Mang giày thế nào là vừa

Chuộng giày cao gót dè chừng vô sinh

Chiếc giày vừa chân có độ dài khoảng cách từ ngón chân dài nhất đến mũi giày tối thiểu một cm; nên chọn loại gót to, mũi tròn hoặc vuông. Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho rằng, mang một đôi giày không phù hợp về kích cỡ, kiểu dáng, mục đích sử dụng sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đôi chân. Những nhà sản xuất giày đúng tiêu chuẩn sẽ có nghiên cứu thiết kế các loại giày khác nhau sao cho phù hợp với nhiều mục đích. Mang giày thông thường để đi leo núi, chạy bộ, tập gym... dễ làm cho chân bị đau, té ngã, nguy cơ chấn thương cao. Theo bác sĩ Thành, người bị bệnh lý xương khớp ở bàn chân, tiểu đường, các ngón chân dễ áp sát vào nhau gây ra chèn ép, lở loét, thậm chí là nhiễm trùng phải cắt bỏ ngón chân. Mang giày không đúng với kích cỡ nếu nhẹ thì chai chân gây đau, nặng làm tổn thương dây chằng, biến dạng và thoái hóa khớp vùng bàn chân. Phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót, nhất là giày mũi nhọn sẽ làm gân gót bị co rút, gân phía trước bị giãn dài gây mất thăng bằng hoàn toàn hệ thống gân, cơ và dây chằng. Từ đó khi di chuyển dễ bị chấn thương, bong gân, trật khớp. Ngoài ra, giày cao gót còn gây ra bệnh lý về hệ thống gân cơ ở cổ bàn chân, bao khớp, lâu dần sẽ bị thoái hóa khớp.

Mang giày cao gót thường xuyên có thể gây ra nhiều bệnh lý ở gân cổ bàn chân, bao khớp và thoái hóa khớp. Ảnh: FF


Lưu ý sử dụng giày - Phụ nữ tránh lạm dụng và hạn chế thời gian mang giày cao gót. Có thể lựa chọn giày gót lớn, cao đều trước và sau để khắc phục tình trạng mất thăng bằng của bàn chân. - Người có bệnh lý nên chọn giày đủ rộng, êm, chất liệu da mềm. Chọn giày mũi tròn hoặc mũi vuông có bề ngang lớn tránh tình trạng phần trước chân chèn ép, bó chặt. - Độ dài của giày được đo bằng khoảng cách từ ngón chân dài nhất đến phần mũi giày tối thiểu một cm để khi bước đi hay hoạt động sẽ vừa vặn. - Nhiều người khi mua giày hơi chật và nghĩ rằng mang một thời gian sẽ giãn rộng ra là quan điểm sai lầm. - Mỗi đôi giày có tuổi thọ nhất định. Tuổi thọ kết thúc khi giày đã không còn chức năng như ban đầu chứ không phải giày rách mới mua mới. - Mua giày theo sự phát triển của trẻ tránh nguy cơ chèn ép, bó chân ảnh hưởng đến sự phát triển của xương bàn chân. - Nên sắm nhiều loại giày cho nhiều công việc và hoạt động khác nhau. - Lựa chọn giày phù hợp khi kích thước bàn chân thay đổi theo tuổi tác và bệnh lý.

- Mua giày cuối buổi chiều để trừ hao vì chân có hiện tượng nở ra sau một ngày hoạt động.

Đau chân và đau gót chân là vấn đề thường thấy ở nhiều người sau khi đi bộ trong một khoảng thời gian dài. Bạn sẽ cảm thấy đau nhói xung quanh vùng mắt cá chân hoặc lòng bàn chân khi bắt đầu đi vài bước sau khi nằm hoặc ngồi. 

Nguyên nhân chính có thể dẫn đến đau chân là do có quá nhiều sức ép lên các cơ ở bàn chân và bắp chân. Ngoài ra, các triệu chứng đau bàn chân và đau gót chân cũng có thể hình thành từ những vấn đề rất nhỏ trong đời sống, mà điển hình là cách lựa chọn và mang giày không phù hợp.

Một trong những nguyên nhân gây đau chân và lòng bàn chân là do chọn giày không phù hợp

Vậy làm thế nào để có thể vận động thoải mái trên đôi giày của bạn mà không cần lo về các cơn đau chân?

Điều đầu tiên bạn cần kiểm tra lại chính là kích cỡ của đôi giày

Đau chân có thể xuất phát từ việc mang giày quá chật vì các cơ và dây chằng sẽ bị bó chặt, tạo áp lực cho bàn chân. Vì thế, kích thước của giày nên vừa vặn với chân. Ngoài ra, đừng nhờ người khác mua hộ giày bởi vì dù cho bạn đã biết kích cỡ giày của mình, nhưng giày của mỗi thương hiệu khác nhau sẽ có chút sai khác về kích thước. Tốt nhất là bạn hãy đặt chân vào cả đôi giày để thử, và đảm bảo rằng bạn có thể mở rộng các ngón chân thoải mái bên trong giày. Một lưu ý khác là bạn nên đi chọn giày vào thời điểm cuối ngày, bởi sau một ngày dài với nhiều hoạt động, bàn chân của bạn sẽ có kích thước lớn nhất.

