Mẹo chữa em bé ngủ ngày cày đêm

Suốt thời gian con mới chào đời, mẹ không quản mệt nhọc để làm những điều tốt nhất cho con. Nhưng đến tuần thứ sáu, bạn thấy mệt mỏi vì số lần bé thức dậy ban đêm lại tăng lên liên tục. Đến tháng thứ ba, mỗi khi bé thức dậy, bạn mệt mỏi và giả vờ ngủ, hy vọng ông xã mang sữa lại cho bé….

Nhiều bậc cha mẹ vì vô tình đã khuyến khích thói quen ngủ không đúng giờ của trẻ. Nếu con bạn được 6 tháng hay lớn hơn mà vẫn thức giấc mỗi tối thì đã đến lúc phải tập thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ cho bé. Các chuyên gia đã lập một chương trình trong 7 ngày để đảm bảo cho bạn và con có giấc ngủ ngon suốt đêm, ít phải thức dậy vì tiếng khóc của trẻ.

Ngày 1: Bắt đầu kế hoạch làm việc đều đặn.

Nhiều em bé bị xáo trộn giờ giấc giữa ngày và đêm, chúng ngủ chợp lâu vào buổi chiều và thức dậy chơi vào ban tối. Có thể khắc phục được điều này vì trẻ em có thể phân biệt được ngày và đêm nếu tập cho chúng:

Hãy đánh thức con dậy thật sớm, coi đó như là một thói quen đều đặn mỗi ngày. Đặt nôi bé gần cửa sổ và vén màn che lên cao. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp bé có thói quen sinh học.

Giờ ngủ ban đêm, nên bắt đầu làm một số việc đều đặn mỗi khi đi ngủ để tạo thành thói quen: Mặc đồ ngủ cho bé, đọc truyện hay hát cho bé nghe, đặt bé vào giường và tắt hết đèn. [ Việc đọc truyện hay hát giúp hệ thống hoạt động và cảm xúc của bé từ từ giảm xuống]

Ngày thứ 2: Tiếp tục làm như hôm trước.

Nếu bé vẫn còn đòi ăn ban đêm thì đó là lúc tốt nhất để nhấn mạnh cho trẻ biết sự khác biệt giữa ngày và đêm. Tiến sĩ Robert Balard, giám đốc Trung tâm sức khỏe giấc ngủ tại Trung tâm ý tế quốc gia ở Denver [Mỹ] nói: “Hãy cho bé ăn thoải mái vào ban đêm với ánh sáng nhẹ, cho ăn chậm, không thúc hối, có nhạc nhẹ nhàng càng tốt. Vào ban ngày, hãy cho bé ăn vào thời điểm bé hoạt động cao nhất, khi bạn chọt lét vào chân bé chẳng hạn. Bé sẽ bắt đầu hiểu được sự khác biệt đó”.

Tiếp tục chú ý làm cho bé cảm thấy thoải mái vào buổi tối. Tắm nhanh buổi tối sẽ giúp bé thư thái và mạnh khỏe. Cũng nên tạo thêm những tiếng động nhẹ. Tiếng kêu o…o… của quạt máy hay một máy truyền thanh bị nhiễu sóng lại rất tốt cho các em bé. Bạn có thể chỉnh tiếng o…o… này nhỏ dần và em bé cũng bắt đầu ngủ nhanh hơn.

Ngày 3: Tiếng khóc lại bắt đầu.

Hãy tôi luyện chính bản thân bạn nữa: Tối nay bạn đặt cháu lên giường khi nó vẫn còn thức. Đó là điều quan trọng nhất bạn phải làm. Nếu cháu ngủ trong lòng bạn rồi, hãy đánh thức sao cho khi bé vừa mở mắt là bạn đặt ngay vào nôi. Dĩ nhiên bé sẽ khóc. Nhưng bạn đừng mềm lòng bế nó lên khi nghe tiếng khóc, và bé sẽ nín.

