Vì sao người do thái không thích chúa jesus

Câu hỏi

Trả lời

Tại sao thế giới ghét người Do Thái? Tại sao chủ nghĩa bài Do Thái lan tràn trên nhiều quốc gia? Người Do Thái có gì xấu? Lịch sử đã cho thấy rằng tại nhiều thời điểm khác nhau trong vòng 1.700 năm qua, người Do Thái đã bị trục xuất khỏi hơn 80 quốc gia khác nhau. Các nhà sử học và các chuyên gia đã kết luận có ít nhất sáu lý do khác nhau: • Thuyết Chủng tộc — người Do Thái bị ghét bởi họ là một tộc người thấp kém. • Thuyết Kinh tế — người Do Thái bị ghét bởi họ sở hữu quá nhiều của cải và quyền lực. • Thuyết Người ngoại — người Do Thái bị ghét bởi họ khác biệt với những người khác. • Thuyết "Con Dê Gánh Tội" — người Do Thái bị ghét bởi họ là nguyên nhân cho tất cả các vấn đề của thế giới • Thuyết Giết Chúa — người Do Thái bị ghét bởi họ đã giết Chúa Giê-su Christ. • Thuyết Dân được chọn — người Do Thái bị ghét bởi họ kiêu ngạo tuyên bố họ là "dân được chọn của Đức Chúa Trời". Vậy, những thuyết này có căn bản nào không? Về thuyết Chủng tộc, sự thật là Do Thái không phải là một chủng tộc. Bất kỳ ai trên thế giời với làn da, tín ngưỡng, hay chủng tộc nào cũng có thể là người Do Thái. Thuyết Kinh tế cho rằng người Do Thái giàu có không thuyết phục. Lịch sử cho thấy từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, đặc biệt ở Ba Lan và Nga, người Do Thái rất nghèo khổ và hầu như không có ảnh hưởng gì đến hệ thống kinh doanh hay chính trị. Về thuyết Người ngoại, trong thế kỷ 18, người Do Thái đã cố gắng hết mình để đồng hoá với phần còn lại của châu Âu. Họ đã hy vọng rằng sự đồng hoá sẽ khiến chủ nghĩa bài Do Thái mất đi. Tuy nhiên, họ bị ghét nhiều hơn bởi những người tuyên bố rằng người Do Thái sẽ lây nhiễm các gen hạ cấp của họ đến chủng tộc những người này. Điều này đặc biệt đúng ở Đức trước Thế chiến II. Về thuyết Vật tế thần, thực tế là người Do Thái vẫn luôn bị ghét, khiến cho họ trở thành một mục tiêu thuận tiện. Về ý tưởng của thuyết Giết chúa, Kinh thánh nói rõ ràng rằng người La Mã là những người đã thực sự giết Chúa Giê-su, mặc dù người Do Thái đã tham gia làm kẻ đồng loã. Mãi tới vài trăm năm sau, người Do Thái mới bị coi là kẻ giết Chúa Giê-su. Người ta thắc mắc tại sao người La Mã không bị ghét. Chính Chúa Giê-su đã tha thứ cho người Do Thái [Lu-ca 23:34]. Ngay cả Va-ti-căn đã giải phóng người Do Thái khỏi cáo buộc giết Chúa vào năm 1963. Tuy nhiên, cả hai tuyên bố này đều không làm giảm chủ nghĩa bài Do Thái. Về tuyên bố của họ là "dân được chọn của Đức Chúa Trời", người Do Thái ở Đức từ bỏ sự "được chọn" của họ trong phần sau của thế kỷ 19 để có thể đồng hoá tốt hơn vào văn hoá Đức. Tuy nhiên, họ vẫn phải chịu vụ thảm sát Holocaust. Ngày nay, một số tín đồ Tin Lành và Hồi giáo tuyên bố họ là "dân được chọn" của Đức Chúa Trời, nhưng phần lớn, thế giới chấp nhận họ và vẫn ghét người Do Thái. Điều này đưa chúng ta đến nguyên nhân chính khiến cho cả thế giới ghét người Do Thái. Sứ đồ Phao-lô nói rằng, "Vì tôi ước ao có thể chính mình bị nguyền rủa và dứt bỏ khỏi Đấng Christ thay cho anh em là đồng bào của tôi; tức là người Y-sơ-ra-ên, dân được hưởng danh phận con nuôi, vinh quang, lời giao ước, luật pháp, sự thờ phượng, và lời hứa; là dân được sinh ra bởi các tổ phụ và từ dòng dõi nầy, về phần xác, đã sinh ra Đấng Christ, Đấng trên hết mọi sự, là Đức Chúa Trời đáng được chúc tụng đời đời" [Rô-ma 9:3-5]. Sự thật là cả thế giới ghét bỏ người Do Thái vì cả thế giới ghét bỏ Đức Chúa Trời. Người Do Thái là con đầu lòng của Chúa, là dân Ngài đã chọn [Phục truyền 14:2]. Qua các tổ phụ, các tiên tri, và đền thờ Do Thái, Thiên Chúa dùng người Do Thái để truyền Lời Ngài, Luật pháp, và đạo đức đến thế giới tội lỗi. Ngài đã sai con của Ngài, Chúa Giê-su Christ, đến trong hình hài một người Do Thái để chuộc lại thế giới tội lỗi. Sa-tan, hoàng tử của thế gian [Giăng 14:30, Ê-phê-sô 2:2], đã đầu độc tâm trí con người với sự hận thù người Do Thái của hắn. Xem Khải huyền 12 diễn tả một cách ẩn dụ sự hận thù của Sa-tan [con rồng] đến dân Do Thái [người phụ nữ, STK 37:9-11]. Sa-tan đã cố gắng quét sạch người Do Thái qua người Babylon, người Ba Tư, người Assyrian, người Ai Cập, người Hittiles, và Đức Quốc Xã. Nhưng hắn luôn thất bại. Chúa chưa xong việc với Y-sơ-ra-ên. Rô-ma 11:26 cho chúng ta biết rằng một ngày, cả Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu, và điều này không thể xảy ra nếu Y-sơ-ra-ên không còn nữa. Vì thế, Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ người Do Thái cho tương lai, cũng như cách Ngày đã bảo tồn phần còn lại của họ trong suốt lịch sử, cho đến lúc kế hoạch của Ngài được trọn vẹn. Không gì có thể cản trở kế hoạch của Chúa cho Y-sơ-ra-ên và dân Do Thái.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Nguyên nhân nào gây ra chủ nghĩa bài Do Thái trên thế giới?

