Mô hình đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng

Các nhà quản lý chuỗi cung ứng tại các công ty phân phối hay sản xuất có thể nghĩ rằng: nếu một quy trình chuỗi cung ứng có hiệu quả cũng đồng nghĩa là nó tối ưu. Thực tế là, điều này KHÔNG PHẢI luôn luôn đúng.

Nhưng làm thế nào một chuỗi cung ứng hiệu quả, lại không được tính là tối ưu. Điều này có thể xảy ra khi công ty quan tâm đến cải tiến quy trình nội bộ NHIỀU HƠN là chú ý đến nhu cầu của khách hàng, cổ đông, hoặc chuỗi cung ứng nói chung.

Lý do có thể nằm ở mối liên hệ giữa hai khái niệm. Tính hiệu quả và tính tối ưu vừa có sự liên quan lẫn không liên quan đến nhau. Một Chuỗi cung ứng có thể vừa hiệu quả vừa tối ưu, nhưng cũng có thể là vừa không hiệu quả cũng chẳng tối ưu, hoặc có hiệu quả nhưng không tối ưu, và ngược lại.

Bạn có đang cảm thấy bối rối? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn hai định nghĩa này.

Chuỗi Cung Ứng Hiệu Quả Là Gì?

Theo một chia sẻ trong Sách Trắng do Industry Marketing and Purchasing (IMP) Group phát hành, hiệu quả của tổ chức chính là một tiêu chuẩn nội bộ về chất lượng công việc. Chuỗi cung ứng hiệu quả liên quan đến hiệu quả khai thác tài nguyên tại các doanh nghiệp, bao gồm: tài chính, con người, công nghệ hay thậm chí tài sản cố định.

Lưu ý rằng định nghĩa của “hiệu quả” không nhắc gì đến cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng. Do đó, một chuỗi cung ứng hiệu quả, có chi phí nguyên vật liệu & đóng gói tiết kiệm không hề đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ thỏa mãn với sản phẩm họ nhận được.

Tóm lại, khái niệm hiệu quả rất trừu tượng. Mỗi người đều có cách định nghĩa khác nhau, và xin nhắc lại ... những gì được coi là “hiệu quả” trong một phần của chuỗi cung ứng hoàn toàn có thể ảnh hưởng xấu đến một phần khác trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuỗi Cung Ứng Tối Ưu Là Gì?

Định nghĩa về chuỗi cung ứng tối ưu ở một mặt khác lại tập trung hơn vào các KẾT QUẢ BÊN NGOÀI. Sự tối ưu của doanh nghiệp được định nghĩa bởi nhóm IMP - là một tiêu chuẩn bên ngoài về mức độ đáp ứng nhu cầu các nhóm của doanh nghiệp và các hoạt động của những tổ chức này. Các nhóm này có thể bao gồm khách hàng, đối tác, các nhà cung cấp lớn và nhỏ.

Vì vậy, để đánh giá chuỗi cung ứng tối ưu, đừng chỉ nhìn những gì đang diễn ra trong nội bộ của công ty, mà phải xem xét tác động cuối cùng đến khách hàng và chuỗi cung ứng nói chung.

Chuỗi Cung Ứng Hiệu Quả Và Chuỗi Cung Ứng Tối Ưu

Khi xem xét tính hiệu quả/ tính tối ưu của chuỗi cung ứng, chúng ta tiến hành đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Nói về chuỗi cung ứng hiệu quả, người ta vẫn hướng đến những gì xảy ra bên trong hệ thống chuỗi cung ứng. Theo đó, một chuỗi cung ứng được xem là hiệu quả khi chúng ta có thể mang đến những sản phẩm với chi phí thấp nhất. Người ta cũng đồng thời xem xét mức độ phối hợp hiệu quả của doanh nghiệp với đối tác trong chuỗi cung ứng để mở rộng quy trình sản xuất.

Nói đến chuỗi cung ứng tối ưu, chúng ta nhìn vào những khía cạnh bên ngoài công ty. Khách hàng xem họ có nhận được đúng sản phẩm, đúng hạn, đáp ứng yêu cầu của họ hay không. Nhà đầu tư theo dõi xem mức tăng của doanh thu so với chi phí bỏ ra. Các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh nhìn vào cách doanh nghiệp giải quyết những vấn đề khó khăn như thế nào.