Các bậc cha mẹ thường rất sốt ruột khi nghe tiếng khóc của con, nhưng sau đó bé sẽ ngủ. Trẻ con từ 5-6 tháng trở lên dĩ nhiên sẽ phật ý vì bạn thay đổi thói quen của nó nên khóc và chuyện bình thường. Trẻ em dưới 5 tháng thường khóc khoảng 15-20 phút. Nếu cháu có những biểu hiện khác, hãy đi đến bác sĩ khám định kỳ cho bé. Thời gian đầu nên ở với bé 5 phút. Nhưng mỗi lần vào trông chừng bé phải thật mau, đừng mở đèn, ẳm bé ra khỏi giường và cũng đừng để vào nôi bé chai sữa.

Ngày thứ 4: Không để bé làm nũng

Đêm thứ ba quả là một đêm dài với cả mẹ và bé. Mong sao tối nay mọi chuyện sẽ suôn sẻ hơn. Con của bạn sẽ ý thức một chút rằng khóc không đem lại kết quả gì cả. Mỗi khi bé phản đối, hãy chờ khoảng 10 phút rồi hãy trả lời. Và cho dù bé làm bất cứ hành động gì cũng đừng chịu thua và bế con lên mà dỗ ngon dỗ ngọt. Nếu mẹ không kiên định, trẻ sẽ làm nũng, khóc dài hơn, và đêm mai nó cũng dai dẳng như vậy.

Ngày thứ 5: Bắt đầu ổn định

Hầu hết trẻ em bắt đầu quen với chương trình từ 3 đến 5 ngày. Vì vậy tối nay có thể là mọt đêm may mắn cho bạn. Nếu con bạn vẫn làm theo ý con, hãy kéo dài thời gian, đợi đến 15 phút rồi mới vào xem con ra sao? Một số trẻ khóc vì muốn biết chắc xem bố mẹ còn ở đó không? Nhưng một số khác khóc để “thi gan”.

Nếu biết rõ bạn là nguyên nhân cho trẻ khóc lóc mỗi đêm thì mỗi khi bé khóc, bạn đừng vào nữa. Nhìn lén qua khe cửa để nó không thấy bạn.

Vấn đề thường gặp lúc này là cho ăn đêm. Khi bé được 3-4 tháng thì có thể không cần ăn đêm nữa. Bạn hãy giảm bớt từ từ rồi cắt hẳn bữa ăn đêm. Khi mới cắt bữa ăn đêm, hãy ôm con âu yếm nhưng đừng hát, tránh ánh sáng ngay cả khi thay tã, đặt bé vào nôi ngay khi bé muốn. Càng lớn bé càng ít cần ăn khuya hơn, vì vậy chúng không có thói quen thức giấc.

Ngày thứ 6: Ngủ thẳng giấc

Nghe thật là thích! Không cần bé quấy bạn cũng tự động thức dậy trông chừng con. Nên mặc đồ ấm cho con để khỏi lo bé đạp màn. Đừng nôn nóng phá hỏng những gì vừa đạt được. Khi bé thức dậy khóc ọ ọe một chút, cứ để con bạn tự xoa dịu nó. bạn cũng cần phải thư giãn, cứ thiếp đi một lát, rất tốt cho cả bạn và con.

Ngày thứ 7: Mẹ cũng ngủ ngon giấc

Khi con bạn đã chấm dứt thời kỳ bú sữa mẹ, thái độ của nó cũng thay đổi. Điểm đặc biệt là nó sẽ khăng khăng đòi tự ăn. Cứ cho nó tự ăn những thức ăn như khoai tây tán nhuyễn, thức ăn hầm chín, có thể dùng muỗng để ăn. Ngoài ra nên bổ sung các thức ăn như thịt, gà cá…

Cuối cùng thì mẹ cũng có được giấc ngủ cho mình và còn tặng cho con của mẹ một món quà đặc biệt là thói quen ngủ theo giờ, tự ngủ một mình. Dĩ nhiên, sẽ có những trở ngại mới như bệnh tật, có một đứa em, hay phải ngủ trong phòng ở khách sạn… Hãy bình tĩnh thực hiện lại kế hoạch 7 ngày. Lần thứ hai này, con bạn sẽ vượt qua dễ dàng vì nó đã được luyện tập.

