Mất tích sau bao lâu thì báo công an

Phiền Luật sự tư vấn giúp em với ạ. Chồng em không biết đi đâu nhưng gia đình bạn bè liên lạc bằng mọi cách đều không được. Hiện tại gia đình mất liên lạc với anh đã quá 24 giờ. Vậy gia đình em muốn trình báo vụ việc cần thủ tục như thế nào? Cảm ơn Luật sự ạ!

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

Theo pháp luật nước ta hiện nay thì không có quy về người mất liên lạc sau thời gian bao lâu thì gia đình, người thân được trình báo và yêu cầu tìm kiếm người mất liên lạc. Vậy nên trong trường hợp cần thiết, thì gia đình bạn có thể lên trình báo với Công an phường nơi bạn cư trú về vụ việc này. Công an phường sẽ lập biên bản tiếp nhận vụ việc và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề trình báo khi mất liên lạc sau 24 giờ. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại [Công ty Luật TNHH Việt Phong]

Để được giải đáp thắc mắc về: Trình báo sau khi mất liên lạc sau 24 giờ
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Những năm gần đây, hiện tượng trẻ em đi lạc, bị bắt cóc đang là vấn đề nóng hổi được nhiều người quan tâm. Thế nhưng liệu mọi người có nắm rõ quy định của pháp luật về việc trình báo người mất tích?

Trong bài viết này, Mobitool VN sẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi “Mất tích bao lâu thì báo công an?” theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Mất tích là việc mất liên lạc với một người, không có thông tin gì về người đó, không biết họ đang làm gì, ở đâu, đang sống hay đã chết.

Vậy mất liên lạc bao lâu thì được xem là mất tích?

Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Do vậy, nếu đáp ứng đủ thời gian [02 năm liền] và các điều kiện như trên [đã áp dụng các biện pháp tìm kiếm…] thì tòa án sẽ tuyên bố người đó mất tích

Khi người thân, con cái… mất tích nghi ngờ do bị bắt cóc, đi lạc thì công dân có quyền trình báo cơ quan chức năng dưới dạng tin báo hoặc tố giác [có thể làm đơn, đến trình báo trực tiếp, báo qua điện thoại hoặc dịch vụ bưu chính]

Vậy mất tích bao nhiêu giờ thì được trình báo?

Điều 144 BLTTHS 2015 quy định:

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác thì cơ quan công an sẽ tiếp nhận, xác minh dấu hiệu tội phạm. Nếu có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ tìm kiếm, khởi tố vụ án hình sự

Tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa quy định thời gian mất tích bao lâu thì được báo công an. Các bạn có thể đi báo tin ngay lập tức hoặc sau vài ngày miễn là tin báo đó đúng [đúng là có người mất tích], có dấu hiệu tội phạm [ví dụ: bị bắt cóc] thì sẽ được giải quyết theo đúng trình tự tại điều 147 BLTTHS 2015 [thời gian xác minh, ra quyết định là 20 ngày, nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì có thể kéo dài, gia hạn tối đa 4 tháng]

Pháp luật cũng quy định trách nhiệm đối với người cung cấp tin báo, tố giác như sau: Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Vì vậy khi thực sự có người mất tích thì các bạn mới nên đi trình báo, trình báo kiểu “đùa vui” thì tùy mức độ mà các bạn có thể bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều này cũng tương tự với trường hợp “Trẻ em mất tích bao lâu thì báo công an?”. Pháp luật không phân biệt trẻ em và người lớn mất tích nên các bạn có thể áp dụng các quy định trên cho mọi đối tượng

Có các cách sau đây để trình báo Công an có người mất tích:

  • Trực tiếp đến trình báo tại cơ quan Công an
  • Làm đơn trình báo
  • Trình báo qua dịch vụ bưu chính, điện thoại
  • Qua các phương tiện thông tin khác

Ngoài ra các bạn có thể báo cho cơ quan, tổ chức khác: Bệnh viện, ủy ban nhân dân, trường học… Những cơ quan này có trách nhiệm chuyển ngay tin báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền

Đối với cách làm đơn, các bạn có thể tham khảo mẫu đơn tại bài Mẫu đơn trình báo người mất tích

Trên đây, Mobitool VN đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan vấn đề Trình báo có người mất tích. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan

  • Tuổi chịu trách nhiệm hình sự năm 2021
  • Mức phạt tội cố ý gây thương tích 2021
  • Thủ tục xin xóa án tích 2021

Mất liên lạc bao lâu thì là mất tích? Mất tích bao lâu thì được báo công an? Thủ tục báo tin người mất tích. Thủ tục tuyên bố một người mất tích theo quy định.

