Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ngắn

Qua bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp trong văn bản thuyết minh giúp các em ổn lại kiến thức cơ bản và khả năng làm một bài văn thuyết minh kết hợp với các yếu tố nghệ thuật tự thuật, kể chuyện, đối thoại, so sánh,...

1. Tóm tắt nội dung

2. Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

2.1. Chuẩn bị ở nhà

2.2. Luyện tập trên lớp

3. Hỏi đáp về bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

ADSENSE

 

1. Tóm tắt nội dung

  • Muốn cho bài văn thuyết minh thêm sinh động và hấp dẫn ta cần vận dụng thêm một số nghệ thuật như kể chuyện, đối thoại, ẩn dụ, nhân hóa,...
  • Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, làm nổi bật đặc điểm thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

2. Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

2.1. Chuẩn bị ở nhà

  • Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón.
  • Dàn bài
    • Mở bài: Giới thiệu về chiếc nón
    • Thân bài:
      • Lịch sử của chiếc nón
      • Cấu tạo của chiếc nón
      • Quy trình làm ra chiếc nón.
      • Giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của chiếc nón.
    • Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện đại.
  • Hướng dẫn viết đoạn mở bài

Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón lá chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.

2.2. Luyện tập trên lớp

  • Đề bài: Thuyết minh về cái quạt
  • Dàn bài:
    • Mở bài: Giới thiệu về cái quạt.
    • Thân bài: 
      • Nêu công dụng của cái quạt dùng:
        • Để quạt khi trời nóng.
        • Để trang trí.
        • Để biểu diễn nghệ thuật.
      • Cấu tạo của cái quạt, hình dáng như thế nào?
        • Ốc xoắn: bằng sắt.
        • Khung quạt: làm bằng vật liệu gì? kích thước ra sao? [bằng nan, sắt.]
        • Đồ bao bọc: bằng ni nông giấy.
      • Phân loại: quạt nan, quạt giấy, quạt điện
      • Lịch sử của cái quạt: Nêu nguồn gốc, xuất xứ [có từ rất lâu đời.]
      • ý nghĩa: Là vật dụng hữu ích, quan trọng mang lại nguồn lợi nhuận trong kinh doanh.
    • Kết bài: Bày tỏ cảm nghĩ về chiếc quạt.

Để biết được bố cục và cách làm một bài văn thuyết minh kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật như thế nào? Các em tham khảo thêm phần

bài giảng Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

3. Hỏi đáp về bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh sẽ được Kiến Guru phân tích chi tiết sau đây. Bạn muốn cập nhật thông tin ngắn gọn, đủ ý hãy đọc ngay bài viết. Tin rằng với nội dung do Kiến Guru chia sẻ sẽ giúp các em học tốt hơn môn Ngữ văn 9 tập 1.

1. Lý thuyết trong sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh là gì? Thông tin chi tiết sẽ được hé lộ ngay sau đây:

1.1. Văn thuyết minh

Văn bản thuyết minh được hiểu là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Theo đó, văn bản có chức năng cung cấp tri thức về các đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng sự vật trong tự nhiên. Tất cả thực hiện trên hình thức trình bày, giới thiệu và giải thích.

Ngoài ra, văn bản thuyết minh có những phương pháp thường dùng như sau:

  • Định nghĩa.
  • Phân loại.
  • Nêu ví dụ.
  • Liệt kê.
  • Nêu ra các số liệu.
  • So sánh.

1.2. Văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

Đọc văn bản “Hạ Long – đá và nước”.

  1. Văn bản thuyết minh về vẻ đẹp của đá và nước ở Hạ Long. Những đặc điểm này trừu tượng, khó thuyết minh bằng phương pháp đo đếm, liệt kê.
  2. Những phương pháp thuyết minh được nêu ra trong văn bản là:
  • Phương pháp nêu ra các định nghĩa và giải thích thông qua nội dung “Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận:.
  • Phương pháp phân loại, phân tích: “Nước tạo nên…mọi cách” và “hoà thân không ngừng… di chuyển của ta”.
  • Sử dụng phương pháp liệt kê: Có thể thả trôi, thong thả, bơi nhanh.

Ta thấy câu văn nêu khái quát sự kì lạ của vịnh Hạ Long “Chính nước đã làm cho đá sống dậy,… có tâm hồn”.

  1. Nhằm tạo nên sự sinh động cho tác phẩm nên tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật như:
  • Liên tưởng đến thế giới kì diệu của Vịnh Hạ Long:

+ Nước đã tạo nên sự di chuyển và thú vị cho cảnh sắc nơi đây.

+ Tuỳ thuộc vào từng góc độ, tốc độ di chuyển của từng khách, hướng ánh sáng soi rọi vào đảo đá mà thiên nhiên đã tạo nên thế giới thật sống động, biến hoá lạ lùng.

  • Biện pháp nhân hoá khi nói đến đá có tri giác và tâm hồn. Đồng thời, tác giả còn gọi đá là thập loại chúng sinh, một thế giới của người, bọn người đá đang hối hả trở về.

Với những biện pháp nghệ thuật kể trên đã làm nổi bật lên đặc điểm của đối tượng. Hơn hết, người đọc còn thấy được ấn tượng mạnh mẽ, thu hút trong từng trang sách.