Nhiều trẻ sơ sinh ngày ngủ đêm thức làm cho các ông bố bà mẹ vô cùng vất vả khi chăm con. Vậy có mẹo chữa ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất hay không và đó là gì? Các bạn hãy cùng ECO PHARMALIFE tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân trẻ ngủ ngày cày đêm

Trẻ ngủ ngày cày đêm là hiện tượng ban ngày trẻ ngủ rất nhiều nhưng đến tối lại thức khiến bố mẹ rất lo lắng và mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân trẻ ngủ ngày thức đêm là gì để khắc phục cho con mình nhé. Có một số nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng ngày ngủ đêm thức ở trẻ sơ sinh như sau:

Do trẻ sơ sinh chưa phân biệt được ngày và đêm

Thông thường trẻ sơ sinh trong vòng 2 tháng đầu chưa phân biệt được ngày và đêm do bé vẫn đang tập làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Khi đó, bé có thể ngủ bất cứ lúc nào và rất hay xảy ra tình trạng bé sơ sinh thức đêm ngủ ngày.

Do thói quen

Nhiều bố mẹ nuông chiều con, cứ thấy con ngáp là cho đi ngủ bất kể là ngày hay đêm. Điều này vô tình đã tạo nên thói quen ngủ ngày thức đêm ở trẻ.

Mặc dù trẻ sơ sinh ngủ nhiều là tốt. Tuy nhiên, giấc ngủ ban đêm quan trọng hơn ban ngày rất nhiều mà bố mẹ không thể bỏ qua. Ban đêm là lúc mà quá trình hấp thu và đào thải ở trẻ diễn ra mạnh mẽ. Trẻ sẽ phát triển rất khỏe mạnh nếu được ngủ nhiều vào ban đêm.

Do thiếu vitamin và khoáng chất

Nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng lớn giúp bé ngủ ngon giấc vào ban đêm như là Canxi, Kẽm, Vitamin D, Magie,…. Chế độ ăn của mẹ cho con bú hoặc của bé thiếu những chất này cũng khiến cho bé khó ngủ, đêm hay trằn trọc và quấy khóc hơn.

Do khó chịu

Do khó chịu khiến trẻ ngủ ngày cày đêm

Nhiều bé không ngủ được do phòng ngủ quá sáng hoặc quá tối làm bé sợ hãi. Cũng có khi tã của bé bị ướt khiến cho bé khó chịu và cáu gắt. Các mẹ hãy quan tâm và để ý điều này nhé. Hãy đảm bảo cho con có một môi trường ngủ tốt nhất.

Do ăn quá nhiều

Thông thường buổi tối trước khi đi ngủ, các ông bố bà mẹ thường cho con mình bú nhiều sữa vì sợ con bị đói sau một giấc ngủ đêm dài. Điều này hoàn toàn đúng.

Nhưng nếu bạn cho bé uống nhiều sữa quá mức sẽ làm bé quá no. Các mẹ cần biết là trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ và yếu, không thể tiêu hóa được quá nhiều thức ăn cùng một lúc. Nếu trẻ ăn quá no sẽ khiến bé khó chịu và khi đó bé sẽ thức cả đêm đấy.

Ngoài ra, bé sơ sinh ngủ ngày thức đêm cũng có thể do thay đổi môi trường ngủ từ nằm nôi sang nằm giường hoặc do đổi phòng ngủ khác,… Nhiều nguyên nhân tuy nhỏ nhưng cũng có thể gây ra hiện tượng ngày ngủ đêm thức ở bé sơ sinh mà mẹ có thể không để ý đấy.