Đấng Mết-si-a hay chỉ là một người đàn ông?

Nói một cách đơn giản, quan điểm Do Thái của Chúa Giêsu Nazareth là ông là một người Do thái bình thường và, rất có thể, một nhà truyền giáo sống trong thời kỳ chiếm đóng La Mã của Israel trong thế kỷ thứ nhất. để phát biểu chống lại chính quyền La Mã và sự lạm dụng của họ.

Chúa Giêsu là Đấng cứu thế theo tín ngưỡng Do Thái?

Sau cái chết của Chúa Giêsu, những người theo ông - lúc đó là một giáo phái nhỏ của những người Do Thái cũ gọi là Nazarenes - tuyên bố ông là Đấng cứu thế [ mashiach hoặc מָשִׁיחַ, có nghĩa là người được xức dầu] tiên tri trong các bản văn Do Thái và ông sẽ sớm quay trở lại để hoàn thành những hành động cần thiết của Đấng cứu thế.

Đa số người Do Thái đương thời từ chối niềm tin này và Do Thái giáo nói chung tiếp tục làm như vậy ngày nay. Cuối cùng, Chúa Giêsu trở thành tâm điểm của một phong trào tôn giáo nhỏ của người Do Thái sẽ nhanh chóng phát triển thành đức tin Kitô giáo.

Người Do thái không tin rằng Chúa Jêsus là Thiên Chúa hay là “con của Đức Chúa Trời”, hay Đấng Mết-si-a đã tiên tri trong Kinh thánh Do Thái. Ông được xem như là một "Đấng cứu thế giả", có nghĩa là một người nào đó đã tuyên bố [hoặc những người theo ông tuyên bố ông] là lớp áo của Đấng cứu thế nhưng cuối cùng đã không đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong niềm tin của người Do Thái .

