Măng sét báo là gì

Khuy măng sét là gì ?

Khuy măng sét hoặc măng sét [Cufflinks] là một loại phụ kiện thời trang nam tương tự như cúc áo, được cố định ở cổ tay áo sơ mi có cổ tay gập. Khuy măng sét có hình dáng nhỏ gọn, nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến là hình tròn và hình vuông. Chất liệu chủ đạo là vàng, bạc, giả kim, đá quý,…thậm chí là ngà voi, tùy vào yêu cầu của nhà sản xuất. Tuy chỉ là một chi tiết rất nhỏ trên tổng thể bộ trang phục nam nhưng khuy măng sét lại là điểm nhấn nổi bất giúp nâng tầm đẳng cấp cho quý ông. Sự xuất hiện của khuy măng sét mang tới thần thái lịch lãm, chuyên nghiệp và nam tính.

Khuy măng sét là phụ kiện thời trang không thể thiếu của các quý ông.

Tham khảo thêm :

Có những loại khuy măng sét cơ bản nào

Kiểu nút thắt lụa – The Silk Knot : Được làm bẳng các sợi có nhiều màu sắc khác nhau trông vô cùng trẻ trung, phù hợp với mọi loại sơ mi. Tuy nhiên chất liệu được đánh giá là không bền như kim loại và cũng không phù hợp khi đi dự các bữa tiệc sang trọng.

Khuy măng sét kiểu nút thắt lụa có màu sắc bắt mắt.

Kiểu hình thỏi – The Bullet Back Closures : Đây là loại khuy măng sét phổ biến và được sử dụng nhiều nhất do nó dễ cài và phù hợp với nhiều hoạt cảnh khác nhau. Đặc trưng nhất của loại măng sét này là phần móc phía sau có thể xoay 360, nhìn giống như viên đạn nhỏ vậy. Có thể diện đi đám cưới, tiệc tùng, gặp gỡ đối tác,… Thường được làm từ kim loại hoặc vàng, bạc.

The Bullet Back Closures rất phổ biến và dễ cài.

Kiểu thanh tạ - The Ball Return : Từ cái tên đã có thể hình dung được thiết kế của loại khuy măng sét này rồi đúng không. The Ball Return có hai đầu hình tròn được liên kết với nhau bằng 1 đoạn thẳng nhỏ, trông giống thanh tạ. Chúng ngốn rất nhiều kim loại trong thiết kế nhằm tăng trọng lượng cho cổ tay áo nên nếu chọn chất liệu là kim loại quý hoặc đá quý thì sẽ rất tốn kém chi phí. Tuy nhiên chúng vô cùng phù hợp cho các sự kiện đòi hỏi sự trang trọng. 

The Ball Return sử dụng nhiều kim loại trong thiết kế.

Kiểu dây xích – The Chain Link: Là mẫu khuy măng sét cổ điển và thanh lịch nhất. Chúng thường có hai đầu được nối với nhau bởi một sợi xích ngắn, nhìn có vẻ hơi lỏng lẻo so với các kiểu khuy măng sét khác. Đây được coi là loại khó nhằn nhất bởi khó phù hợp với nhiều hoạt cảnh.

The Chain Link là mẫu măng sét khó chiều nhất.

Một số quy tắc chọn khuy măng sét cần phải biết

-         Nếu bạn muốn sở hữu một cặp khuy có thể sử dụng trong mọi bối cảnh thì mẫu khuy hình tròn hoặc hình vuông từ kim loại trơn [bạc, vàng] sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất. Thiết kế cổ điển không bao giờ lỗi thời.

-         Nếu bạn muốn chọn những chiếc khuy có màu sắc bắt mắt thì nên lưu ý sao cho tương đồng với màu cà vạt và áo sơ mi. Để tổng thể trở nên hài hòa mà không quá lòe loẹt, kém sang.

-         Do khuy măng sét có khá nhiều thiết kế độc đáo, phá cách nên tránh chọn khuy măng sét có họa tiết hoặc tạo hình tương phản với cổ tay áo.

-         Chọn chất liệu khuy măng sét ăn ý với chất liệu của áo sơ mi. Ví dụ như áo sơ mi lụa nên đi với măng sét có đính đá quý để tăng sự sang trọng. Áo sơ mi cotton hoặc lanh có kiểu dáng hiện đại nên kết hợp với măng sét trơn…

Chất liệu áo sơ mi cần tương đồng với chất liệu khuy măng sét.