Vậy bé ngủ ngày cày đêm phải làm sao, ba mẹ hãy đọc tiếp các mẹo nhỏ sau đây để giúp bé có một giấc ngủ ngon hơn nhé!

Cách khắc phục trẻ ngủ ngày thức đêm khoa học

Nếu các mẹ đã xác định được nguyên nhân bé ngủ ngày thức đêm là gì rồi, thì việc trị chứng tật này cho bé là hoàn toàn có thể. Các chuyên gia đã xây dựng được một số cách khắc phục chứng ngủ ngày cày đêm cho bé như sau:

Tạo thói quen ngủ một cách khoa học cho bé

Trẻ sơ sinh thường có đồng hồ sinh hoạt khác người lớn. Tuy nhiên, việc bố mẹ cần làm là tạo một nề nếp sinh hoạt khoa học và cố định như ăn đúng giờ và ngủ đúng giờ.

Việc này ban đầu không hề dễ nhưng nếu duy trì được đủ lâu sẽ tạo cho bé một thói quen sống rất tốt. Các mẹ hãy tập cho bé đúng giờ mới được đi ngủ. Khi nào ngủ đủ giấc bé sẽ dậy và từ đó sẽ hạn chế được tình trạng thức đêm ở trẻ nhỏ.

Giờ giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Tùy thuộc vào từng giai đoạn lớn lên của trẻ mà sẽ có giờ giấc ngủ khác nhau. Ví dụ như:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: trẻ thường ngủ khoảng 16-20 tiếng một ngày. Các mẹ nên cho con ngủ 3 lần vào ban ngày ở các khung: 9-10h sáng; 13-14h chiều, 15-17h chiều và ngủ một giấc dài buổi tối từ 21h đến sáng hôm sau.
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: nên ngủ trưa khoảng 30 phút đến 1 tiếng và buổi tối đi ngủ từ 7-9h tối đến 6-8h sáng hôm sau.
  • Trẻ từ 3-6 tuổi: thời gian ngủ trưa ngắn lại còn 20-30 phút hoặc mất hẳn do càng lớn trẻ càng ít ngủ trưa. Buổi tối trẻ nên đi ngủ từ 8-9h tối và tỉnh lúc 6-8h sáng hôm sau.

Từ độ tuổi này trở đi, trẻ hầu như đều đã hình thành được thói quen ngủ cho mình. Vì thế, cha mẹ nên tập cho con có những thói quen ngủ tốt ngay từ ban đầu khi con còn nhỏ.

Các mẹ có thể quan tâm

Mẹo chữa giật mình ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần biết

Chế độ ăn đủ chất

Chế độ ăn đủ chất ở trẻ tránh ngủ ngày cày đêm

Hãy đảm bảo cho bé nhà mình được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi, Kẽm, Sắt, Vitamin D,… Điều đó không những cải thiện giấc ngủ cho trẻ mà còn giúp trẻ lớn lên phát triển khỏe mạnh.

Cha mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày cho con các loại thực phẩm như:

  • Giàu Canxi bao gồm sữa, đậu nành, đậu xanh, cá, các loại hạt, rau xanh,….
  • Giàu Kẽm như tôm, cua, trứng, thịt, cá,… các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
  • Giàu Sắt như các loại ngũ cốc, thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu,…
  • Giàu Vitamin D: có trong gan các loại động vật nuôi dưới ánh nắng mặt trời như bò nuôi ở đồng, cá biển,… Vitamin D cũng được tạo ra khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm.

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng nếu muốn con mình có được một chế độ ăn uống tốt nhất và đầy đủ nhất.

