Mẹo thuộc công thức lý 10

06 Tháng 06, 2019

Nhằm giúp các em thuận lợi trong quá trình học và ôn thi học kỳ, CCBook đã tổng hợp toàn bộ công thức Vật lý 10 trong bài viết dưới đây; các em hãy cùng tìm hiểu nhé:

Xem thêm: 

  • Thuộc lòng công thức Vật lý 12 chương 2 “ăn” chắc điểm cao

Tóm tắt công thức Vật lý 10 chương 1 – Động học chất điểm

Trong chương 1, các em cần ghi nhớ các công thức về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động tròn đều và các công thức về tính tương đối của chuyển động.

Tất cả các công thức Vật lý lớp 10 đã được tổng hợp dưới đây.

Các công thức về chuyển động thẳng đều

– Phương trình chuyển động thẳng đều: x = x0 + v.t

– Quảng đường: S = v.t

– Tốc độ trung bình: Vtb = S/t

Chuyển động thẳng biến đổi đều

– Vận tốc: v= v0 + a.t

– Quảng đường: s = v0.t + 1/2a.t2

– Hệ thức độc lập: v2 – v02 = 2as

– Phương trình: x = x0 + v0t + 1/2at2

[a = g ≈ 9,8 m/s2]

Chuyển động tròn đều

– Quỹ đạo là đường tròn

– Tốc độ trung bình: vtb = độ dài cung tròn/thời gian chuyển động

V = ꙍ.R; T = 2/ꙍ [s]; f = ꙍ/2 = 1/T [Hz]

V = s/t; ꙍ = ᾳ/t; a = v2 /R = ꙍ2R [m/s2]

Tính tương đối của chuyển động

Vận tốc của vật khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau. Công thức cộng vận tốc:

V13→ = v12 →+ v23→

V13 = v12 + v23

V13 = |v12 – v23|

V13 = v122 + v232

Công thức Vật lý 10 chương 2 – Động lực học chất điểm

Trong chương 2, các em cần nắm được công thức về tổng hợp và phân tích lực; các định luật Niu-tơn; các lực cơ học; và công thức về chuyển động ném ngang.

Chương Động lực học chất điểm bao gồm nhiều công thức quan trọng mà các em cần phải ghi nhớ.

Tổng hợp và phân tích lực

– Quy tắc hình bình hành: F→ = F1→ + F2→

– Độ lớn: F2 = F21 + F22 + 2F1.F2.cos ᾳ

– Điều kiện cân bằng của chất điểm: F→ = F1→ + F2→ + F3→ +… = 0→

Các định luật Niu-tơn

– Định luật I: Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc.

– Định luật II: a = F/m

[trong đó: a là gia tốc, F là lực tác dụng và m là khối lượng].

– Định luật III: FB→A→ = -FA→B→

Các lực cơ học

– Lực hấp dẫn: F = [G.m1.m2]/r2

G = 6,67.10­-11 [Nm2/kg2]

– Lực đàn hồi: F = k|∆l|

– Lực ma sát trượt: Fmst = ᶮt .N

– Lực ma sát lăn: Fmsl = ᶮ1.N

– Lực hướng tâm: Fht = [m.v2]/R = m. ꙍ2R

Bài toán về chuyển động ném ngang

Các chuyển động thành phần theo trục Ox:

Ax = 0; vx = v0; x = v0.t

Theo trục oy: ay = g; vy = g.t; y = 1/2gt2

Công thức xác định chuyển động:

– Phương trình quỹ đạo: y = g/[2v02]*x2

– Thời gian chuyển động: t = 2h/g

– Tầm bay xa: L = v02h/g

– Vận tốc vật: v = = v2x + v2y = =  v20 + [gt]2

Công thức Vật lý 10 chương 3 – Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Đối với chương 3 – Cân bằng và chuyển động của vật rắn, các em cần ghi nhớ các công thức sau:

F1→ + F2→ = -F3→

– Chuyển động của vật rắn tịnh tiến: a→ = [F1→ + F2→+ …]/m

– Quy tắc hợp lực song song cùng chiều:

Độ lớn: F = F1 + F2

Giá: F1/F2 = d2/d1

Công thức Vật lý 10 chương 4 – Các định luật bảo toàn

Trong chương 4, các em cần ghi nhớ các công thức định luật bảo toàn động lượng; công – công suất; định luật bảo toàn cơ năng:

Công thức về các định luật bảo toàn.

Định luật bảo toàn động lượng

Động lượng: p→ = mv→ [đơn vị: kg.m/s]

Xung lượng của lực: F→. ∆t = ∆p→

Biểu thức: p1→ + p2→ +… = p’1→ + p’2→ +…

ứng dụng va chạm mềm: v = m1v1/[m1 + m2]

chuyển động bằng phản lực: V→ = [m/M].v→

Công – công suất

Công thức tính: A = F.s.cos ᾳ

Công suất: P = A/t

Công thức Vật lý 10 chương 5 – Chất khí

Động năng là năng lượng do vật chuyển động mà có.

