Lã động tân là ai

Lã Động Tân là nhân vật nổi tiếng trong Bát tiên của Đạo giáo. Nhiều người đều cho rằng nhân vật này là hư cấu không có thật. Tuy nhiên người ta đã phát hiện ra ngôi mộ của Lã Động Tân, đồng thời những thứ trong lăng mộ còn khiến các chuyên gia đau đầu không lý giải nổi.


  • Máy đọc sách kindle giá SHOCK!

  • Máy tính bảng giá SHOCK!

Nhiều người cho rằng nhân vật Lã Động Tân là hư cấu nhưng người ta đã phát hiện ra ngôi mộ của ông. [Ảnh tổng hợp]

Trung Quốc có bề dày lịch sử hơn 5000 năm, nơi đây là cái nôi của Đạo giáo,  trong thời gian dài đằng đẵng đó không ít thần thoại và truyền thuyết đã được lưu lại và truyền thừa từ đời này sang đời khác, mang đến cho con người rất nhiều văn hóa tốt đẹp. 

Trong đó có điển cố “Bát tiên quá hải” kể về câu chuyện 8 vị thần tiên vượt qua biển Đông Hải. Khi vượt biển, 8 vị thần tiên liên tục dùng pháp khí biến hóa, nên có thể bình yên vô sự vượt qua sóng lớn mãnh liệt ở Đông hải. 

Tuy nhiên, vào thời cận đại ở Sơn Tây, người ta đã phát hiện ra ngôi mộ của Lã Động Tân – một nhân vật trong Bát tiên. Khi các nhà khảo cổ mở quan tài, họ đã hết sức ngạc nhiên và thốt lên rằng điều này sao có thể xảy ra? Không lẽ truyền thuyết là có thật? Để làm rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu một chút về lịch sử của Bát tiên.

Nguồn gốc lịch sử của tên gọi Bát tiên

Bát tiên là 8 vị thần tiên trong Đạo giáo. [Ảnh qua Pinterest]

Nhiều người cho rằng “Bát tiên” là câu chuyện cổ tích do người xưa bịa đặt, không có thật, nhưng ở đó lại có rất nhiều nhân vật chân thật tồn tại, được ghi chép trong sử sách. Vì giới hạn của bài viết nên hôm nay chúng ta chỉ đề cập đến Lã Động Tân. Thuật ngữ “Bát tiên” xuất hiện lần đầu tiên vào thời Tây Hán. Khi đó, “Bát tiên” không được gọi là “Bát tiên” mà gọi là “Bát công”, dùng để chỉ 8 nhà văn nổi tiếng ở Hoài Nam. 

Mãi đến thời nhà Minh, “Bát tiên” mới được xác định là 8 vị thần tiên, đồng thời ghi chép họ vào cuốn “Bát tiên xuất xứ Đông du ký”, trong đó có ghi lại nhiều câu chuyện như: “Bát tiên quá hải”; “Chó cắn Lã Động Tân, không biết lòng tốt của người”; “Đại trượng phu, ngộ chân quyết, tu yếu chấp trì tâm mãnh liệt” [Đại trượng phu, ngộ ra khẩu quyết chân chính, ắt phải mãnh liệt giữ lấy tâm] đây là câu mà chính dương chân nhân – Chung Ly Quyền mô tả về Lã Động Tân.

Lã Động Tân là nhân vật có thật

Lã Động Tân là nhân vật nổi tiếng trong Bát tiên. [Ảnh qua Zhdate]

Lã Động Tân là một người quan trọng trong số Bát tiên, nên cũng tự nhiên trở thành nhân vật thần thoại. Tuy nhiên, trong cuốn “Tống sử”, thì Lã Động Tân là tổ sư gia của Toàn Chân giáo vào thời nhà Đường. Theo ghi chép lịch sử, Lã Động Tân sinh năm 798 SCN, là cháu trai của Lã Vị, một mệnh quan triều đình. Từ nhỏ ông đã chăm chỉ khắc khổ học văn học võ, sau đó tham gia khoa cử đậu Tiến sĩ, từng làm quan một đoạn thời gian, 2 lần đảm nhiệm chức huyện lệnh. Chẳng bao lâu, vì chán ghét cuộc sống quan trường nên ông bỏ quan nhập Đạo, ẩn cư núi rừng.