Tuổi Messianic có nghĩa là gì để trông giống như?

Theo kinh sách Do thái, trước sự xuất hiện của Đấng cứu thế, sẽ có một cuộc chiến và đau khổ lớn [Ezekiel 38:16], sau đó Đấng cứu thế sẽ mang đến sự cứu chuộc chính trị và tâm linh bằng cách đưa tất cả người Do Thái trở lại Israel và phục hồi Jerusalem [Ê-sai 11: 11-12, Giê-rê-mi 23: 8 và 30: 3, và Ô-sê 3: 4-5].

Sau đó, Đấng Mết-si-a sẽ thiết lập một chính phủ Torah ở Israel sẽ là trung tâm của chính phủ thế giới cho tất cả người Do thái và không phải người Do Thái [Ê-sai 2: 2-4, 11:10 và 42: 1]. Đền Thánh sẽ được xây dựng lại và dịch vụ đền thờ sẽ bắt đầu lại [Giê-rê-mi 33:18]. Cuối cùng, hệ thống tòa án tôn giáo của Israel sẽ được khơi dậy và Torah sẽ là luật duy nhất và cuối cùng của vùng đất [Giê-rê-mi 33:15].

Hơn nữa, thời đại của Đấng Mết-si-a sẽ được đánh dấu bởi sự chung sống hòa bình của tất cả những người không có thù hận, không khoan dung và chiến tranh - Do Thái hay không [Ê-sai 2: 4]. Tất cả mọi người sẽ nhận ra Đức Giê-hô-va như một Đức Chúa Trời chân chính và Torah như một lối sống đích thực, và sự ghen tuông, giết người, và cướp sẽ biến mất.

Tương tự như vậy, theo Do Thái giáo, Đấng cứu thế thực sự phải

  • Hãy là một người Do Thái quan sát xuất phát từ Vua David
  • Là một con người bình thường [trái ngược với con cháu của Thượng đế]

Hơn nữa, trong Do-Thái-Giáo, sự mặc khải xảy ra trên quy mô toàn quốc, không phải trên quy mô cá nhân như với tường thuật Kitô giáo của Chúa Giêsu. Cơ Đốc nhân cố gắng sử dụng những câu thơ từ Torah để chứng thực Chúa Giê-su là Đấng cứu thế, không có ngoại lệ, là kết quả của sự sai lầm.

Bởi vì Chúa Jêsus không đáp ứng những yêu cầu này, cũng như thời đại của Đấng Mết-si-a đến, quan điểm của người Do Thái là Chúa Jêsus chỉ là một người, không phải là Đấng cứu thế.

Tuyên bố Messianic đáng chú ý khác

Chúa Giêsu của Nazareth là một trong nhiều người Do Thái trong suốt lịch sử, những người đã cố gắng trực tiếp tuyên bố mình là Đấng cứu thế hay những người theo họ đã tuyên bố họ. Do khí hậu xã hội khó khăn dưới sự chiếm đóng và khủng bố của người La Mã trong thời đại mà Chúa Giêsu sống, không khó để hiểu tại sao nhiều người Do Thái lại ao ước một thời gian hòa bình và tự do.

Nổi tiếng nhất trong các thời đại cổ đại là Simon bar Kochba , người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thành công nhưng cuối cùng tai hại chống lại người La Mã năm 132 CE, dẫn đến sự hủy diệt gần như của Do Thái giáo trong Đất Thánh dưới bàn tay của người La Mã. Bar Kochba tuyên bố là Đấng cứu thế và thậm chí được xưng tội bởi Rabbi Akiva nổi tiếng, nhưng sau khi Bar Kochba chết trong cuộc nổi dậy, người Do Thái thời gian của ông đã từ chối ông như một Đấng cứu thế sai lầm vì ông không đáp ứng yêu cầu của Đấng cứu thế đích thực.

Một messiah sai lầm lớn khác xuất hiện trong thời hiện đại hơn trong thế kỷ 17. Shabbatai Tzvi là một kabbalist đã tuyên bố là Đấng cứu thế được chờ đợi từ lâu, nhưng sau khi ông bị cầm tù, ông đã chuyển sang đạo Hồi và hàng trăm người theo ông, phủ nhận mọi tuyên bố là Đấng cứu thế mà ông có.