==>> Xem thêm nội dung liên quan tại đây:

  • Ngữ Văn
  • Ngữ văn lớp 9
  • Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

2. Gợi ý soạn văn 9 bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Soạn văn 9 bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật cần trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Vậy nội dung và lời đáp là gì? Các em hãy nhanh chóng cập nhật thông tin chi tiết bằng cách theo dõi nay phần tiếp theo của bài viết.

2.1. Câu 1 trang 13 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Soạn văn 9 sử dụng một số biện pháp câu 1 trang 13 yêu cầu đọc văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh và trả lời các câu hỏi.

  1. Hãy cho biết văn bản có tính chất thuyết minh hay không? Nếu có thì thể hiện ở những điểm nào? Cho biết những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng.
  2. Cho biết nét đặc biệt của văn bản thuyết minh này? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
  3. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú cũng như làm nổi bật lên nội dung cần thuyết minh hay không?

Trả lời:

Đối với phần a]

Văn bản có tính chất thuyết minh, điều này được thể hiện ở phần giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống. Điển hình là tính chất chung về họ, giống, loài, tập tính sinh sống, đẻ. Đồng thời, các đặc điểm về cơ thể cũng được trình bày chi tiết.

Nhờ đó, ta dễ dàng cập nhật được nguồn kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh và tiêu diệt loài côn trùng đáng ghét này. Bên cạnh đó có 4 phương pháp được sử dụng để thuyết minh là định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê.

Đối với phần b]

Các biện pháp được sử dụng trong đoạn văn là nhân hoá và liệt kê. Bên cạnh đó, văn bản có những nét đặc biệt là:

  • Hình thức diễn ra như một phiên tòa.
  • Nội dung kể về câu chuyện của loài ruồi.

Đối với phần c]

Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gây hứng thú cho người đọc. Thông qua đó, chúng ta vừa tìm thấy niềm vui vừa dung nạp thêm kiến thức hữu ích.

2.2. Câu 2 trang 15 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Hãy đọc đoạn văn sau đây và nêu ra nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn để thuyết minh:

Trả lời:

Tự sự chính là biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thuyết minh. Theo đó, người cháu đã kể về câu chuyện ngày bé nghe bà kể về con chim cú. Mỗi khi có chim cú kêu là có ma tới, tuy nhiên, sau này học môn sinh vật mới biết không phải như vậy.

Từ đó ta thấy được văn bản trên có thêm phương pháp giải thích. Như vậy, tri thức của khoa học đã nhanh chóng đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.

3. Luyện tập

Nhằm củng cố thêm kiến thức về sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh chúng ta sẽ nghiên cứu phần luyện tập. Cụ thể như sau:

3.1. Yêu cầu thuyết minh về chiếc quạt

Mở bài: Các em giới thiệu về công dụng của chiếc quạt trong đời sống hàng ngày.

Thân bài: Nêu được các ý sau:

  • Nói về lịch sử của chiếc quạt, từ xưa – chỉ có quạt mo, ngày nay – khoa học phát minh ra nguồn điện nên những chiếc quạt chạy bằng động cơ.
  • Thuyết minh về các loại quạt, nói rõ về đặc điểm: Kích thước to hay nhỏ, tên của các loại quạt đó.
  • Công dụng là gì?
  • Cách dùng ra sao?
  • Cách bảo quản?

Kết bài:

  • Đánh giá chung về vai trò của chiếc quạt đối với đời sống.
  • Hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về chiếc quạt trong gia đình.

3.2. Yêu cầu thuyết minh về chiếc bút bi

Mở bài: Nói về tầm quan trọng của chiếc bút bi đối với con người nói chung và học sinh nói riêng.

Thân bài:

  • Nêu được nguồn gốc và xuất xứ của chiếc bút bi do nhà báo Hungari Lazo Biro phát minh vào những năm 1930.
  • Nêu được cấu tạo từng phần của chiếc bút bi bao gồm: Vỏ, ruột, lò xo, nút bấm, nắp đậy,…nói về kích thước, hình dáng của từng bộ phận.
  • Phân loại dựa theo các đặc điểm về màu sắc, kiểu dáng.
  • Nêu được cách hoạt động của chiếc bút bi: Các em có thể nói đến nguyên lý của chúng, khi dùng cần bảo quản như thế nào để vật dụng được bền nhất.
  • Nêu rõ được ý nghĩa quan trọng của chiếc bút là viết, vẽ, ghi chú những thông tin quan trọng.
  • Ngày nay có rất nhiều dụng cụ học tập khác nhau nhưng bút bi vẫn là một phần không thể thiếu đối với mỗi học sinh.
  • Chiếc bút bi còn là người bạn đồng hành với các em học sinh, sinh viên.

Kết bài: Nêu rõ được tầm quan trọng, tiện lợi của cây bút bi trong quá trình học tập.

Trên đây là nội dung bài soạn chi tiết về sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Hi vọng bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích và chủ động hơn khi học môn Ngữ văn 9 tập 1. Nếu cần thêm bất cứ hỗ trợ nào khác các em hãy kết nối tới Kiến Guru ngay bạn nhé!

Chủ Đề