Trong một lần đến Trường An, ông gặp chính dương chân nhân – Chung Ly Quyền. Sau khi trải qua 10 thử thách, Chung Ly Quyền đã cấp cho ông kim đan, từ đó ông đắc Đạo pháp, thăng tiên. Lúc đi tuần du Lã Động Tân đã thu nhận rất nhiều đệ tử, ông được tôn xưng là tổ sư gia của Toàn Chân giáo. Trong thời nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt rất kính phục ông nên đã dựng lên Cung điện Vĩnh Lạc cho Lã Động Tân ở thị trấn Vĩnh Nhạc, tỉnh Sơn Tây. 

Phát hiện chấn động khiến các chuyên gia ‘đau đầu’

Tháng 12/1959, một con đập được xây dựng tại thị trấn Vĩnh Nhạc do đó Cung điện Vĩnh Lạc bị buộc phải di dời. Vô tình trong thời gian đó người ta lại đào được một lăng mộ, bên trên có khắc chữ “Đại Đường thuần dương Lã công tổ mộ” [mộ phần của Lã Động Tân]. 

Mộ của Lã Động Tân tại thị trấn Vĩnh Nhạc, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. [Ảnh qua Sohu]

Trải qua nghiên cứu, các chuyên gia tại Sở Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Sơn Tây xác nhận đây là lăng mộ của Lã Động Tân. Khi khai quật thì thấy lăng mộ hơi đơn sơ, chỉ rộng 7m2, ngoại trừ một chiếc quan tài, hầu như không có đồ tùy táng nào có giá trị.

Nhưng khi quan tài được mở ra, đã khiến tất cả các nhà khảo cổ kinh ngạc. Trong quan tài gỗ được đặt một đồng xu có khắc chữ ‘Thiên thánh nguyên bảo’, 2 đồng xu khắc chữ ‘Tường phúc thông bảo’, 4 đồng xu khắc chữ ‘Khai nguyên thông bảo’, tổng cộng có 7 đồng tiền. 

Điều kỳ lạ là thời gian phát hành của 7 đồng tiền này là khác nhau, trong đó ‘Thiên thánh nguyên bảo’ và ‘Tường phúc thông bảo’ là đồng tiền được phát hành vào thời nhà Tống, theo sử sách thì Lã Động Tân là thời nhà Đường, trên bia mộ cũng ghi rõ như vậy.

Đồng xu có khắc chữ ‘Thiên thánh nguyên bảo’. [Ảnh qua Shopee]

Nếu so lịch sử của hai triều đại thì Lã Động Tân phải sống ít nhất trên 200 tuổi, điều này khiến các nhà khảo cổ học rất khó hiểu. Bởi vì vào thời cổ đại tuổi thọ trung bình của con người chỉ có 50, nên sống đến 200 tuổi là điều không tưởng.

Để giải thích cho điều này, một số người suy đoán rằng ngôi mộ đã được di dời, nhưng qua khảo sát cho thấy không có dấu hiệu di dời, vì vậy ý ​​kiến ​​này đã bị phủ nhận.

Có người cho rằng Lã Động Tân sống từ thời nhà Đường đến nhà Tống, chính vì Lã Động Tân sống lâu hơn những người bình thường nên ông được tôn xưng là thần tiên. 

Không lẽ người này thật sự là một Đại la kim tiên [cấp bậc thần tiên trong Đạo giáo], có thể sống lâu mấy trăm năm sao? Cho đến nay, vấn đề này vẫn còn là một bí ẩn. Lã Động Tân là một vị đại thần tiên trong thần thoại, điều mà mọi người không ngờ tới là ngay cả lăng mộ của ông cũng tràn đầy bí ẩn. 