Bài viết này được cập nhật vào ngày 13 tháng 4 năm 2016 bởi Chaviva Gordon-Bennett.

Chúa Giêsu Kitô là một “nhân vật” có thật trong lịch sử, sinh ra ở đất nước Do Thái, không những được ghi chép trong Kinh Thánh, mà còn được sử sách chính thống ghi nhận.

  • Chợ Giáng sinh Strasbourg lung linh 'hồi sinh' tại Pháp

  • Phố phường Hà Nội rực rỡ đón Giáng sinh

“Thầy là đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”

Năm sinh của Người được đặt làm ngày đầu tiên của Công lịch [năm thứ Nhất]. Sau này, các nhà nghiên cứu lịch sử xác định được chính xác là năm thứ Sáu. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do thời xưa chưa có các cuốn lịch như bây giờ, việc xác định thời gian chủ yếu dựa vào mốc là các thời đại vua chúa trị vì, giống như ở ta có thời Trần, Nguyễn… Chúa Giêsu Kitô sinh ra vào thời đại của Hoàng đế Caesar Augustus.

Ngày lễ Giáng sinh kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời là do Ki tô giáo lựa chọn, thực ra không ai biết chính xác Chúa Giêsu sinh ra ngày, tháng nào. Theo truyền thống, người Do Thái mừng lễ thần Mặt trời vào những ngày cuối tháng 12 hàng năm, vậy nên người ta đã chọn ngày 25/12 làm ngày sinh nhật Chúa, vì đối với người Ki tô giáo, Chúa Giêsu chính là Ánh sáng cứu rỗi.

Ngày lễ Giáng sinh kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời là do Ki tô giáo lựa chọn. Ảnh: THX/ TTXVN

Noel là cách gọi lễ Giáng sinh của người Pháp. Theo Kinh thánh, Thiên thần Gabriel đã truyền tin cho Đức Maria - mẹ của Chúa Giêsu rằng “Bà sẽ đặt tên con trẻ là Giêsu, và Người sẽ được gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Noel là cách gọi tắt của Emmanuel.

Tên chính thức của Chúa Giêsu trong tiếng Do Thái là Yeshua, tiếng Pháp hay tiếng Anh đều gọi là Jesus. Chúng ta cũng hay thấy gọi Chúa là Jesus Christ, tiếng Việt là Giêsu Kitô. Kitô giống như “biệt danh” vậy. Biệt danh này do các môn đệ của Chúa Giêsu dùng để xưng tụng Người. Trong Kinh Thánh có ghi đoạn này: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Môn đệ cả của Chúa Giêsu là Phêrô đáp: “Thầy là đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

Ai cũng biết dân tộc Do Thái thời xưa là một trong những dân tộc bất hạnh nhất của nhân loại, bởi đất nước này hàng ngàn năm bị ngoại bang Batư, Aicập, Assyria, La Mã cai trị và phải sống lưu đầy. Vì vậy, họ luôn mong chờ sự xuất hiện của vị cứu tinh mà chính Đức Chúa đã hứa với tổ phụ của dân tộc là Ápbraham; họ có niềm tin rằng dân tộc của họ là dân tộc duy nhất được Thiên Chúa lựa chọn để nhận ơn cứu rỗi. Vị cứu tinh mà họ mong chờ từ đời này sang đời khác, trong suy nghĩ của họ, phải là một đấng hội đủ 3 phẩm chất: Thuộc dòng dõi vua chúa, là thầy dâng lễ trong đền thờ Thiên Chúa, và được Thiên Chúa sức dầu thơm [được sức dầu thơm nghĩa là được lựa chọn]. Người Do Thái tóm tắt 3 phẩm chất này trong một từ ‘Kristos’ duy nhất mà tiếng Anh hay Pháp gọi là Christ, ta dịch sang tiếng Việt là Kitô. Vậy nên ngày lễ Giáng sinh được gọi là Christmas, ‘mas’ có nghĩa là ‘lễ’. Những người theo đạo của Chúa Giêsu được gọi là Kitô hữu [gồm đạo Công giáo, Tin lành, Chính thống, Anh giáo].