Tạo môi trường ngủ tốt nhất cho bé

Một môi trường ngủ tốt là khi đảm bảo được nhiệt độ phòng, ánh sáng, tiếng động,…. Các yếu tố này nếu được đảm bảo sẽ tạo cho con yêu một giấc ngủ thật ngon và sâu.

Các mẹ cũng nên để ý thay tã cho bé thường xuyên. Bởi tã ướt rất dễ gây cho bé cảm giác khó chịu và không ngủ được.

Loại bỏ các thói quen xấu

Nhiều bé sơ sinh thường có thói quen tỉnh giấc vào ban đêm để uống sữa hoặc ăn bột, ăn cháo,… Điều này hoàn toàn không tốt cho bé. Bởi ban đêm là lúc mà nhiều cơ quan được nghỉ ngơi và “ngủ” sau một ngày dài hoạt động.

Nếu bé ăn đêm sẽ khiến chúng chưa được nghỉ ngơi đầy đủ mà đã phải hoạt động. Điều đó sẽ làm cho chúng hoạt động quá sức mà ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con.

Nếu mẹ nào có con thường xuyên ăn đêm thì hãy khắc phục và loại bỏ ngay thói quen này cho con mình đi nhé!

Giúp bé dễ chịu và thoải mái hơn khi ngủ

Các mẹ có thể giúp con mình thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn bằng cách mặc đồ dễ chịu cho con, giường ngủ hoặc nôi của con cũng phải đảm bảo đủ rộng và thoải mái; massage nhẹ nhàng cho con trước khi đi ngủ,…

Các mẹo khoa học trị bé mất ngủ ban đêm tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Các mẹ cần tìm hiểu thật kỹ mọi điều ở con để giúp cho con một cuộc sống tốt nhất nhé!

Ngoài ra, các ông bố bà mẹ có thể rèn cho con thói quen tự đi ngủ bằng các phương pháp sau:

  • Để yên bé tại chỗ: nhiều mẹ thường bế bé để ru ngủ hoặc đung đưa nôi dỗ bé đi vào giấc ngủ. Điều này sẽ làm cho bé mỗi khi được đặt xuống hoặc ngừng đung đưa sẽ thức giấc.

Vì vậy, các mẹ hãy để bé được ngủ yên tại một vị trí trên nôi hoặc trên giường. Như vậy sẽ giúp bé ngủ ngon vào ban đêm.

  • Để con tự nín khi khóc: nhiều mẹ sợ nghe tiếng khóc của con và cứ mỗi khi nghe thấy con yêu của mình khóc là phải dỗ ngay. Điều này sẽ tạo cho bé thói quen phụ thuộc vào bố mẹ và không tự đi vào giấc ngủ nếu không có bố mẹ ở bên.

Bạn hãy để con khóc và tự nín. Chỉ nên dỗ khi thấy con khóc quá to và quá nhiều. Nếu con bạn có thể tự nín khóc được, bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn đấy.

  • Kiểm soát các cơn khóc của con: nếu mẹ không thể để yên khi thấy con yêu mình khóc được thì hãy cố gắng kiểm soát cơn khóc của con. Tức là kéo dài khoảng thời gian khóc cho con và rút ngắn khoảng thời gian dỗ con lại.

Một, hai lần đầu tiên, mẹ có thể dỗ con ngay lập tức khi con khóc. Nhưng những lần tiếp theo, hãy để con khóc một lúc rồi mới đến dỗ và lại đặt con vào nôi ngay sau đó và ra khỏi phòng.

Cứ như vậy nhiều lần, mẹ sẽ khắc phục và kiểm soát được các cơn khóc của con và làm cho con ít khóc hơn, dễ ngủ và ngủ ngon hơn đấy.

Các mẹo khoa học trị bé mất ngủ ban đêm tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Các mẹ cần tìm hiểu thật kỹ mọi điều ở con để giúp cho con một cuộc sống tốt nhất nhé!