Chiêm ngưỡng thêm một số mẫu khuy măng sét độc đáo

Khuy măng sét đã trở thành món phụ kiện nhỏ nhưng "có võ". Dùng khuy măng sét thế nào cho thanh lịch và tinh tế, naag tầm đẳng cấp của bạn?

Với trang phục sơ mi hằng ngày của phái mạnh, thường dùng cúc đóng ở phần cổ tay áo. Với áo sơ mi của bộ suit, có thể có hai cúc nhằm tăng độ trang trọng.

Bạn đang xem: Khuy măng sét là gì

Khuy măng sét hay Cufflinks là phụ kiện thường được làm bằng kim loại, họa tiết tinh xảo, dùng để thay cho chiếc cúc cổ tay đó. Nhiệm vụ của khuy măng sét là giữ cho cổ tay áo không bị xê dịch gây mất thẩm mỹ.

Khuy măng sét có nguồn gốc từ những năm thuộc thế kỷ thứ 16. Đến nay, chiếc khuy này đã phát triển với vô số mẫu mã, từ chất liệu kim loại đơn giản tới những chiếc khuy làm từ vàng, bạc... đắt đỏ. Đàn ông coi khuy măng sét là phụ kiện nên có trong những dịp trang trọng.

Những loại áo sơ mi nào cần khuy măng sét?

Dĩ nhiên không nên diện khuy măng sét với một chiếc sơ mi denim bụi bặm được - dù đó vẫn là sơ mi với ống tay dài. Bạn chỉ nên diện khuy măng sét với kiểu áo sơ mi lịch sự, chất liệu tốt, may đo đẹp. Bên cạnh đó, kiểu cổ tay áo phong cách Pháp - với cái tên măng sét - là loại cổ tay cần có khuy măng sét. Kiểu cổ tay này thường dài. Khi mặc phải xắn lên và dùng khuy để cố định.

Những chiếc sơ mi sang trọng chỉ có một cúc cổ tay áo có thể bổ sung thêm măng sét cho lịch lãm.

Dịp nào cần dùng khuy măng sét?

Những dịp bạn nên dùng măng sét là các dịp trang trọng như tiệc cưới, gặp gỡ đối tác... Dù hiện nay, có nhiều loại măng sét với thiết kế màu sắc và trẻ trung, thì măng sét vẫn không hợp với những lần đi chơi của bạn đâu.

Xem thêm: Đi Cầu Phân Đen Và Những Thông Tin Sức Khỏe Cần Biết, Phân Màu Đen Do Nguyên Nhân Nào

Dùng khuy măng sét thế nào cho chuẩn thanh lịch

Hiện nay có rất nhiều loại khuy măng sét với vô số chất liệu, kiểu dáng. Việc chọn khuy măng sét chủ yếu do cá nhân bạn: bạn muốn phong cách của mình như thế nào, bộ suit bạn diện có chất liệu và màu ra sao.... Thế nhưng có một số quy luật mà bạn phải ghi nhớ để dùng khuy măng sét đúng cách.

Dùng khuy măng sét với đồ suit đen

Suit đen dành cho những buổi tiệc, những dịp sang trọng. Chính vì thế, bạn nên lưu ý chọn loại khuy măng sét có họa tiết tối giản và chất liệu tinh tế. Đừng dùng măng sét có kiểu dáng và màu sắc quá nổi bật. Người ta sẽ tưởng bạn đang đến buổi tiệc để mua vui cho mọi người đấy.

Dùng khuy măng sét trong dịp đám cưới

Trong dịp vui của bạn, hãy dùng khuy măng sét để thêm điểm nhấn. Đừng ngần ngại với loại khuy có kích thước lớn, họa tiết khác biệt hoặc có màu sắc nổi bật. Vì mục đích của ngày hôm nay là sự nổi bật và niềm hạnh phúc mà.

Dùng khuy măng sét khi đi làm

Khi đi làm và chuẩn bị phải gặp đối tác, việc dùng khuy măng sét sẽ tạo cảm giác về sự chuyên nghiệp và quý ông của bạn. Thế nhưng, hãy biết tiết chế trong dịp này. Một chiếc khuy măng sét có thiết kế đồng bộ với cài cà vạt là tốt nhất.

Khi biết khéo léo mix đồ và lựa chọn phụ kiện, bạn sẽ thấy khuy măng sét là trợ thủ đắc lực biến một chiếc sơ mi đơn giản thành món đồ đắt tiền. Hy vọng với bài viết này của honamphoto.com bạn sẽ không băn khoăndùng khuy măng sét thế nào nữa.