Đối với những người theo đạo Kitô, họ tin rằng Giêsu Kitô không những là Đấng cứu độ của họ, mà còn tin rằng đó chính là Đức Chúa Con được Đức Chúa Cha ban cho nhân loại, xuống thế gian làm người để mà cứu độ nhân loại. Trong khi đó, chính tại đất nước Do Thái, nơi mà Chúa được sinh ra, chỉ có chưa đến 2% tin rằng Giêsu Kitô là đấng cứu thế, họ chỉ tin rằng đó là đấng tiên tri mà thôi, chứ không phải là Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Điều này cũng phù hợp với lời của Chúa Giêsu nói khi Ngài rao giảng cho dân chúng, và được ghi trong Kinh Thánh: “Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình”.

Những người theo đạo Kitô tin rằng Giêsu Kitô không những là Đấng cứu độ của họ, mà còn tin rằng đó chính là Đức Chúa Con được Đức Chúa Cha ban cho nhân loại, xuống thế gian làm người để mà cứu độ nhân loại. Ảnh minh họa

Mỗi tôn giáo độc thần [thờ phụng một đấng Thiên Chúa] có cách hiểu về Chúa của họ khác nhau. Chẳng hạn Hồi giáo, Chúa của họ là đấng đầy quyền năng, đã tạo dựng vũ trụ, là đấng cứu rỗi linh hồn, đấng ban ân sủng từ trên cao, là đấng mà họ vô cùng kính sợ. Còn người Kitô giáo thì tin rằng Chúa của họ cũng là đấng tuyệt đối quyền năng, nhưng họ cũng tin rằng “Chúa là tình yêu”. Người yêu thương vô cùng nên để cứu rỗi nhân loại, Người đã chấp nhận xuống trần sống thân phận con người yếu đuối, và rồi chấp nhận một cái chết thảm khốc - bị tra tấn, đánh đòn, bị đóng vòng gai kim loại vào đầu, bị khạc nhổ vào mặt và bị đóng đinh treo thân mình trên cây thập giá.

Chúa của người Kitô giáo không ngồi ở trên cao để ban ơn cứu rỗi, vì tội lỗi của nhân loại là quá lớn, quá nhiều. Chúa có thể làm được mọi điều mà Ngài muốn nên có thể chỉ cần nói một lời xoá tội và nhân loại được cứu, nhưng chẳng lẽ ơn cứu rỗi lại ‘rẻ mạt’ như thế sao? Ơn cứu độ cần phải vượt lên trên tội lỗi của loài người. Ánh sáng cứu độ của người Kitô giáo không được chiếu rọi từ bên ngoài, mà chính Ánh sáng đó đã đi vào giữa nhân loại, ở cùng với nhân loại và chiếu rọi từ bên trong.

Một câu hỏi tự nhiên được đặt ra: Chúa Giêsu xuống thế để cứu độ con người, vậy tại sao người Do Thái lại treo Người lên cây thập tự? Bởi vì Chúa Giêsu, trong 3 năm đi rao giảng, đã lên án sự đạo đức giả của những người có ảnh hưởng lớn trong xã hội, đặc biệt lên án phái Pharisiêu, được gọi là Nhóm Biệt phái, là nhóm người tuân giữ triệt để Luật Môisê [luật của Đức Chúa] nhưng chỉ tuân giữ một cách hình thức để nhận được sự kính trọng của dân chúng. Ngài dạy: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh. Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh”.

"Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó..."

Kinh Thánh và lịch sử đều ghi chép rằng Chúa Giêsu được sinh ra tại làng Bêlem, thuộc miền Giuđêa, Israel. Chúa được sinh ra trên một cánh đồng vào một đêm đông giá rét, trong một cái hang là chuồng mà những người chăn bò chăn cừu nghèo khổ nhốt gia súc của họ vào ban đêm. Chúa Giêsu khi sinh ra được đặt nằm trong máng cỏ. Chuồng nhốt bò và cừu chắc hẳn là không sạch sẽ thơm tho gì, hẳn là hôi thối bẩn thỉu vì đầy cứt và nước đái của bò và cừu.