Wđ = 1/2mv2

Định lí biến thiên: A12 = Wđ2 – Wđ1

Thế năng:

Thế năng trọng trường: Wt = mgz

Thế năng đàn hồi: Wt = 1/2k [∆l]2

Định lí biến thiên: A12 = Wt1 – Wt2

Công thức Vật lý 10 chương 6 – Cơ sở của nhiệt động lực học

Nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Nguyên lý I: ∆U = A + Q

Q = mc∆t

Trên đây là tất cả các công thức Vật lý 10, kiến thức được trích từ cuốn tài liệu “Đột phá 8+ môn Vật lí kì thi THPT Quốc Gia môn Vật lý”. Để nhận được tư vấn chi tiết nhất về tài liệu tham khảo, mời các bạn liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • CCBook – Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Holine: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Hôm nay Chúng Tôi xin gửi đến các bạn đọc các lý thuyết và công thức lý 10 quan trọng trong chương trình Vật lý lớp 10. Những công thức trong đây giúp ích rất nhiều cho các bạn, giúp cho các bạn tổng hợp lại những kiến thức mà mình đã quên, đồng thời giúp các bạn vận dụng vào các bài tập, bài kiểm tra và thi học kì. Vì thế các bạn hãy cùng tham khảo nhé

I. Lý thuyết và các công thức lý 10 phần CHUYỂN ĐỘNG CƠ

1. Chuyển động cơ Chất điểm

a] Chuyển động cơ

Chuyển động cơ của một vật [gọi tắt là chuyển động] là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

b] Chất điểm

Một vật được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi [hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến].

c] Quỹ đạo

Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.

2. Cách xác định vị trí của vật trong không gian

a] Vật làm mốc và thước đo

Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

b] Hệ tọa độ

+ Hệ tọa độ 1 trục [sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng].

Tọa độ của vật ở vị trí M: x = OM

+ Hệ tọa độ 2 trục [sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng].

Tọa độ của vật ở vị trí M:

x = OMx

y = OMy

3. Cách xác định thời gian trong chuyển động

a] Mốc thời gian và đồng hồ

Mốc thời gian là thời điểm chọn trước để bắt đầu tính thời gian.

Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.

b] Thời điểm và thời gian

- Thời điểm là giá trị mà đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước mà ta xét.

- Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà ta xét.

4. Hệ quy chiếu

Một hệ quy chiếu bao gồm:

+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.

II. Tóm tắt công thức vật lý 10 phần : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

1. Chuyển động thẳng đều

a] Tốc độ trung bình

Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó.

Với s = x2 x1; t = t2 t1

Trong đó: x1, x2lần lượt là tọa độ của vật ở thời điểm t1, t2

Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s. Ngoài ra còn dùng đơn vị km/h, cm/s...

b] Chuyển động thẳng đều

Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

c] Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

s = vtb.t = v.t

2. Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều

a] Phương trình chuyển động thẳng đều

Xét một chất điểm chuyển động thẳng đều

Giả sử ở thời điểm ban đầu t0 chất điểm ở vị trí M0[x0], đến thời điểm t chất điểm ở vị trí M[x].

Quãng đường đi được sau quảng thời gian t t0 là s = x x0 = v[t t0]

hay x = x0 + v[t t0]

b] Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều

Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.

Ta có:

Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.

= hệ số góc của đường biểu diễn [x,t]

+ Nếu v > 0 > 0, đường biểu diễn thẳng đi lên.

Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.

+ Nếu v < 0 < 0, đường biểu diễn thẳng đi xuống.

c] Đồ thị vận tốc thời gian

Đồ thị vận tốc thời gian của chuyển động thẳng đều.

Trong chuyển động thẳng đều vận tốc không đổi, đồ thị vận tốc là một đoạn thẳng song song với trục thời gian.

III. Lý thuyết và các công thức lý 10 phần : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

1. Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều.

a] Độ lớn của vận tốc tức thời

Độ lớn vận tốc tức thời v của một vật chuyển động tại một điểm là đại lượng đo bằng thương số giữa đoạn đường rất nhỏ Δs đi qua điểm đó và khoảng thời gian rất ngắn Δt để vật đi hết đoạn đường đó.

Độ lớn vận tốc tức thời tại một điểm cho ta biết sự nhanh chậm của chuyển động tại điểm đó.

b] Vectơ vận tốc tức thời

Vectơ vận tốc tức thời là một đại lượng vectơ có:

+ Gốc đặt ở vật chuyển động.

+ Phương và chiều là phương và chiều của chuyển động.

+ Độ dài biểu diễn độ lớn của vận tốc theo một tỉ xích nào đó.

Chú ý:Khi nhiều vật chuyển động trên một đường thẳng theo hai chiều ngược nhau, ta phải chọn một chiều dương trên đường thẳng đó và quy ước như sau:

Vật chuyển động theo chiều dương có v > 0.

Vật chuyển động ngược chiều dương có v < 0.

c] Chuyển động thẳng biến đổi đều

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.

+ Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.

+ Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.

2. Chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều

* Khái niệm gia tốc

Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc và được đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc Δv và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Δt.

Biểu thức:

Trong hệ SI, đơn vị của gia tốc là m/s2

* Vectơ gia tốc

Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ:

- Chiều của vectơ gia tốcatrong chuyển động thẳng nhanh dần đều luôn cùng chiều với các vectơ vận tốc.

- Chiều của vectơ gia tốcatrong chuyển động thẳng chậm dần đều luôn ngược chiều với các vectơ vận tốc.

* Vận tốc, quãng đường đi, phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều

- Công thức tính vận tốc: v = v0+ at

- Công thức tính quãng đường:

- Phương trình chuyển động:

- Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều:

Trong đó: v0là vận tốc ban đầu

v là vận tốc ở thời điểm t

a là gia tốc của chuyển động

t là thời gian chuyển động

x0là tọa độ ban đầu

x là tọa độ ở thời điểm t

Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì:

v0 > 0 và a > 0 với chuyển động thẳng nhanh dần đều

v0 > 0 và a < 0 với chuyển động thẳng chậm dần đều

Hy vọng với bài viết này của Chúng Tôi, các bạn có thể ghi nhớ các công thức lý 10dễ dàng hơn, vì biết cách áp dụng vào các bài tập. Chúc các bạn sẽ đạt được điểm cao trong các kì thi sắp tới

Video liên quan

Chủ Đề