Lọc gió động cơ ô tô là làm gì năm 2024

Lọc gió động cơ ô tô là một bộ phận có cấu tạo đơn giản nhưng có tầm quan trọng lớn với nhiệm vụ lọc không khí và ngăn bụi bẩn vào động cơ. Đối với các loại xe ô tô sau nhiều ngày sử dụng, bụi bẩn sẽ lấp đầy lỗ thông khí của lọc gió, làm giảm lưu lượng không khí vào động cơ gây sai lệch tỉ lệ hoà khí làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt, ảnh hưởng đến hệ thống đánh lửa. Do đó, việc thay thế lọc gió động cơ ô tô là việc quan trọng cần chú ý thực hiện định kỳ.

1. Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô

Lọc gió động cơ ô tô là có tác dụng giúp ngăn bụi bẩn trong không khí lọt vào bên trong động cơ. Do đó, để kéo dài tuổi thọ của thiết bị này cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không bị bụi bẩn, hoặc thay mới nếu lọc gió bị bẩn không thể vệ sinh tùy trường hợp.

2. Tại sao cần thay thế lọc gió động cơ?

Sau quá trình sử dụng, lọc gió động cơ ô tô sẽ dần bị bẩn do bám nhiều bụi từ ngoài không khí. Lọc gió dính nhiều bụi bẩn sẽ dẫn đến hiện tượng xe bị bị nóng máy, có muội than trong buồng đốt khiến xe hoạt động bị giảm bớt công suất, và tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn. Ngoài ra, nếu để lọc gió quá bẩn có thể khiến cảm biến lưu lượng khí nạp nhận biết sai, cung cấp nhiên liệu không chính xác cho động cơ.

Sau 5.000 km nên vệ sinh lọc gió động cơ ô tô của bạn một lần và thay mới lọc gió động cơ sau mỗi 20.000 km. Đặc biệt với xe hoạt động trong môi trường nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm thì lọc gió động cơ cần được vệ sinh thường xuyên hơn và thay mới sớm hơn trong trường hợp lọc gió bị rách, ẩm hay khó vệ sinh.

4. Quy trình thay lọc gió động cơ ô tô

Lọc gió động cơ thường hình vuông hoặc chữ nhật, được làm bằng vải cotton hoặc chất liệu nỉ xếp chồng lên nhau bên ngoài là khung nhựa và có một giăng cao su bao bên ngoài

Bước 1: Mở nắp ca-pô tìm lọc gió nằm ở trong khoang động cơ. Lọc gió động cơ thường đặt trong một chiếc hộp cài bằng lẫy hoặc bắt vít.

Bước 2: Tháo lọc gió và gõ nhẹ xuống mặt đất để bụi bẩn rơi ra ngoài. Sau đó dùng máy xịt khí với áp suất vừa phải để thổi bụi ở các khe của tấm lọc. Trường hợp lọc gió đến kỳ thay thế hoặc quá bẩn khó vệ sinh thì bỏ đi lọc gió cũ và thay bằng loại mới.

Bước 3: Thay lọc gió mới rồi lắp lại lọc gió theo quy trình ngược lại theo đúng vị trí ghi nhớ ban đầu tránh trường hợp để ngược chiều, sẽ không đậy nắp được. Sau đó dùng tay ấn nhẹ 4 góc giúp giăng lọc gió khít vào rãnh trong hộp chứa và đậy nắp hộp lọc gió, cố định lại bằng chốt gài, bằng đai ốc hay vít cấy.

Bước 4: Kiểm tra lần cuối bằng cách khởi động máy đệm ga lớn và dùng tay để kiểm tra cổ góp gió xem có không khí hút vào hay không rồi đóng nắp ca-pô.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại lọc gió đi kèm giá cả và chất lượng khác nhau. Khách hàng hãy chọn mua lọc gió động cơ tại những đại lý phụ tùng ô tô chính hãng để đảm bảo độ bền cho động cơ.

Lọc gió động cơ ô tô hay còn được gọi là lọc gió động cơ buồng đốt là bộ phận có chức năng lọc sạch không khí và hạn chế bủi bẩn xâm nhập vào trong động cơ xe. Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của xe, nhưng bộ phận này có ảnh hưởng quan trọng, góp phần quyết định năng suất của các động cơ trong xe.

Khi nào cần bảo dưỡng lọc gió động cơ ô tô

Có thể nói rằng, vai trò của lọc gió động cơ ô tô đối với xe cũng tương tự như vai trò của lá phổi đối với con người vậy. Vì lọc gió động cơ có chức năng lọc không khí và bụi bẩn từ bên ngoài môi trường vào bên trong động cơ. Do đó, đây cũng là một trong những bộ phận dễ dàng bị “tổn thương” nhất do phải tiếp xúc và tích trữ độc tố thường xuyên.

Để xe của bạn có một “lá phổi” khỏe mạnh, bạn cần “thải độc” nó định kỳ và đúng cách. Vậy khi nào cần bảo dưỡng lọc gió động cơ ô tô một lần?

Giữ cho xe của bạn luôn thông thoáng với quy trình lọc gió động cơ định kỳ

Dưới đây là các mốc thời gian mà bạn cần ghi nhớ để bảo dưỡng lọc gió động cơ.