Tử Vi [Theo Sound Of Hope]

Dưới thời nhà Đường, ở huyện Vĩnh Nhạc, Bồ Châu triều Đường, tại nhà ông Lã Nhượng, Thứ Sử của Hải Châu bỗng có một mùi hương tuyệt diệu lan tỏa khắp phòng, âm nhạc thiên đường vang khắp không trung, lại có một con hạc trắng từ trên trời hạ xuống, bay vào trong màn trướng rồi biến mất. Một cậu bé ra đời được đặt tên là Lã Phẩm, hiệu là Thuần Dương Tử ấy là vào ngày 14 tháng 4 năm 14 Trinh Nguyên. Cậu bé sau này được biết đến với tên là Lã Động Tân, một trong tám vị Tiên bất tử của Đạo gia. Lã Động Tân thông minh nhanh trí, xuất khẩu thành thơ.

Là con quan triều đình, khi lớn lên ông vâng mệnh phụ mẫu, đến Tràng An ứng thí. Một ngày nọ, khi đang ở Trường An uống rượu lúc thanh nhàn, ông gặp một đạo sĩ áo xanh, mình choàng áo trắng, tay cầm bút viết lên tường ba bài thơ tứ tuyệt như sau:Bài thứ nhất nói rằng:

    Tọa ngọa trường huề tửu nhất hồ,


    Bất giáo song nhãn thức Hoàng Đô,
    Càn khôn hứa đại vô danh tính,
    Sơ tán nhân gian nhất trượng phu.Nghĩa là:

    Dù nằm hay ngồi vẫn mang theo một bầu rượu,


    Không bảo đôi mắt trông thấy kinh thành Trường An,
    Càn khôn vũ trụ rộng lớn không có danh tính,
    Rải rác ở chốn nhân gian một đấng trượng phu.Bài thứ hai nói rằng:

    Đắc Đạo chân Tiên bất dịch phùng,


    Kỷ thời quy khứ nguyện tương tòng,
    Cổ ngôn trụ xứ liên thương hải,
    Biệt thị Bồng Lai đệ nhất phong.Nghĩa là:

    Bậc chân Tiên đắc Đạo không dễ mà gặp được,


    Khi nào mong muốn trở về xin nguyện đi theo,
    Lời xưa nói họ ở nơi biển cả xanh thẳm,
    Hay là ở ngọn núi cao nhất chốn Bồng Lai.Bài thứ ba nói rằng:

    Mạc yếm truy hoan tiểu ngữ tần,


    Tầm tư ly loạn khả thương thần,
    Nhàn lai khuất chỉ tòng đầu số,
    Đãi đáo thanh bình hữu phàm nhân.Nghĩa là:

    Đừng mãi hài lòng với vui vẻ và hạnh phúc,


    Nghĩ ngợi nhiều có thể làm thương tổn tinh thần,
    Vui vẻ bấm ngón tay và thuận theo số phận,
    Chờ đợi buổi thanh bình trong cõi phàm trần này.

Lã Động Tân kinh ngạc trước tướng mạo cổ quái, ý thơ phiêu dật của người ấy và bước tới hành lễ. Vị đạo sĩ nói: “Trước tiên ngươi ngâm bài thơ thứ nhất để ta xem chí ngươi thế nào”. Lã Động Tân tiện tay tiếp bút viết:    Sinh tại Nho gia ngộ thái bình    Huyền anh trọng trệ bố y khinh    Thùy năng thế thượng tranh danh lợi    Dục sự Thiên Hoàng thượng Ngọc ThanhNghĩa là:    Sinh tại gia đình nhà Nho, gặp cảnh thái bình    Đã quen với áo vải, coi thường cảnh lụa là    Tại sao con người thế gian tranh giành danh lợi?

