Mẹ bầu ăn lạc có tốt không

Lạc có phải là một loại hạt dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của Mẹ và bé? Bà bầu ăn lạc có tốt không? Hãy cũng nhau tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Lạc [hay đậu phộng] là một trong những loại hạt ăn vặt được nhiều người ưa thích. Nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu bạn không bị dị ứng với lạc, hãy ăn chúng ít nhất là 5 lần/ tháng trong thời gian mang thai, sẽ giúp con yêu không bị dị ứng với lạc.

Lạc là một nguồn protein tuyệt vời, giàu chất xơ, nhiều vitamin E, Folate, các khoáng chất như Mangan, Maggie, Sắt, Đồng, Kẽm, Phốt-pho… rất tốt đối với bà bầu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ăn nhiều lạc khiến trẻ dễ bị dị ứng.

Cùng tham khảo bài viết dưới đây để trả lời cho thắc mắc: “bà bầu ăn lạc có tốt không?” nhé. Và những lưu ý Mẹ cần biết để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Ăn Lạc Tốt Cho Bà Bầu

Trong mảng xây dựng chế độ ăn khoa học và đầy đủ của Mẹ bầu, trong 3 tháng đầu các Bác sỹ đều khuyên bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là Acid Folic và chất béo. Một trong những nguồn cung Acid Folic và chất béo giá trị nhất chính là đậu phộng, các chế phẩm của đậu phộng như bơ hoặc dầu đậu phộng.

Trong nhân đậu phộng có chứa một hàm lượng lớn các chất béo [khoảng 40 – 50%]. Tiếp theo là vitamin E, các acid béo không bão hòa là Acid Arachidic [AA] và Acid Lignoxeric [LA]. Đây là các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của bà bầu và trẻ nhỏ.

Ngoài ra hạt lạc chứa nhiều các vitamin nhóm B, như B2, B6… rất có lợi cho em bé.

Folate có trong đậu phộng là một hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe của cả Mẹ và bé. Mẹ bầu đều đặn bổ sung 400mg acid folic mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi lên đến 70%. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ phát triển trí não của trẻ, giúp trẻ thông minh hơn.

Ăn lạc trong giai đoạn đang cho con bú còn giúp lượng sữa mẹ tiết ra nhiều hơn, chất lượng sữa cao hơn. Trytophant trong đậu phộng còn giúp sản sinh Serotonin – một hoạt chất có khả năng điều chỉnh tâm trạng, chống lại trầm cảm và các vấn đề về tâm lý của phụ nữ khi bước vào giai đoạn mới của cuộc đời.

Ngoài ra, các loại hạt khác như đậu nành, đậu Hà Lan và họ nhà đậu là những loại thực phẩm giàu acid folic rất cần được bổ sung vào khẩu phần ăn của Mẹ.

Đậu Phộng Với Phụ Nữ Mang Thai – Khả Năng Gây Kích Ứng

Trong các diễn đàn dành cho Cha Mẹ hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng ăn lạc sẽ khiến gia tăng tỷ lệ dị ứng thai nhi. Mẹ bầu ăn lạc dễ bị nóng trong người, đầy hơi, khó tiêu…

Một số người cho rằng việc Mẹ bầu ăn lạc trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng của trẻ sau này cao hơn thông thường. Sử dụng nhiều lạc trong thời gian cho con bú cũng làm tăng nguy cơ mắc dị ứng cho trẻ. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, trẻ em dưới 3 tuổi cũng không nên ăn lạc, nhằm làm giảm khả năng tiếp xúc với các chất nhạy cảm và gây dị ứng

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi Boston Children’s Hospital – bệnh viện Nhi Boston đã bác bỏ những luồng ý kiến trên và khẳng định, bà bầu ăn lạc an toàn và không cần phải lo lắng vì dị ứng thai nhi.

Vấn đề duy nhất đến từ lạc với Mẹ bầu chính là chúng rất giàu protein, có thể gây chứng đầy bụng và khó tiêu, Mẹ có thể mắc táo bón khi ăn quá nhiều. Do đó, các Mẹ nên cân nhắc số lượng và chỉ nên ăn vừa phải nhé.