Tại Sao Đôi Khi Chuỗi Cung Ứng Có Hiệu Quả Nhưng Lại Không Tối Ưu?

Lora Cecere của Supply Chain Insights đã viết trong một bài báo gần đây trên Forbes rằng: trong khi nhiều công ty tin rằng chuỗi cung ứng hiệu quả và chuỗi cung ứng tối ưu là như nhau thì Cecera sau ba năm nghiên cứu lại khẳng định “chuỗi cung ứng hiệu quả nhất sẽ không mang lại kết quả tối ưu”

Cecere tin rằng công nghệ tiên tiến của chuỗi cung ứng sẽ góp phần cải thiện hiệu suất cho nhiều quy trình của doanh nghiệp, nhưng thực tế là những cải tiến này lại không mang lại kết quả trong việc giảm chi phí cho khách hàng hoặc cải thiện lợi nhuận.

Khẳng định của Cecere dựa trên kết quả nghiên cứu từ năm 2000-2012, ở các doanh nghiệp có doanh thu công khai hàng năm lớn hơn 5 tỷ đô la. Cecere thừa nhận năng suất lao động được cải thiện; nhưng bốn trong số mười một công ty được khảo sát đã không đạt được bước tiến nào về lợi nhuận và số vòng quay hàng tồn kho. Thậm chí, ở nhiều ngành, sự thay đổi về năng suất lao động lớn hơn nhiều so với những thay đổi về lợi nhuận và hệ số vòng quay hàng tồn kho. ”

Tại sao điều này lại xảy ra? Nguyên nhân thứ nhất là tăng trưởng chi phí hàng hóa và tăng sự phụ thuộc vào công tác thuê ngoài. Các doanh nghiệp đã đẩy chi phí cho các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ, nhưng điều này lại không hề mang lại điều gì tốt đẹp hơn cho khách hàng, nhằm đo lường những mối quan tâm của họ, chẳng hạn như giao hàng đúng hạn và giá thấp hơn.

Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là Công ty Boeing, gần đây đã mở rộng việc thuê ngoài các quy trình sản xuất cho các đối tác chuỗi cung ứng của mình trong chương trình 787 Dreamliner; dẫn đến gần ba năm chậm trễ trong việc giao thành phẩm cho khách hàng, và hàng tỷ đô la chi phí phát sinh.

Thuê ngoài là một thực tế phổ biến trong những ngành công nghiệp rất phức tạp như hàng không và ô tô, nhưng điều này là cần thiết – vì các công ty sản xuất ô tô có thể không sản xuất radio, lốp xe hoặc các thành phần khác; và các nhà sản xuất máy bay có thể không làm ra được động cơ hoặc các linh kiện điện tử.

Chiến lược chuỗi cung ứng 787 của Boeing được hình dung là không chỉ cần thiết mà còn là một cách để cạnh tranh với đối thủ chính- Airbus, bằng cách giữ chi phí sản xuất và lắp ráp ở mức thấp đồng thời chia sẻ rủi ro với các nhà cung cấp của mình.

Theo như định nghĩa của chuỗi cung ứng hiệu quả và chuỗi cung ứng tối ưu, chiến lược này là có hiệu quả bởi vì nó đáp ứng nhu cầu cần có một chuỗi cung ứng tinh gọn của công ty, nhưng nó không phải tối ưu bởi vì tác động tiêu cực của nó lên khách hàng và các nhà đầu tư.

Những Gì Chúng Ta Có Thể Học Được?

Vậy chúng ta có thể học được gì từ tất cả những điều này? Ai cũng hiểu rằng hệ thống chuỗi cung ứng là cực kì phức tạp. Nói chung, rất khó để cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng theo những cách có ý nghĩa, trừ khi chúng ta xem xét cả tính hiệu quả và tính tối ưu. Chúng ta cũng phải suy xét các yêu cầu nội bộ của công ty về những cải tiến trong các quy trình và những cải tiến này sẽ tác động đến các đối tác bên ngoài và khách hàng như thế nào.

Nói cách khác, làm việc đúng cách là điều kiện cần, làm đúng việc phải làm mới là điều kiện đủ.

Hãy truy cập website của DiCentral Việt Nam để biết thêm các thông tin chuỗi cung ứng/tích hợp chuỗi cung ứng.