Mẫu tự đánh giá người đại diện vốn nhà nước

Người quản lý phần vốn góp là người đại diện phần vốn để thực hiện các quyền và lợi ích liên quan đến công ty. Chính phủ ban hành Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nghị định này quy định thêm những điểm mới về quản lý người đại diện phần vốn góp nhà nước tại doanh nghiệp.

Bài viết: “Quy định mới về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp” của Luật Thành Đô sẽ giúp Quý độc giá tìm hiểu chi tiết hơn về việc quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định mới của pháp luật hiện hành.

Quy định mới về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

– Các văn bản pháp luật có liên quan.

II. NGHỊ ĐỊNH 159/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN GÓP NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Nghị định này quy định đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người giữ chức danh, chức vụ và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong đó, người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

Việc đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được thực hiện hàng năm sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; việc đánh giá người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện sau khi công bố báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.

III. ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước gồm:

[1] Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

[2] Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

[3] Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

[4] Tuổi bổ nhiệm:

Phải đủ tuổi [tính theo tháng] để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định nêu trên.

[5] Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[6] Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

[7] Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.

Về thời hạn giữ chức vụ, thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.

Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

[1] Căn cứ vào giá trị vốn của nhà nước, quy mô của doanh nghiệp và đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn người đại diện phần vốn nhà nước, cơ quan tham mưu đề xuất với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể để cử làm người đại diện phần vốn nhà nước, gồm các thông tin: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; ngày vào Đảng [nếu là đảng viên]; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị [nếu có]; chức danh quản lý; cơ quan, đơn vị đang công tác.

[2] Cơ quan đại diện chủ sở hữu thống nhất về chủ trương thực hiện và tiến hành một số công việc sau:

– Gặp nhân sự được dự kiến đề cử làm người đại diện phần vốn nhà nước để nhân sự cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước nếu được cử;

– Trao đổi và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương cử người đại diện phần vốn nhà nước; xác minh lý lịch của nhân sự.

[3] Cơ quan đại diện chủ sở hữu lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về nhân sự dự kiến đề cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.

[4] Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, kết luận những vấn đề phát sinh [nếu có], thảo luận, quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước.

IV. HỒ SƠ CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Hồ sơ bao gồm:

[1] Tờ trình về việc đề nghị cử người đại diện phần vốn nhà nước do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký;

[2] Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4×6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

[3] Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất;

[4] Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức đang quản lý người được đề nghị cử làm người đại diện phần vốn nhà nước;

[5] Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;

[6] Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;

[7] Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;

[8] Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;

[9] Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng;

[10] Bản cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước với chủ sở hữu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu thông qua.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh bất động sản năm 2021

Quy định về trường hợp được thay đổi danh sách cổ đông sáng lập

Quý khách hàng tham khảo bài viết trên, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được hướng dẫn và giải đáp tận tình.

Chủ Đề