 

Chăm Sóc Sức Khỏe Khi Mang Thai

Mang thai là một trong những giai đoạn đặc biệt quan trọng với cuộc đời người phụ nữ. Có con là một điều vô cùng có ý nghĩa và thiêng liêng đối với chúng ta. Cảm nhận con yêu đang lớn lên từng ngày trong mình là một trải nghiệm rất quý giá.

Trong giai đoạn này, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ hợp lý giúp bé yêu không những có thể lớn lên một cách khỏe mạnh mà còn góp phần giúp phát triển trí não ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Ngoài chế độ ăn, những thay đổi về thể chất cũng như biến chuyển tâm lý của mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển và sinh trưởng của con. Do đó, mẹ cần phải có lịch kiểm tra thai định kỳ và đến phòng khám sớm – sau khi bế kinh khoảng 40 ngày để xét nghiệm, cũng như được các bác sỹ tư vấn và giúp đỡ.

4 Nhóm Thức Ăn Chính Cho Mẹ Bầu:

Do lo lắng quá nhiều cho con yêu, các Mẹ chỉ cần nghe phong thanh ăn cái này không tốt, ăn cái kia không tốt mà lại lỡ ăn rồi thì lo cuống cuồng lên. Dễ thấy, chỉ riêng về đậu phộng – hạt lạc mà chúng ta bắt gặp rất nhiều câu hỏi của các mẹ như: “mẹ bầu có được ăn lạc luộc không?”, “bà bầu có nên ăn muối vừng lạc?”, “bà bầu có nên ăn muối vừng lạc?”…

Thực ra, điều này là không cần thiết. Mẹ nào cũng muốn con yêu phát triển toàn diện, tuy nhiên bạn đừng nên khắt khe quá mức, hãy ăn vừa phải những món mình thích và cân đối khẩu phần ăn cùng đa dạng các loại thức ăn thuộc 4 nhóm thực phẩm như sau:

  • Chất bột đường: chiếm 55% trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Chất đạm: chiếm 20%.
  • Chất béo: chiếm 25%
  • Các vitamin và khoáng chất cần thiết khác: chiếm 5%.

 

Chế Độ Ăn Uống Trong Từng Giai Đoạn Của Thai Kỳ

Thông thường, chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai hợp lý tuân thủ nguyên tắc “tam cá nguyệt” – theo 3 tháng một, hoặc theo các giai đoạn hình thành – và phát triển của thai nhi như sau:

  • Ba tháng đầu: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu chỉ nên duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành 5 đến 6 bữa nhỏ, để tránh buồn nôn do hiện tượng ốm nghén. Giai đoạn này nên tập trung bổ sung cho cơ thể các vitamin quan trọng như Acid Folic, Sắt, Omega -3, trong đó acid folic là cực kỳ quan trọng có tác dụng làm giảm nguy cơ khiến dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hỗ trợ sự phát triển bình thường
  • Ba tháng sau: Các bữa phụ ăn kèm cần bổ sung những thực phẩm giàu protein như nghêu, sò các loại sữa bầu, tăng cường các loại nước ép, sinh tố và bổ sung các loại hạt, quả chứa nhiều Omega 3 và Omega 6 như quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ…
  • Ba tháng cuối: Đây là giai đoạn thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh, cơ thể Mẹ cần bổ sung lượng dinh dưỡng cao nhất, đặc biệt là không được thiếu canxi – cho cả Mẹ và cho bé.

Ngoài ra, để có một thai kỳ khỏe mạnh, Mẹ bầu được khuyến nghị cần vận động đều đặn, đặc biệt yoga là môn thể thao có cường độ vận động phù hợp với phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, Mẹ nên tránh ăn mặn, dễ khiến bị cao huyết áp, sản giật hoặc phù nề tay chân. Lưu ý, đừng tăng cân quá nhiều trong khai kỳ và thăm khám định kỳ để phát hiện sớm những vấn dề và phòng tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết bạn đã biết công dụng của đậu phộng với Mẹ bầu, chế độ ăn uống đúng đắn và giải đáp được thắc mắc: “bà bầu ăn lạc có tốt không” rồi nhé.

Chủ Đề