Lương hưu tăng 2023

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ tư, Quốc hội dành cả ngày hôm nay, 27-10 để thảo luận về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 [trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý].

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Một trong những nội dung được Quốc hội thảo luận tại phiên họp là việc Chính phủ trình phương án tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng cho cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do Ngân sách Nhà nước chi trả và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội; điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Đây là mức tăng lương cao nhất từ trước đến nay nhằm bảo đảm giữ chân nguồn nhân lực trong khu vực công, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân.

Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận sáng 27-10, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình với đề xuất này của Chính phủ, đề nghị Chính phủ xem xét việc tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt.

Đại biểu Phạm Hùng Thắng [Đoàn Hà Nam] đề nghị Chính phủ thực hiện việc nâng lương cơ sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, song cũng cần xem xét và cân đối để sớm thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Trung ương để góp phần giúp bộ máy nhà nước hoạt động có động lực và giảm bớt các hệ lụy rời bỏ khu vực công vì lý do tiền lương.

Cùng với việc nâng lương cơ sở, theo đại biểu Phạm Hùng Thắng, cũng cần sớm điều chỉnh mức trợ giúp xã hội [hiện nay đang là 360 nghìn đồng/tháng] bởi đây là mức tiền rất thấp đối với các đối tượng được trợ giúp.

Cùng mối quan tâm, đại biểu Thái Thu Xương [Đoàn Hậu Giang] đề xuất tăng lương cơ sở từ ngày 1-1-2023.

Đại biểu Thái Thu Xương cho biết, thời gian gần đây, nhất là khi lương tối thiểu vùng được Chính phủ trình phương án tăng thì giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh, sách giáo khoa, xăng dầu, viện phí, học phí… tăng liên tục.

Trong khi đó, tiền lương thực tế của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2019 đến nay chưa tăng. Lương tối thiểu vùng của người lao động cũng tăng không cao, chỉ 6% - thấp hơn nhiều so với số chỉ số trượt giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP.

“Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đặc biệt nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng yếu thế, người làm công ăn lương, gây tâm lý đối với nhóm đối tượng này”, đại biểu nói.

Theo nữ đại biểu, cử tri và cán bộ, công chức, viên chức rất vui mừng khi Chính phủ quyết định trình Quốc hội việc tăng lương cơ sở. Tuy nhiên, đại biểu đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần nghiên cứu về thời gian tăng lương càng sớm càng tốt.

“Theo ý kiến của đại đa số cán bộ, công chức, viên chức đề xuất Chính phủ tăng lương từ ngày 1-1-2023 vì theo phương án trình của Chính phủ là tăng lương từ ngày 1-7-2023, nếu tính khoảng cách giữa hai lần tăng lương là 4 năm”, đại biểu nói.

Bên cạnh đó, theo đại biểu, Chính phủ cần kiềm chế lạm phát, kiềm giá, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng; lương tăng một đồng, giá tăng hai đồng. Nếu như vậy thì đời sống người dân nói chung và đối tượng yếu thế càng khó khăn hơn.

Cùng với đó, đại biểu tỉnh Hậu Giang kiến nghị nghiên cứu, xem xét sửa đổi Nghị định 56 ngày 4-7-2011 của Chính phủ về quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập; trong đó nâng mức lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40-70% tăng lên mức 100%.

Đồng thời, xem xét nâng lương khởi điểm đối với đối tượng là bác sĩ mới ra trường nhằm thu hút nguồn nhân lực ngành y tế công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng và y tế cơ sở.

THẢO NGUYỄN – CHIẾN THẮNG

Trong thời gian qua, đề xuất tăng lương của Chính phủ nhận được sự đồng tình của đại biểu Quốc hội cũng như người lao động. Theo đề xuất, sẽ tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng cho cán bộ, công chức, viên chức. Đây là mức tăng lương cao nhất từ trước đến nay nhằm đảm bảo giữ chân nguồn nhân lực trong khu vực công trong bối cảnh hơn 2 năm qua đã có trên 39.500 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, trong đó nguyên nhân chính là chế độ tiền lương chưa đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Vậy, những đối tượng cụ thể nào sẽ được tăng lương?

Chính sách đãi ngộ về tiền lương, thu nhập và áp lực công việc là những nguyên nhân mấu chốt nhất dẫn đến dịch chuyển lao động khu vực công.

Theo Điều 1, Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với người hưởng lương, phụ cấp bao gồm những đối tượng sau:

1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.

Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, trong 2 năm rưỡi vừa qua, có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chiếm 2% tổng số biên chế được giao.

Tính bình quân mỗi năm có khoảng 15.820 người nghỉ việc. Tỷ lệ nghỉ việc so với tổng biên chế được giao là 0,8%, trong đó, Trung ương chiếm 18%, địa phương là 82%.

Trong 39.552 nghỉ việc có hơn 4.000 công chức, hơn 35.000 viên chức. Số nghỉ việc trong ngành giáo dục hơn 16.400 người, ngành y tế là 12.198 người.

4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang..

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Với việc dự kiến tăng mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên thành 1.800.000 đồng thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ có nhiều thay đổi. Đặc biệt là những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành giáo dục, y tế và cán bộ, công chức, kể cả cấp xã

Ngoài đề xuất tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng [khoảng 20,8%], Chính phủ cũng đề xuất tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Nếu được phê duyệt, tổng nhu cầu kinh phí phát sinh, bao gồm: Lương hưu, đối tượng do ngân sách đảm bảo, người có công, đối tượng gắn với lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng, chúng ta cần khoảng 60.000 tỷ đồng cho chính sách này.

Chủ Đề