Tham khảo bài viết

10 mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả tức thì

Mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày cày đêm hiệu quả

Dùng lá tía tô đất

Đây là một loại thảo dược có tác dụng thư giãn, an thần nhẹ, trị các bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc ở trẻ nhỏ. Các nhà khoa học đã chứng minh trong lá tía tô đất có chứa các hợp chất terpen và apigenin có tác dụng an thần.

Mẹ có thể dùng tía tô đất làm salad, ăn thay rau hoặc làm trà tía tô cho trẻ uống đều có tác dụng. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn cách làm trà tía tô trị mất ngủ cho trẻ.

  • Bước 1: lá tía tô hái hoặc mua về, rửa sạch
  • Bước 2: cho lá tía tô vào một bát canh. Đổ đầy nước đun sôi
  • Bước 3: đậy một cái đĩa hoặc nắp lên bát. Ủ đến khi nước nguội mới được uống.

Bạn có thể cho trẻ uống ngay hoặc uống làm nhiều lần trong ngày. Lưu ý trà tía tô không nên sử dụng qua đêm. Các mẹ hãy yên tâm là trà tía tô không hề khó uống. Nó sẽ có vị hơi ngọt và thoang thoảng hương chanh giúp bé ngủ ngon.

Dùng lá đinh lăng

Cây đinh lăng là một loại thảo dược vô cùng quen thuộc với chúng ta. Nó được biết đến với nhiều công dụng, điển hình là điều trị mất ngủ, giảm căng thẳng thần kinh,…. Mùi thơm từ lá đinh lăng giúp cơ thể dễ chịu và ngủ ngon, ngủ sâu hơn.

Cha mẹ có thể sử dụng lá đinh lăng làm gối ngủ cho trẻ. Các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: mua hoặc hái 1 nắm lá đinh lăng non, rửa kỹ thật sạch với nước
  • Bước 2: để ráo nước trên rổ
  • Bước 3: đem phơi khô trong bóng râm. Tránh phơi quá kỹ khiến lá bị giòn, không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Bước 4: sao vàng lá đinh lăng khô bằng chảo rồi hút ẩm giúp lá không bị mốc.
  • Bước 5: trộn lá đinh lăng đã được sao vàng với bông gòn để làm ruột gối. Cho tất cả vào bao gối rồi đóng kín lại.
  • Bước 6: sử dụng gối đinh lăng kê đầu trẻ trong lúc ngủ sẽ giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Các mẹ cần lưu ý là không nên sử dụng quá nhiều lá đinh lăng sẽ tạo ra mùi hắc khó chịu cho bé.

Dùng tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu oải hương giúp trẻ tránh ngủ ngày cày đêm

Hoa oải hương được biết đến với tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị các chứng khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc cho mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh.

Theo các nghiên cứu, chiết xuất tinh dầu từ hoa oải hương có chứa một hợp chất là phytochemical có tác dụng an thần nhẹ, giúp bé ngủ ngon hơn.

Các mẹ có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương xông phòng hoặc tắm cho trẻ đều mang lại tác dụng.

  • Xông phòng: nhỏ 2-5 giọt tinh dầu vào 1 chậu nước nóng. Đặt trong phòng ngủ của bé giúp bé dễ chịu, thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.
  • Tắm: nhỏ 5-10 giọt tinh dầu hoa oải hương vào bồn tắm, hòa đều cùng nước ấm. Tắm hoặc lau người cho bé đều sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

//www.stanfordchildrens.org/en/service/sleep-disorders/good-night-sleep

//www.mykidstime.com/for-parents/sleep-like-a-baby-the-importance-of-a-good-nights-sleep-for-children-and-adults/?__cf_chl_managed_tk__=pmd_96rJuQjq9kSpBOCGcB1QTcYeyBcOf2cBRQ96JyNdqAg-1635674845-0-gqNtZGzNA2WjcnBszQkR

xem thêm

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày cần làm gì?

Video liên quan

Chủ Đề