Không nên qua loa trong việc thử giày

Dành thời gian thử giày cẩn thận. Đảm bảo rằng gót chân của bạn không bị gò bó hay không có ngón chân nào phải gập lại để hạn chế các sự cố như trật khớp ngón chân, đau chân và đau gót chân có thể xảy ra.

Chú ý đến chất liệu của giày

Nên ưu tiên lựa chọn các đôi giày làm từ chất liệu mềm mại để bàn chân thoải mái, giảm áp lực lên chân, giúp phòng tránh các cơn đau chân.

Đừng bỏ qua phần đế giày khi mua giày

Đề giày không nên bằng phẳng và quá nhẵn nhụi vì khi đi trên bề mặt trơn hoặc ướt, những đôi giày như thế có thể làm bạn trượt ngã, dẫn đến chấn thương. Vì thế, bạn nên lựa chọn đôi giày có phần đế tạo ra ma sát, giúp chống trơn trượt.

Ngoài ra, nhiều đôi giày có phần đế quá mỏng, không hỗ trợ cơ bàn chân và cổ chân. Khi sử dụng lâu, bạn sẽ có khả năng gặp phải các cơn đau bàn chân và một số vấn đề về cơ bắp khác. Trong trường hợp này, sử dụng thêm miếng lót giày sẽ là một giải pháp hiệu quả.

Miếng lót giày hỗ trợ làm giảm đau chân khi mang giày

Nếu bạn là anh chàng/ cô nàng đam mê thể thao

Chọn giày phù hợp với môn thể thao mà bạn chơi để giảm thiểu đến mức thấp nhất các chấn thương xảy ra. Chẳng hạn, nếu bạn ưa thích chạy bộ thì bạn nên chọn một đôi giày với đế có đêm bọt khí, có khả năng chống sốc tốt, hạn chế áp lực lên đôi chân và giúp bạn tránh nguy cơ bị đau chân. Ngoài ra, đôi giày cũng nên vừa vặn với phần gót chân, bảo vệ bạn khỏi các chấn thương thường gặp như đau chân và đau gót chân, rạn xương, trật chân, v.v.

Chọn giày phù hợp là giải pháp hữu hiệu phòng tránh đau chân, trật khớp khi chơi thể thao.

Nếu bạn là tín đồ của những đôi giày cao gót

Giày cao gót có thể làm tăng sự quyến rũ của bạn, nhưng không thể phủ nhận rằng chúng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Đi giày cao gót liên tục trong một thời gian dài đồng nghĩa với việc bàn chân của bạn phải chịu một áp lực vô cùng lớn, và sự lưu thông máu bị hạn chế, dẫn đến các cơn đau chân, tê mỏi bàn chân thường xuyên.

Bên cạnh đó, loại giày này cũng chính là một trong những thủ phạm gây ra đau lưng, đau đầu gối do dây chằng và các cơ phải chịu một lượng lớn các áp lực. Vì thế, nên chọn giày với chất liệu mềm mại và vừa vặn với chân của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đi giày cao gót liên tục trong ngày. Nếu đi giày cao gót là điều không thể tránh thì ngay khi có thể, bạn nên chuyển sang đi dép thấp hoặc chân trần.

Ngoài ra, massage bàn chân, ngón chân, bắp chân và dành thời gian tập yoga hoặc các bài tập thể dục cho đôi chân sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa các cơn đau chân và đau gót chân.

Massage bàn chân sẽ giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa các cơn đau bàn chân và gót chân

Đau chân và gót chân là một vấn đề nhiều người gặp phải nhưng thường bị bỏ qua. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, thì cơn đau chân sẽ ngày càng nặng hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày. Bạn có thể làm giảm bớt cơn đau bằng việc thay đổi các thói quen không phù hợp nhưng để có được một sức khỏe toàn diện để làm việc hiệu quả thì tốt nhất là bạn nên đến gặp một bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống ngay từ khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau.

Bằng phương pháp trị liệu MMT kết hợp với phương pháp điều trị chấn thương do chơi thể thao, Maple Healthcare Việt Nam sẽ giúp bạn loại bỏ tận gốc các vấn đề về cơ, đồng thời giải phóng khả năng vận động cho bàn chân và mắt cá chân. Nhờ đó, bạn sẽ tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

Bài viết đọc thêm:

Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Video liên quan

Chủ Đề