Việc Chúa Cứu Thế được sinh ra trong cảnh bần hàn như những người nghèo khổ nhất, và chịu khổ hình rồi chịu cái chết thảm khốc như một tên tội phạm, đối với người Kitô giáo, đó chính là mầu nhiệm “huỷ mình ra không” của Chúa. Ngài đã không chỉ rao giảng đạo đức, rao giảng khiêm nhường và hy sinh chỉ bằng lời nói nhưng đã đã đi bước trước, đã làm gương trong hành động.

Thiên Chúa của người Kitô hữu đã sống một cuộc đời khiêm nhường đến tột cùng, ngay từ lúc chào đời: Ngài trở nên con của một thôn nữ ‘vô danh tiểu tốt’, là cô Maria không quyền quý cao sang, không gia thế lẫy lừng, không của hồi môn xúng xính. Ngài ký thác, trao cuộc đời vào lòng tốt của người cha nuôi là bác thợ mộc Giuse hiền lành, chất phác, không thế lực và ảnh hưởng nào trong xã hội.

Chúa được sinh ra trên một cánh đồng vào một đêm đông giá rét, trong một cái hang là chuồng mà những người chăn bò chăn cừu nghèo khổ nhốt gia súc của họ vào ban đêm. Ảnh minh họa

Ngài nhận lấy thân phận bé nhỏ yếu hèn khi xuống thế là một “con trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Ngài chọn Bêlem, ngôi làng nhỏ nhất của miền Giuđêa làm nơi sinh ra, trong hoàn cảnh của một đất nước bị cai trị và đàn áp bởi đế quốc La Mã. Ngài chọn sinh ra trong một gia đình nghèo tới mức không có đủ tiền thuê phòng trọ, mẹ của Ngài phải vất vưởng lê bước tìm một nơi tạm bợ mà vượt cạn; và, ngay khi vừa chào đời, Ngài đã bị nhà cầm quyền truy giết, phải vượt biên chạy trốn sang Aicập ngay trong đêm để tị nạn.

Theo Kinh Thánh, bài giảng quan trọng nhất của Chúa Giêsu là bài giảng về Tám mối phúc, còn được gọi là Hiến chương Nước Trời, mà điều đầu tiên trong Tám điều là: “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó, vì nước trời là của họ”.

Tâm hồn nghèo khó ở đây được các Kitô hữu hiểu là người ý thức được thân phận yếu đuối mỏng dòn, đời ‘tro bụi’ của bản thân để không trở nên kiêu ngạo nhưng trước tiên là biết cậy dựa vào Thiên Chúa và sau là khiêm nhường nhỏ bé với những người anh em mình.

Ngôi nhà được trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh tại Vancouver, British Columbia, Canada, ngày 16/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Giữa rừng sao huy hoàng, rực rỡ của đêm Giáng sinh với bầu khí của lễ hội, chúng ta có thể đã quên Noel là lễ của Thiên Chúa làm người bé nhỏ, lễ mừng Thiên Chúa “vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang để mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế”.

Dù có phải là Kitô hữu hay không, chúng ta cũng mong có được một tâm hồn nhỏ bé. Mặc dầu không dám mong bản thân nhiều can đảm để dám sống khiêm nhượng như Chúa Hài Nhi của người Kitô hữu, mà chỉ mong có một chút ‘bóng dáng’ của Người thôi cũng khiến chúng ta được sống trong bình yên rồi!

Mai Huy Huân

Giáng sinh nơi những nhà thờ nhỏ

Hà Nội có những nhà thờ ở vị trí trung tâm như Nhà thờ Lớn, nhà thờ Hàm Long, nhà thờ Cửa Bắc... Mùa Giáng sinh, những nơi này lung linh sắc màu và là những điểm có sức thu hút lớn. Nhưng thành phố còn có những nhà thờ nhỏ, nằm sâu trong các ngõ phố, mang bản sắc và đời sống riêng.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Giáng sinh,
  • chúa Giêsu,
  • Noel,
  • Israel,
  • người do thái,

Video liên quan

Chủ Đề