Việc mất tích sẽ được xác định dựa trên thời gian mà một người biệt tích, không có bất kỳ thông tin gì và không còn liên lạc với bất kỳ người thân thích nào. Khi không liên lạc được với người thân của mình thì mọi người thường hay lựa chọn phương án là thông báo với cơ quan công an. Tuy nhiên việc xác định mất liên lạc bao lâu là mất tích cũng như mất tích bao lâu thì được trình báo với cơ quan công an thì nhiều người chưa nắm được quy định này. Ban Biên tập – Công ty Luật Dương Gia căn cứ các quy định của pháp luật giải đáp vấn đề này như sau:

1. Điều kiện, căn cứ xác định một người là mất tích

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một người bị Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền tuyên bố là mất tích khi đảm bảo điều kiện như sau:

Sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp về việc thông báo và tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng người đó biệt tích từ 02 năm liền trở lên vẫn không nhận được các tin tức xác thực về việc người đó hiện nay đang còn sống hay đã chết thì Tòa án sẽ tuyên bố người đó mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.

Trong đó thời hạn biệt tích 02 năm được tính từ ngày mọi người nhận được tin tức cuối cùng về người đó; còn nếu không xác định được ngày nhận được tin tức cuối cùng thì sẽ tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau tháng có tin tức cuối cùng; trường hợp không xác định được cả ngày và tháng có tin tức cuối cùng của một người thì thời hạn này sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Quy định về việc mất tích bao lâu được báo công an

– Theo quy định tại Điều 15 Luật Công an nhân dân năm 2018 nêu rõ chức năng của công an nhân dân là:

+ Bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, quyền dân chủ của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các cá nhân, cơ quan, tổ chức,…

+ Bảo đảm về trật tự, an toàn xã hội, thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Do đó, khi bị mất tin tức, mất liên lạc của người thân, mọi người có thể ngay lập tức thông báo vấn đề này với công an có sự hỗ trợ của lực lượng chức năng nhằm nhanh chóng tìm được thông tin của người thân.

Đồng thời theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì sau khi các cá nhân, tổ chức phát hiện một số hành vi có dấu hiệu của tội phạm hoặc nếu có các thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể tố cáo, trình báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Cũng theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì mọi tin báo, tố giác về tội phạm đều sẽ phải được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận một cách đầy đủ và được giải quyết kịp thời, không được quyền từ chối tiếp nhận.

Như vậy, hiện nay pháp luật không có quy định nào về khoảng thời gian nhất định nào đó mà không có tin tức của người thân thì mới được báo công an. Ngay sau khi nhận thấy việc mất tích của người thân là có dấu hiệu tội phạm hoặc bản thân gia đình không thể tìm kiếm được người thân thì nên chủ động báo càng sớm càng tốt để cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng điều tra, tìm kiếm, xác minh sự việc. Nếu có bằng chứng hoặc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ việc thì nên nộp kèm theo sẽ thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm, xử lý.

Xem thêm: Điều kiện, thủ tục tuyên bố cá nhân mất tích, cá nhân chết

3. Thủ tục tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm của cơ quan công an

Ngay khi nhận được tin báo tố giác tội phạm thì cơ quan công an theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện các công việc như sau:

– Đối với Công an xã, phường, thị trấn: Thực hiện việc tiếp nhận tin báo, lập biên bản về sự việc tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm, tiến hành lấy lời khai ban đầu của gia đình, người làm chứng và chuyển thông tin tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

– Cơ quan điều tra có thẩm quyền sau khi nhận được hồ sẽ tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

4. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó

Sau khi xác định được một người đã biệt tích 06 tháng liên tiếp trở lên thì lúc này những người có quyền và lợi ích liên quan sẽ có quyền yêu cầu Tòa án ban hành thông báo về việc tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và đồng thời họ có thể yêu cầu Tòa án tiến hành áp dụng biện pháp về quản lý tài sản của người vắng mặt đó tại nơi cư trú của họ theo quy định.