Ngồi ở góc đường Sương Nguyệt Ánh [Quận 1, TP. Hồ Chí Minh], nhà báo kỳ cựu Trần Phá Nhạc [còn có bút danh Giao Hưởng], thông tin cho bạn bè. Ngay sau đó, nhà báo Hà Đình Nguyên [chuyên viết về mảng Văn nghệ] đưa ngay một bản tin lên Facebook với những dòng tưởng niệm…

Ngay hôm sau, họa sĩ Kim Lan viết một bài báo về người thầy của mình, đồng thời là của nhiều thế hệ làm trình bày ở các báo, với tựa đề Vĩnh biệt Thầy tôi, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên đăng trên trang Văn hóa Nghệ thuật Báo Thanh Niên. Trong bài báo này, chị Kim Lan phác vẽ khá đầy đủ về chân dung của ông, chứa đựng trong đó là sự tri ân và kể về tình nghĩa sâu nặng vô bờ của ông với các thế hệ học trò mang bút theo ông học vẽ và làm trình bày [design] suốt những năm của thập niên từ 70 đến 90 của thế kỷ trước!

Cách đây hơn 10 năm, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên trong một dịp về Việt Nam để giải quyết một vài công chuyện gia đình, tôi đã có dịp gặp ông. Bữa ăn trưa ở quán Đo Đo, có tôi và nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ông đã kể về những năm tháng xứ người. Ông vẫn miệt mài dịch sách văn học, làm thơ, sáng tác nhạc và không bao giờ rời cây cọ vẽ hoặc làm design trên máy vi tính. Ngôi nhà ông ở San Jose có một mảnh vườn nhỏ, ngày nghỉ vợ chồng ông lại lo chăm bón cho những mầm cây, cũng là để nhớ về thuở ấu thơ ở ngôi làng Bích Khê thuộc huyện Triệu Phong, Quảng Trị, nằm soi mình xuống dòng Thạch Hãn.

Họa sĩ Hoàng Ngọc Biên [bên trái] cùng với người bạn thân đang dạo bản nhạc mới do ông sáng tác. [Ảnh: Họa sĩ Đoàn Mẫn cung cấp].

Tôi cố tình lái câu chuyện về phía công việc ông làm sau 1975, đó là thiết kế măng sét [manchette] cho hàng chục tờ báo. Còn ông lại cố lảng tránh đi để nói về chuyện văn chương và đời sống. Cái thần thái tĩnh tại của một người ở ngoài tuổi 70 đã thuyết phục tôi, dù cố vớt vát vài ba câu chuyện báo chí để hoàn tất một bài phỏng vấn. Khi đề cập đến một việc khá “nhạy cảm” đối với một tờ báo, là chuyện thay đổi măng sét, ông ôn tồn nói: “Các báo lớn ở Anh, Mỹ, Pháp… trong đó có những tờ báo có tuổi đời cả trăm năm, việc thay đổi măng sét là một việc họ rất cân nhắc. Những tờ báo này không bao giờ thay đổi măng sét ngay trong một sớm một chiều, mà nếu có thay đổi thì cũng chỉ thay đổi dần dần, đến mức bạn đọc rất khó nhận ra sự thay đổi. Có nghĩa là họ thay đổi từ từ, thay đổi tiểu tiết nhưng diện mạo măng sét vẫn giữ nguyên. Tờ Le Monde [Pháp] sau 50 năm có chủ trương thay đổi măng sét cho đến nay vẫn còn nguyên dạng măng sét ban đầu. Các tờ khác cũng làm theo kiểu như vậy, có tờ báo với truyền thống 100 năm sau, dù có thay đổi măng sét nhưng độc giả vẫn khó nhận ra. Nhân đây, cũng nói thêm rằng việc thay đổi măng sét đã định hình trong lòng độc giả là một việc chẳng đặng đừng. Các báo lớn thường rất ngại thay đổi măng sét, dù họ có chủ trương cải tiến toàn diện hình thức tờ báo. Vì thay đổi măng sét đồng nghĩa với việc làm lại từ đầu, và như thế nguy cơ sụt giảm số lượng phát hành là rất cao”.

Họa sĩ Hoàng Ngọc Biên.

Cách giải thích cho thấy sự tồn tại măng sét báo, dù rằng người đã dụng công thiết kế ra nó không hề coi như đó là một sự kiện lớn lao trong đời, nhưng đối với bạn đọc là quan trọng biết nhường nào. Có thể nói cao hơn tất thảy, điều gì gắn với măng sét ấy, đó là sự bền lâu và được ở lại trong lòng bạn đọc. Điều duy nhất và được xem là sống còn này không hề mới, nhưng được nói ra từ miệng của một người đã từng thiết kế măng sét cho 30 đầu báo tại Việt Nam, thì nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao, ít nhất đối với tôi và nhiều đồng nghiệp làm báo, có bài vở hàng ngày, hàng tuần dưới cái tên báo ấy!

