Man mác có sắc thái ý nghĩa như thế nào

I. Bài tập đọc hiểu

Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làn dân ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáp vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.

[Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỉX đến nửa đầu thế kí XVIII, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978, tr. 353]

1. Trong đoạn văn trên có phần diễn xuôi các câu thơ, có phần bình về chúng. Anh [chị] hãy xác định ranh giới giữa hai phần đó.

2. Ở đoạn văn trên, tác giả nhấn mạnh điểm đặc sắc gì của các câu thơ?

3. Tác giả đã chọn hình thức lập luận nào khi triển khai đoạn văn này? Nêu những dấu hiệu giúp anh [chị] nhận ra điều đó.

4. Anh [chị] hiểu thế nào về vấn đề: Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn.

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Cũng giống như âm thanh trong âm nhạc, màu sắc và đường nét trong hội hoạ, ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật được xem là chất liệu xây dựng hình tượng. Bản thân loại chất liệu này là tổng hoà của những kí hiệu hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Với tài năng sáng tạo, nhà văn, nhà thơ hướng sự chú ý vào tổ chức văn bản, tìm mọi cách cho hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của kí hiệu ngôn ngữ hoà phối với nhau, cùng phát huy tác dụng đối với cấu trúc từng câu, từng đoạn cũng như cấu trúc hoàn chỉnh của toàn bộ văn bản nghệ thuật. Chính vì vậy, văn chương được xem là tác phẩm nghệ thuật của ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ.

[Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Ngữ vãn 10 Nâng cao, tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 21]

  1. Muốn nắm được nội dung của đoạn văn trên, trước hết cần phải hiểu những khái niệm nào?
  2. Có sự khác biệt như thế nào giữa chất liệu của văn học và chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác?
  3. Theo đoạn văn trên, giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ văn học thể hiện ở những yếu tố nào?

Bài 3:Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt: có người thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phác hoạ đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, cớ người sở trường về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca dao… Quả thực, sở thích và sở trường diễn đạt của nhà văn, nhà thơ rất khác nhau, rất đa dạng. Sở thích và sở trường ấy thể hiện đều đặn trong các tác phẩm của nhà văn nhà thơ đến một mức độ rõ ràng nào đấy thì tạo thành nét độc đáo của họ trong diễn đạt, làm nên dấu ấn riêng của tác giả. Chẳng hạn, thơ Hồ Xuân Hương không giống thơ Bà Huyện Thanh Quan, văn Nam Cao khác vãn Vũ Trọng Phụng… Nói như vậy là căn cứ vào dấu ấn riêng trong văn bản nghệ thuật do mỗi người sáng tạo ra.-

[Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Ngữ văn 10 Nâng cao, tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 22]

  1. Theo anh [chị], những từ ngữ nào có thể được xem là “từ khoá” trong đoạn văn trên?
  2. Phân biệt sở thích và sở trường của nhà văn trong công việc sáng tạo.
  3. Thế nào là dấu ấn riêng của tác giả? Theo nội.dung đoạn văn trên, dấu ấn riêng của tác giả được biểu hiện như thế nào?
  4. Dấu ấn riêng của tác giả có vai trò như thế nào đối với một nền văn học?

Bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Bình về hai câu thơ Ngư ca tam xướng vu hồ khoát / Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao của Nguyễn Trãi, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh viết:

Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làn dân ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáp vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.

[Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỉX đến nửa đầu thế kí XVIII, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978, tr. 353]

  1. Trong đoạn văn trên có phần diễn xuôi các câu thơ, có phần bình về chúng. Anh [chị] hãy xác định ranh giới giữa hai phần đó.
  2. Ở đoạn văn trên, tác giả nhấn mạnh điểm đặc sắc gì của các câu thơ?
  3. Tác giả đã chọn hình thức lập luận nào khi triển khai đoạn văn này? Nêu những dấu hiệu giúp anh [chị] nhận ra điều đó.
  4. Anh [chị] hiểu thế nào về vấn đề: Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn.

Bài 5:Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Phố của taPhố nghèo của taNhững giọt nước saTrên cành thánh thótLũ trẻ lên gác thượng

Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổngCon chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

Con chim sẻ của phố taĐừng buồn nữa nháBác thợ mộc nói sai rồiNếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xaTại sao cây táo lại nở hoaSao rãnh nước trong veo đến thế?Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi.

[Trích “Phố ta”, Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học 2002]

1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên? Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?

2. Theo anh [chị] những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích gợi lên điều tươi sáng, tốt đẹp?

3. Tìm và nếu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh [chị]? Vì sao?

Bài 6: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Tôi là viên đá mọn không tên
Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên
Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng.
Tôi yêu bản hùng ca không tắt
Mà lời ca sang sảng những tên người
Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi
Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng.
Phan Đình Giót như một hòn núi lớn
Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai
La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay
Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới.
Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi
Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du
Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu
Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo

[Vương Trùng Dương]

Câu hỏi: Từ những tấm gương Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu… Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn [khoảng 5 - 7 dòng] nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh

Phần 2: Làm văn

Hãy thuyết minh về một món ăn mà anh [chị] yêu thích

BÀI 4:LUYỆN TẬP PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

I/ Ôn lại lí thuyết

? Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật?

? Các chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật?

? Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

II/ Bài tập

HS làm bài tập trong SGK

BÀI 5:CHÍ KHÍ ANH HÙNG

I.Tìm hiểu chung
– Vị trí đoạn trích
Câu 2213 – 2230.
– Nội dung khái quát: cuộc chia tay giữa Thuý Kiều và Từ Hải.
II. Đọc văn bản.
HS thực hành diễn xuất
HS nhận xét, đánh giá được về sản phẩm diễn xuất của bạn trên cơ sở đối chiếu với văn bản trong SGK.
III. Đọc hiểu chi tiết.
1. Thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh chia tay.
– Cuộc sống khi lưu lạc: đau khổ, tủi nhục >< cuộc sống với Từ Hải: hạnh phúc, viên mãn
-> Thái độ, lời nói của Kiều khi Từ Hải lên đường: kiên quyết xin đi.
->Nguyên nhân: tuân theo quan niệm của lễ giáo phong kiến; tình yêu chân thành, sâu sắc lòng biết ơn với Từ Hải; nỗi ám ảnh về đoạn đời lưu lạc trước đó.
=> Khát khao tình yêu, hạnh phúc; người vợ chung thuỷ, sắc son, xứng đáng là tri âm, tri kì với Từ Hải.
2. Hình tượng người anh hùng Từ Hải.
– Hoàn cảnh chia tay:
+ Nửa năm: thời gian chung sống-> ngắn ngủi.
+ Hương lửa đương nồng: cuộc sống lứa đôi đang nồng nàn, hạnh phúc.
+ Thoắt động lòng bốn phương: nhanh chóng dứt bỏ cuộc sống êm ấm để lên đường.
ð Từ Hải là con người của khát vọng lớn, quyết chí lập thân không gì có thể ràng buộc, níu kéo.
-Hành động, thái độ, tư thế:
+ Trông vời trời bể, gió mây bằng – dặm khơi: không gian rộng -> tư thế hiên ngang, sánh ngang tầm vũ trụ -> tâm hồn phóng khoáng, khát vọng phi thường.
+ Thanh gươm yên ngựa: tư thế của người anh hùng sẵn sàng xông pha chiến trường.
+ Lên đường thẳng rong, quyết lời, dứt áo ra đ -> các động từ mạnh: thái độ mạnh mẽ, dứt khoát, kiên quyết -> quyết tâm lớn.
=> Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của ý chí lớn, khát vọng lớn lập công danh.
-Lời nói:
+ Tâm phúc tương tri…thường tình: Từ chối và khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một người anh hùng; coi Kiều là người tri kỉ, nâng vị thế của Kiêu – một kĩ nữ lầu xanh lên ngang tầm với mình – một anh hùng-> người anh hùng mạnh mẽ, người chồng chân thành, yêu thương
+ Bao giờ …nghi gia: lời hứa chắc chắn với Kiều về thành công vang dội và sự trở về trong vinh quang, đón Kiều trang trọng nhất → niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình; sự coi trọng hết mực dành cho Kiều.
+ Bằng nay…vội gì: nhìn nhận thực tế khó khăn đồng thời khẳng định dứt khoát thời gian trở về -> ý chí, bản lĩnh, sự tự tin
=> Từ Hải là người anh hùng đầy bản lĩnh, tự tin quyết liệt vào tài năng của mình; cũng là người anh hùng của chính nghĩa, lẽ công bằng: coi trọng phẩm giá người, thuỷ chung.
* Tiểu kết:
-Nghệ thuật: Tài năng xây dựng nhân vật của nhà thơ:
Theo đúng chuẩn mực của văn học trung đại về người anh hùng, dùng bút pháp lí tưởng hoá với những hình ảnh kì vĩ, hoành tráng; các từ ngữ có sắc thái tôn xưng.
– Nội dung:
+ Hinh tượng Từ Hải: đẹp đẽ, phi thường, giàu ý chí, giàu khát vọng, bản lĩnh không chỉ đem đến cho Thuý Kiều cuộc sống hạnh phúc mà còn khơi dậy ở Kiều khát vọng tự do, công bằng, chính nghĩa, chiến đấu để trả lại cho Kiều cuộc sống trong sạch -> Thái độ của Nguyễn Du: khẳng định, ngợi ca -> quan niệm về người anh hùng: người anh hùng có chí khí lớn, khát vọng lớn, tấm lòng cao cả, giàu tình yêu thương, vì công lí [liên hệ với hình ảnh anh hùng trong tác phẩm của một số nhà thơ khác]
+ Thái độ, quan niệm của Nguyễn Du gắn với thời đại: Từ Hải mang bóng dáng của người anh hùng nông dân khởi nghĩa trong thời kì đất nước nhiều sóng gió, nhân dân li tán loạn lạc -> Hình tượng Từ Hải thể hiện niềm cảm thông của Nguyễn Du với số phận của nhân dân, một tư tưởng tiến bộ và ước mong về tự do và công lí -> giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.
III. Tổng kết – Củng cố.
Bài tập:
1.Chọn đáp án đúng:
Hình tượng người anh hùng Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả là:
A.Hình tượng con người thực
B.Hình tượng con người vũ trụ
C.Hình tượng con người ước lệ,
D. Đáp án khác.
Người anh hùng theo quan niệm của Nguyễn
A.Có tài năng lớn
B. Có gia tài lớn
C. Có chí khí, khát vọng lớn.
D. Có tầm nhìn xa, trông rộng.
2. Bài học rút ra cho bản thân từ hình tượng Từ Hải [02 dòng].

Video liên quan

Chủ Đề