Mộ nguyễn văn trỗi ở đâu

Buổi lễ do Thành đoàn phối hợp với Quận ủy Q.2 và Bộ Tư lệnh TP.HCM tổ chức với sự tham dự của Bí thư T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Thị Dung, đại diện thân tộc, gia đình của anh Nguyễn Văn Trỗi và gần 1.000 bạn trẻ...

Được biết, sau khi hy sinh, thi hài của anh Nguyễn Văn Trỗi được an táng tại Nghĩa trang Văn Giáp [Q.2] và gia đình có mong muốn được di dời hài cốt của anh về với đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố [Q.9, TP.HCM].

Anh Trỗi sinh ra và lớn lên ở làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, Thị xã Điện Bàn [tỉnh Quảng Nam], trong một gia đình nông dân nghèo, chẳng may lại mồ côi mẹ từ thuở nhở. Tuổi thơ,  anh theo cha ra Đà Nẵng kiếm kế sinh nhai. Năm 10 tuổi vào Sài Gòn học nghề thợ điện, rồi đạp xích lô. Từ đó, anh Trỗi được các chú, các anh dìu dắt giác ngộ cách mạng, tham gia lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định.

Tháng 3.1964, anh nhận nhiệm vụ đánh sập cầu Công Lý và phục kích diệt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara. Để phục vụ cho trận đánh, anh bán chiếc nhẫn cưới mua dây điện.

Vào ngày 9.5.1964, tại cầu Công Lý, trong lúc làm nhiệm vụ nối dây điện tới quả mìn thì bị địch phát hiện. Anh sa vào tay giặc. Trong nhà ngục , dù bị đòn roi tra tấn, anh vẫn khẳng khái vạch mặt tội ác kẻ thù . Không khuất phục được anh, vào ngày 15.10.1964, kẻ thù tử hình anh Trỗi tại khám Chí Hòa, ở tuổi đời 24.

Trước pháp trường, với tư thế hiên ngang cùng tinh thần quyết chiến, quyết thắng, anh tranh thủ từng giây, từng phút vạch mặt kẻ thù. Trước lúc hy sinh, anh đã nhiều lần hô lớn: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! VN muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Đông đảo người dân tham gia buổi lễ  Ảnh: Lê Thanh

Phát biểu tại lễ an táng, Bí thư Thành đoàn TP.HCM Phạm Hồng Sơn, cho biết: “Từ năm 2008, để tôn vinh những đoàn viên, thanh niên có sáng kiến, giải pháp được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn chuyên môn, Thành đoàn TP.HCM đã quyết định trao giải thưởng mang tên anh - Giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi. Đây là một giải pháp để động viên thanh niên công nhân hăng hái thi đua lao động, sản xuất đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển TP.HCM ngày càng giàu đẹp”.

Có mặt tại lễ an táng, Hoàng Thị Thảo Duyên [sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM], xúc động và  hứa với lòng mình là sẽ cố gắng học tập, luôn nỗ lực hết mình để đem tất cả tinh thần, trí tuệ, lòng nhiệt huyết, tài năng và sự sáng tạo của mình để viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước.

Chùm ảnh về lễ an táng hài cốt anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi do phóng viên báo Thanh Niên ghi nhận tại Nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM vào trưa 15.4

Tin liên quan

Nhảy đến nội dung

Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đã an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TPHCM

Chủ Nhật, 17:28, 15/04/2018

Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh thành phố phối hợp Quận ủy quận 2 tổ chức lễ an táng hài cốt Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi từ nghĩa trang Văn Giáp [quận 2] về nghĩa trang Liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh.

Lễ an táng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi. [Ảnh: Người lao động]

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1/2/1940 trong một gia đình nghèo, có truyền thống cách mạng tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Sau Hiệp định Geneva, gia đình anh Nguyễn Văn Trỗi vào Sài Gòn sinh sống. Ở đây, anh vừa làm thuê để kiếm sống, vừa học nghề điện, sau đó trở thành công nhân nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, thuộc Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.

Ngày 2/5/1964, anh Nguyễn Văn Trỗi xung phong nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu.

Nhiệm vụ bị bại lộ, anh bị bắt lúc 22h ngày 9/5/1964. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Cảm phục trước khí phách chiến đấu của anh, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Hoa Kỳ Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Hoa Kỳ vừa được trả tự do thì anh bị đưa đi xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9h45 phút ngày 15/10/1964. 

Sau khi hy sinh, thi hài anh Nguyễn Văn Trỗi được an táng tại nghĩa trang Văn Giáp [Quận 2], sau đó gia đình anh đã có nguyện vọng di dời hài cốt về với đồng đội tại nghĩa trang Liệt sĩ thành phố [Quận 9, TP. Hồ Chí Minh].

Từ năm 2008, để tôn vinh những đoàn viên, thanh niên có sáng kiến, giải pháp được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn chuyên môn, Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh đã quyết định trao giải thưởng mang tên Nguyễn Văn Trỗi./.

VOV.VN - Tất cả những người tham dự đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

VOV.VN - Tất cả những người tham dự đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

VOV.VN -Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337- Quân khu 4 vừa tìm thấy 6 hài cốt liệt sĩ tại khe Sa Nghét, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

VOV.VN -Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337- Quân khu 4 vừa tìm thấy 6 hài cốt liệt sĩ tại khe Sa Nghét, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

VOV.VN - Ngày 18/3, tại chùa Khánh An ở tỉnh Udon Thani, Đông Bắc Thái Lan, diễn ra Đại lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sĩ hy sinh vì tổ quốc và đồng bào tử nạn.

VOV.VN - Ngày 18/3, tại chùa Khánh An ở tỉnh Udon Thani, Đông Bắc Thái Lan, diễn ra Đại lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sĩ hy sinh vì tổ quốc và đồng bào tử nạn.

VOV.VN - 50 đằng đẵng trôi qua, gia đình đã nhận giấy báo tử nhưng vẫn đau đáu tìm lại mộ phần của ông thì bỗng dưng liệt sĩ trở về.

VOV.VN - 50 đằng đẵng trôi qua, gia đình đã nhận giấy báo tử nhưng vẫn đau đáu tìm lại mộ phần của ông thì bỗng dưng liệt sĩ trở về.

Video liên quan

Chủ Đề