5.000km:

Khi xe di chuyển một quãng đường dài, bụi bẩn tích lũy trong lỗ thông khí ngày càng nhiều, khiến cho năng suất làm việc của lọc gió động cơ ô tô giảm đi, lúc này không khí đi vào động cơ xe không còn sạch nữa mà sẽ đi kèm với muội than, bụi bẩn. Do đó, cứ mỗi 5000km di chuyển, bạn nên vệ sinh lọc gió một lần.

Tùy theo điều kiện mà bạn có thể tự vệ sinh tại nhà hoặc đem đến các trung tâm bảo hành uy tín để vệ sinh.

20.000km:

Khi xe di chuyển được 20.000km, lúc này bụi bẩn bám vào các lỗ thông khí của màng lọc ngày càng nhiều, các biện pháp hút, thông khí thông thường cũng không thể làm sạch màng lọc hoàn toàn. Do đó, bạn cần thay thế lọc gió động cơ mới, vì nếu tiếp tục sử dụng động cơ cũ sẽ dẫn đến tình trạng các bụi bẩn bám trên lỗ thông khí sẽ đi theo bộ lọc vào trong động cơ, gây ra nhiều tác hại cho xe.

Các trường hợp khác:

Các mốc trên áp dụng cho xe mới, chưa qua sữa chữa quá nhiều lần. Tuy nhiên, tùy vào môi trường xe di chuyển và tình hình hiện tại của xe mà bạn cần điều chỉnh lại thời gian bảo dưỡng lọc gió động cơ ô tô sao cho phù hợp.

Tác hại của việc không vệ sinh lọc gió động cơ ô tô định kỳ

Thực tế, hiện tại không ít người vẫn không quá coi trọng công dụng của lọc gió động cơ ô tô. Có người cho rằng, chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ xe thì lọc gió cũng sẽ không bị bám bụi. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, trong không khí tự nhiên vốn dĩ đã có sẵn bụi bẩn, do đó bụi bẩn trên lọc gió đa phần là từ thiên nhiên – đây là yếu tố mà bạn không thể phòng tránh được.

Lọc gió động cơ bị đóng bụi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho xe của bạn

Việc không vệ sinh lọc gió động cơ định kỳ sẽ dẫn đến các tác hại sau đối với xe của bạn:

Giảm công suất hoạt động của động cơ xe:

Khi lọc gió bị tắc nghẽn, lượng không khí lưu thông vào động cơ giảm, động thời đi kèm theo bụi bẩn. Điều này sẽ làm giảm năng lượng ở các tia lửa điện, khiến cho hiệu suất đốt cháy hòa khí [gồm gió và nhiên liệu] giảm đi, giảm công suất hoạt động của xe.

Nóng bugi:

bụi bẩn xâm nhập vào trong xe lâu ngày sẽ tạo ra các muội than bám vào đầu bugi, muội than tích lũy càng nhiều sẽ gây ra tình trạng kích nổ ở động cơ xe, khiến động cơ không thể đánh lửa gây giật và rung xe.

Xe nhanh hao xăng:

Bụi bẩm bám qua nhiều sẽ khiến cho động cơ xe nóng lên, lúc này xe sẽ cần đốt nhiều nhiên liệu hơn. Mặc khác, công suất hoạt động của động cơ xe giảm xuống, đòi hỏi người lái xe phải tăng ga để tạo ra công suất mạnh hơn, lúc này xe mới hoạt động ở tốc độ bình thường. Nhưng tăng ga cũng sẽ khiến cho nhiên liệu nạp vào xy lanh nhiều hơn, dẫn đến tình trạng xe nhanh hao xăng và dễ nóng lên.

Động cơ hoạt động không ổn định:

Khi các lỗ thông khí của lọc gió động cơ ô tô bị lấp đầy bởi bụi bẩn, không khí ở trong động cơ xe cũng giảm đi. Muội than tích lũy ở buồng đốt và bugi ngày càng nhiều sẽ gây ra hiện tượng tắt máy đột ngột ở động cơ xe.

Địa chỉ kiểm tra và thay thế lọc gió ô tô định kì tại Hà Nội

Nếu bạn dự định sẽ vệ sinh và thay mới lọc gió động cơ ô tô tại garage thì việc lựa chọn địa điểm chuyên nghiệp, uy tín là điều cần thiết. Nếu bạn đang muốn tìm một trung tâm bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp để kiểm tra và thay thế lọc gió ô tô định kỳ tại Hà Nội, hãy tìm ngay đến VIPCAR, chúng tôi sẽ giúp bạn yên tâm di chuyển trên mọi tuyến đường.

VIPCAR – địa điểm bảo dưỡng lọc gió ô tô uy tín tại Hà Nội

VIPCAR là một trong những đơn vị chăm sóc xe hơi hạng sang hàng đầu tại Việt Nam. Tự hào là hệ thống gara cung cấp các dịch vụ chăm sóc – sửa chữa – bảo dưỡng và dọn nội thất ô tô đạt chuẩn EU, với phương châm “Niềm tin của khách hàng làm nên thương hiệu”, chúng tôi hứa hẹn sẽ cung cấp những dịch vụ tốt nhất, mang đến niềm tin lâu dài cho khách hàng.

Nếu bạn còn có điều gì cần tư vấn về việc bảo dưỡng lọc gió động cơ ô tô định kỳ, hãy liên hệ ngay với VIPCAR để được tư vấn nhé!

Chủ Đề