5. Các quy định về việc yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là mất tích

5.1. Người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là mất tích:

Người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là mất tích là những người có quyền và lợi ích liên quan đến người mất tích, ví dụ như vợ, chồng, cha, mẹ, con,…

5.2. Thẩm quyền tuyên bố một người là mất tích:

Theo quy định thì Tòa án nhân dân nơi cư trú cuối cùng của một người bị yêu cầu thông báo về việc tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, Tòa án nơi một người bị yêu cầu tuyên bố mất tích sẽ có thẩm quyền giải quyết việc người có liên quan yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó và giải quyết việc yêu cầu tuyên bố một là người mất tích. Nơi cư trú bao gồm nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi tạm trú của người đó.

Xem thêm: Trường hợp nào thì bị xoá đăng ký thường trú?

5.3. Thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích:

Việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân trước đây đã ban hành quyết định tuyên bố một người là mất tích.

5.4. Thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là mất tích:

+ Bước 1, chuẩn bị hồ sơ:

Người có quyền, lợi ích liên quan được xác định là những người có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện việc tuyên bố một người mất tích tiến hành chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự [về việc tuyên bố một người mất tích];

Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu của các đương sự;

Các tài liệu, chứng cứ chứng minh người đứng tên yêu cầu là người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích [ví dụ giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, liên quan về mặt tài sản với người mất tích];

Xem thêm: Bố mất tích đã 15 năm thì có thể tuyên bố đã chết được không?

Các bằng chứng, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là người hiện nay đã biệt tích từ hai năm liên tiếp trở lên và mọi người không nhận được bất kỳ thông tin nào xác thực về việc người đó còn sống hay là đã chết.

Các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc người yêu cầu đã tiến hành áp dụng tất cả các biện pháp để thông báo tìm kiếm hoặc bản sao Quyết định của Tòa án về việc thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Danh sách những người thừa kế theo pháp luật của người bị yêu cầu tuyên bố là mất tích và bản sao giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn hoặc các chứng cứ để chứng minh những những người này là người thừa kế của người bị tuyên bố mất tích [trong trường hợp người thừa kế đã chết trước thì tiến hành kê khai tiếp những người thừa kế theo pháp luật của người đã chết này].

+ Bước 2, nộp, tiếp nhận và thụ lý hồ sơ:

Người yêu cầu sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ các tài liệu nêu trên thì nộp cho Tòa án có thẩm quyền theo quy định.

Cán bộ tiếp nhận của Tòa án tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền thực hiện. Nếu hồ sơ còn thiếu soát cần hoàn thiện thì hướng dẫn người yêu cầu hoàn thiện hồ sơ và nộp bổ sung.

Trường hợp Tòa án nhận thấy có đủ cơ sở để thụ lý theo quy định thì ra thông báo về việc giải quyết vụ việc, trường hợp không thụ lý thì ban hành văn bản từ chối trong đó nêu rõ lý do, căn cứ không thụ lý.

+ Bước 3, ban hành thông báo tìm kiếm người mất tích:

Việc ban hành quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích được Tòa án thực hiện trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Thông báo tìm kiếm người mất tích này sẽ được phát hành thông qua các hình thức như sau: phát sóng thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của Trung ương 03 lần trong vòng 03 ngày liên tiếp; đăng tải thông tin trên một trong các báo ra hàng ngày của trung ương trong vòng 03 số phát hành liên tiếp; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [nếu có].

Thời hạn của việc ra thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng được tính kể từ ngày các phương tiện thông tin đại chúng nêu trên đăng, phát hành thông báo lần đầu tiên.

+ Bước 4, đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc mở phiên họp xét đơn yêu cầu:

Sau khi thông báo tìm kiếm người mất tích nếu trong thời hạn thông báo mà người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và có yêu cầu Tòa án về việc ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố mất tích thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Nếu trong thời gian thông báo tìm kiếm mà người mất tích không trở về thì trong thời hạn 10 ngày được tính kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo tìm kiếm người mất tích theo quy định nêu trên thì Tòa án tiến hành mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Video liên quan

Chủ Đề