Mạch đập như thế nào là bình thường

Trong cuộc đời của mỗi người, trung bình trái tim đập khoảng hai nghìn tỉ lần (10 12). Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp. Khi trái tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh, khi trái tim đập dưới 50 nhịp/phút gọi là nhịp tim chậm. Trong lúc ngủ, nhịp tim trung bình của người lớn là từ 50 đến 90 nhịp/phút.

Có người cho rằng nhịp tim khi nghỉ càng chậm (ở tần số cho phép) thì càng khỏe mạnh. Một số người khác cho rằng thước đo sức khỏe của trái tim là thời gian trái tim đập trở lại bình thường sau khi gắng sức, tim càng nhanh chóng đập chậm trở lại sau gắng sức, trái tim của bạn càng khỏe mạnh.

Sự bất thường xảy ra với hệ thống điện tim cũng có thể khiến tim đập quá chậm. Ví dụ như một tình trạng gọi là block tim – khi xung điện khiến tim co bóp bị trễ – đồng nghĩa với việc nhịp tim bị chậm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau, thường là bẩm sinh. Tình trạng này có thể được phát hiện qua điện tâm đồ (ECG).

Nhịp tim không chỉ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng

Căng thẳng chỉ là một trong những yếu tố có thể làm tăng nhịp tim. Nhịp tim cũng có thể tăng nhanh khi bạn tập thể dục, tinh thần bị kích động, hoặc cảm thấy lo lắng hay buồn bã. Tuy nhiên, tinh thần không phải là yếu tố duy nhất khiến tim đập nhanh. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn:

  • Mức độ hoạt động
  • Cấp độ luyện tập
  • Nhiệt độ không khí
  • Vị trí cơ thể (đứng lên hoặc nằm xuống)
  • Kích thước cơ thể
  • Thuốc men

Khi bạn đứng lên đột ngột sau khi nằm hoặc ngồi lâu, nhịp tim của bạn có thể tăng lên khoảng 15–20 giây trước khi nó trở lại bình thường. Ngay cả thời tiết, như nhiệt độ cao hoặc độ ẩm, cũng có thể làm tăng nhịp tim. Nếu bạn dùng thuốc tuyến giáp, tim đập nhanh bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang dùng quá nhiều. Hãy thảo luận với bác sĩ để được cung cấp những lời khuyên phù hợp nhé.

>>> Bạn có thể quan tâm: Nhịp tim nhanh tư thế đứng: Khái niệm và cách điều trị

Nhịp tim bình thường không đồng nghĩa với huyết áp cũng bình thường

Mạch đập như thế nào là bình thường

Đôi khi nhịp tim và huyết áp của bạn đi đôi với nhau. Ví dụ như khi bạn tập thể dục, tức giận hoặc sợ hãi thì nhịp tim và huyết áp sẽ đồng thời tăng lên. Hoặc trong một số trường hợp, có thể cả huyết áp nhịp tim bình thường.

Tuy nhiên, nhịp tim và huyết áp không phải luôn luôn tỉ lệ thuận với nhau. Nếu nhịp tim của bạn bình thường, huyết áp vẫn có thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp mà bạn không hề nhận ra. Nếu nhịp tim bình thường, bạn vẫn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.

>>> Bạn có thể quan tâm: Huyết áp cao uống gì để hạ? Điểm qua TOP 9 loại thức uống giúp hạ huyết áp tại nhà!

Tim đập chậm có nghĩa là tim bạn yếu?

Nhịp tim chậm có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn khỏe mạnh và cân đối. Cơ tim của vận động viên có hình dạng tốt hơn, vì vậy chúng không phải làm việc chăm chỉ để đạt được nhịp điệu ổn định.

Nói chung, nhịp tim chậm chỉ đáng quan ngại nếu bạn bị ngất, cảm thấy chóng mặt, thở hổn hển hoặc đau ngực. Hoặc nếu bạn không phải là vận động viên luyện tập, nhịp tim nghỉ ngơi của bạn thấp hơn 60 nhịp một phút (nhịp tim chậm). Bạn hãy đi khám bác sĩ nếu nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào kể trên nhé.

Nhịp tim 120 có sao không?

Nhịp tim cao hoặc thấp bất thường có thể cho thấy nhiều vấn đề tiềm ẩn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nhịp tim nghỉ ngơi của bạn luôn ở trên 100 nhịp mỗi phút (đặc biệt 120 nhịp mỗi phút – nhịp tim nhanh). Ngoài ra, nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác kèm theo như ngất xỉu, chóng mặt hoặc thở dốc, thì bạn cần được đưa đi khám bác sĩ để tìm hướng giải quyết tốt nhất.

>>> Bạn có thể quan tâm: Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không? Có đáng báo động?

Cần làm gì để lấy lại nhịp tim chuẩn?

Để điều chỉnh trạng thái nhịp tim bình thường, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Từ bỏ thói quen rượu bia, thuốc lá sẽ giúp bạn cải thiện chứng rối loạn nhịp tim
  • Cân bằng công việc, giảm bớt stress trong cuộc sống
  • Thường xuyên luyện tập thể chất
  • Giảm thiểu mỡ động vật và các loại thức ăn chứa nhiều cholesterol (trứng, sữa béo,…). Tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho tim mạch (rau xanh, cá hồi, cá thu,…)
  • Tập cai thuốc lá và tránh sử dụng các loại thuốc hay chất kích thích
  • Điều trị các bệnh lý nền như: bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, cường giáp,…

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về cách kiểm tra nhịp tim bằng cách đo mạch bằng tay, để xác định nhịp tim của bạn có đang thực sự ổn định hay không. Qua đó, bạn có thể thay đổi lối sống tích cực hơn, hoặc thăm khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Theo như kinh nghiệm dân gian, nếu bạn thấy mạch cổ nổi lên và thấy rõ mạch đập ở khu vực này thì xin chúc mừng, bạn đã có thể cảm nhận tình mẫu tử trong một thiên chức mới. Tuy nhiên, trong thực tế, dấu hiệu mang thai này chưa đủ cơ sở cũng như chưa được khoa học xác minh. Vì hiện tượng này cũng sẽ xuất hiện với những chị em sở hữu thân hình quá mảnh mai hay là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tim mạch.

Nếu như căn cứ vào việc mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai vẫn chưa đủ cơ sở cho sự thành công của quá trình thụ thai thì nhịp tim đập nhanh hơn là dấu hiệu mang thai đã được khoa học xác minh.

Mạch đập như thế nào là bình thường
Mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

Với một phụ nữ bình thường, nhịp tim của bạn sẽ đập trung bình khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên, khi mang đến tuần thứ 12, trái tim của mẹ bầu sẽ có dấu hiệu đập nhanh hơn khoảng từ 80 đến 90 nhịp/phút. Lý giải cho sự “bận rộn” của tim là do khi mang thai, cơ thể bạn phải tạo ra nhiều máu hơn để hỗ trợ cho quá trình phát triển của thiên thần nhỏ.

Ngoài tim đập nhanh hơn bình thường, những dấu hiệu sau đây cũng giúp bạn biết liệu mình có mang thai hay không.

1. Trễ kinh, mất kinh

Trễ kinh, mất kinh là dấu hiệu mang thai phổ biến và dễ nhận biết nhất ở phái đẹp, đặc biệt với những mẹ mang thai lần đầu. Tuy nhiên, trường hợp này cũng thường xảy ra ở một số phụ nữ do mất cân bằng hormone, phản ứng với một số loại thực phẩm, thuốc trị bệnh hay phải chịu quá nhiều áp lực và căng thẳng.