ký nhiều ca thi tại cùng 1 thời điểm]. Hãy kiểm tra kỹ lại các thông tin đăng ký trước khi chọn khi Thanh toán.

Ngay sau khi chọn Thanh toán, màn hình hiện ra 2 phương thức thanh toán:

Thanh toán lệ phí qua Viettel Pay:

Thanh toán lệ phí qua Bank Plus:

Sau khi hoàn thành việc nộp phí đăng ký dự thi, thí sinh nhận được email thông báo xác nhận tình trạng thanh toán phí đăng ký dự thi trong 24 giờ. Hãy kiểm tra Hòm thư [Inbox] hoặc Thư rác [Spam] hộp thư của bạn.

Video hướng dẫn đăng ký ca thi và thanh toán lệ phí:

Bước 7: Tra cứu thông tin và in Phiếu báo dự thi

Thông tin dự thi tại mục 4 – Tra cứu gồm thông tin cá nhân và ca thi, đơt thi. Số báo danh, phòng thi, ca thi sẽ được cập nhật tối thiểu trước 3-5 ngày thi chính thức. Hệ thống tự động gửi email thông báo số báo danh, phòng thi, ca thi và đường dẫn tải Phiếu báo dự thi cho thí sinh cập nhật trước 3 ngày thi. Trường hợp có thay đổi về ca thi sẽ thông báo cho thí sinh qua email.

Chọn Đăng xuất để thoát khỏi hệ thống và bảo mật tài khoản. Bạn đã hoàn thành đăng ký dự thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông ở Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN.

Các giấy tờ cá nhân cần chuẩn bị trước khi đi thi: CMND/CCCD, Phiếu báo dự thi [bản in] và các vật dụng được mang vào phòng thi theo Quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, Tờ khai Y tế [nếu có yêu cầu].

Các em lưu ý theo dõi thông tin về ngày thi, ca thi trên website cet.vnu.edu.vn về kỳ thi. Ngày thi, ca thi có thể phải thay đổi vì nguyên nhân khách quan nào đó.

Bước 7: Điểm thi

Điểm thi của thí sinh sẽ được cập nhật tại mục 5 – Chứng nhận/Kết quả tối thiếu sau 4 ngày thi.

Thí sinh sẽ nhận miễn phí 01 bản Giấy chứng nhận kết quả thi gửi qua thư tín. Thí sinh có thể đăng ký trả phí để nhận thêm Giấy chứng nhận kết quả thi và thanh toán trực tuyến.

Các em lưu ý Đăng xuất thoát khỏi hệ thống và bảo mật tài khoản.

Xem thêm: Đề thi tham khảo số 1 bài thi Đánh giá năng lực

Tuyển sinh 2022: Danh sách những trường xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực 2022

Hướng dẫn cách đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM năm 2022

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Đánh giá năng lực ĐGNL Thi Đánh giá năng lực

Video liên quan

Chủ Đề