Khi nói đến đoạn này, ông không giấu được một chút vui xen lẫn ngậm ngùi: “Bản thân măng sét của tờ báo nếu không có sự kiên định và vững vàng đó thì cũng không phát triển được. Thực ra, tôi không chỉ thiết kế măng sét cho riêng Thanh Niên mà trước ngày qua Mỹ định cư, tôi đã thiết kế măng sét cho gần 30 đầu báo. Nay chỉ còn một số tồn tại và phát triển, trong đó  Thanh Niên là một trong những tờ báo đứng hàng đầu về số lượng phát hành. Còn một số tờ khác thì rơi rụng, cho đến nay không còn thấy bóng dáng trên thị trường báo chí nữa”.

… Chỉ chừng đó thôi, sau nữa ông nói về những thú tao nhã mà mình cố công để có được. Tự thuở nhỏ ở cái làng quê xa xôi ngoài Quảng Trị, đi dài theo những biến động thời cuộc qua phía bên kia đại dương. Ông kể nhẩn nha về mình: “Tôi sinh ra ở làng Bích Khê, huyện Triệu Phong. Từ năm 1952, tôi đã xa quê, đến nay đã 57 năm rồi. Năm 2005 tôi có về thăm lại quê xưa sau 53 năm lưu lạc. Hình dung của tôi về quê hương Quảng Trị ngày xưa là “đồng khô cỏ cháy” bởi khói lửa ngùn ngụt chiến tranh, nay về thăm lại không còn cảnh đó nữa. Đồng ruộng xanh mượt mà, sen nở thơ mộng trên hồ”. Rồi sau đó những gì tôi được biết thêm về ông là trước 1975, ông phụ trách ngành xuất bản và ấn loát của Bộ Giáo dục và dạy tiếng Pháp ở trường Đại học Bách khoa Sài Gòn, đồng thời là một trong ba người “thường trực” ở Nhà xuất bản và Tạp chí Trình Bày. Một thời gian dài sau giải phóng, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên cùng nhiều học trò của mình, những người yêu thích trình bày xúm lại làm công việc pre-press cho nhiều tờ báo từ trong Nam ra tới ngoài Bắc, tại nhà riêng của ông trên đường Lê Văn Sỹ [quận 3], bắt đầu là Tuyến Đầu – tờ báo của lực lượng Thanh niên xung phong TP. Hồ Chí Minh. Khi Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ra bản tin, ông thiết kế măng sét. Được một thời gian ngắn, bản tin Thanh Niên phát triển thành Báo Thanh Niên, và ông lại thiết kế một măng sét khác, “chủ ý là làm cho nó chững chạc hơn, và tất nhiên, phải đẹp hơn” - ông nói vậy. Măng sét thứ hai sau đó tồn tại vững bền theo thời gian suốt hơn 30 năm qua, theo đà phát triển của tờ báo.

Qua Mỹ, sau hơn mười một năm làm Art Director rồi Production Coordinator cho tuần báo Mỹ The Salt Lake City Weekly [1993-2004], ông nghỉ hưu từ năm 65 tuổi. Sống lặng lẽ, ít giao du và chung thủy với một đam mê thời trẻ tuổi, dành phần lớn thời gian dịch văn học, vẽ trên máy, và đọc sách, nghe nhạc.

Và rồi, ở bữa ăn trưa ấy, ông “chốt” lại bằng một câu cuối cuộc chuyện trò, khi hơi mơ màng nhìn ra cửa: “Nhà tôi ngày xưa ở ngay bờ sông, ngó qua làng ngoại Nhan Biều. Tôi thường tắm trên dòng Thạch Hãn, sông rất trong, nước xanh thẳm, êm đềm”.

Họa sĩ Hoàng Ngọc Biên sinh năm 1938, cũng là một dịch giả nổi tiếng với rất nhiều đầu sách văn học [trong đó có tuyển tập Mười nhà văn Pháp hiện đại –NXB Trình Bày năm 1969], nhà văn viết truyện ngắn, nhà thơ và là người đam mê nhạc và sáng tác. Hai bản nhạc do ông sáng tác được nhiều người yêu thích, đó là bản Nắng hoàng hoa [phổ thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường] và bản Hồ Thu.

Trần Thanh Bình

Video liên quan

Chủ Đề