    Ta phục vụ Thượng Đế ở trên điện Ngọc Thanh

Vị đạo sỹ này là Hán Chung Ly [có tài liệu cho là Trương Tử Phòng tự Vân Phòng], một trong ba người đứng đầu Bát Tiên. Nhìn thấy nguyện ý tu Đạo của Lã Động Tân, Chung Ly mời ông về núi cùng tu Đạo với mình. Nhưng Lã Động Tân từ chối.Tuy nhiên họ ở cùng phòng trọ với nhau, khi Chung Ly đang nấu cháo kê vàng, Lã Động Tân ngủ thiếp đi và thấy một giấc mơ. Trong giấc mơ, 18 năm đã trôi qua. Lã Động Tân thi đỗ với điểm số cao nhất, làm quan to trong triều, lên đến chức Thừa tướng.Ông kết hôn, có con cháu và người hầu kẻ hạ. Nhưng một biến cố lớn xảy ra đến với ông. Ông bị phản bội và mất hết mọi thứ, bao gồm cả thân quyến và gia sản, phải lang thang trong nghèo khổ và cô đơn. Tiếc nuối đời mình, Lã Động Tân bừng tỉnh giấc. Nồi cháo kê vẫn chưa nấu xong.Chung Ly cười và hát:

    Hoàng lương do vị tục


    Nhất mộng đáo hoa tưNghĩa là:

    Nồi kê còn chưa chín


    Giấc mộng đã mơ xongLã Động Tân sau đó chấm dứt cuộc sống của một nhà Nho và đồng ý theo Chung Ly ẩn dật tu Đạo. Lã Động Tân đã vượt qua 10 khảo nghiệm trước khi được Chung Ly nhận làm đệ tử. Mỗi một khảo nghiệm liên quan tới sự mất mát về lợi ích hiện thực, lợi ích vật chất, cũng như buông bỏ những ràng buộc về tình của người thường.Trong một khảo nghiệm, Lã Động Tân đã bảo vệ đàn cừu khi đối diện với một con hổ đói mà không chút sợ hãi. Trong một khảo nghiệm khác, ông đã giữ mình vững vàng khi một cô gái trẻ ra sức quyến rũ ông. Trong khảo nghiệm cuối cùng, Lã Động Tân đã sẵn sàng chết để hoàn trả một món nợ tiền kiếp. Bằng chính niệm, Lã Động Tân đã vượt qua tất cả khảo nghiệm.Sau đó, Chung Ly dạy Lã Động Tân bí quyết tu Đạo thực sự. Sau này Chung Ly cưỡi mây rời khỏi thế gian. Chuyện kể rằng Chung Ly nói với Lã Động Tân là nếu ông tiếp tục tu Đạo, ông cũng sẽ có thể bay lên thiên đàng. Nhưng Lã Động Tân đáp lại rằng ông muốn cứu độ tất cả chúng sinh trước khi rời đi.Lã Động Tân ngao du xuống phía Nam tới sông Lễ Thủy và gặp Chúc Dung, vốn là Đại Long Chân Quân Chúc Dung Quân truyền cho ông Thiên Độn Kiếm Pháp và đưa cho Lã Động Tân một thanh kiếm dùng để trảm tà ma.Truyền thuyết kể rằng Lã Động Tân ẩn hiện ở thế gian hơn 400 năm. Ông tiêu diệt tà ma bằng thanh bảo kiếm, giúp đỡ nhiều người học Đạo. Lã Động Tân thường chu du giữa các miền sông núi tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc, gần sông Dương Tử và sông Hoài. Sau này, Chung Ly trở lại, nói rằng tên của Lã Động Tân đã được liệt vào sổ Tiên tại điện Ngọc Thanh.

Ngày nay, Lã Động Tân được biết đến là một trong Bát Tiên của Đạo gia. Những bài thơ của ông được tập hợp lại trong cuốn Toàn Đường Thi, một tuyển tập thi ca nhà Đường.

Video liên quan

Chủ Đề