Mỗi lần sữa về bao nhiêu ml

Giải đáp: 1 bầu sữa mẹ khoảng bao nhiêu ml?

Thực ra cũng không có mấy người hỏi 1 bầu sữa mẹ khoảng bao nhiêu ml mà thường sẽ hỏi là trẻ cần bao nhiêu ml sữa mỗi cữ hoặc mỗi ngày. 2 câu hỏi tuy khác nhau nhưng có lẽ mục đích đều giống nhau là vì muốn biết lượng sữa mẹ có đủ đáp ứng cho con không.

Ở trẻ bú mẹ hoàn toàn thì lượng sữa sẽ tăng nhanh trong vài tuần đầu sau sinh, sau đó sẽ giữ nguyên như vậy trong khoảng từ 1 – 6 tháng. Tùy vào từng mốc tăng trưởng [1 – 3 tuần, 6 – 8 tuần, 3 tháng và 6 tháng] mà bé có thể bú nhiều hơn bình thường trong 2, 3 ngày đầu. Tuy nhiên, cơ địa của mỗi người là khác nhau nên việc tiết sữa của mỗi mẹ cũng sẽ khác nhau.

Vì thế, rất khó có thể định lượng được một con số cụ thể và chính xác về lượng sữa trong bầu ngực mẹ. Chỉ có cách mẹ vắt sữa ra bình để kiểm tra lượng sữa của mình là bao nhiêu.

    Chỉ cần 3 NGÀY, mỗi ngày 23K?

    SỮA MẸ về TRÀN TRỀ, con BÚ NO NÊ không hết 1 bầu. Hàng nghìn mẹ đã thử và thành công. Mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội được chuyên gia tư vấn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ về phương pháp gọi sữa này nhé.




    1 bầu sữa mẹ khoảng bao nhiêu ml rất khó xác định bởi cơ địa mỗi mẹ là khác nhau

    Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ?

    Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? Mẹ băn khoăn không biết bao nhiêu là đủ cho con bú. Việc con bú không đủ sữa sẽ làm mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây cung cấp cho mẹ thông tin cần biết về lượng sữa những ngày đầu đời của con yêu, hy vọng sẽ giúp mẹ giải quyết được thắc mắc của mình.

    Mỗi lần hút sữa hút trong bao lâu?

    Lượng sữa mỗi lần hút phụ thuộc vào nhiều yếu tố

    Hút sữa không đủ lâu sẽ không đủ kích thích tuyến sữa sinh ra sữa mới, không đem lại hiệu quả trong việc kích sữa. Tuy nhiên, nếu hút sữa quá lâu cũng sẽ không tốt cho việc tạo sữa. Mẹ hút sữa quá lâu sẽ gây ra những tổn thương các mô tuyến vú, ảnh hưởng tới khả năng tạo sữa mẹ.

    Bài viết liên quan

    TOP 7 máy hút sữa Nhật Bản tốt nhất giá từ 200k – 3 triệu đồng

    TOP 13 máy hút sữa không dây tốt nhất hiện nay

    Do đó, thời gian kích sữa theo khuyến nghị là khoảng 15 – 20 phút cho mỗi bên vú.

    >> XEM THÊM: [Tìm hiểu] Sữa mẹ có màu gì, sữa mẹ có vị gì là bình thường?

    Một ngày hút bao nhiêu sữa cho con? Dùng máy hút sữa đúng cách như thế nào cho hiệu quả và tốt nhất? Làm cách nào để hút được nhiều sữa? Là các câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm hiện nay. Cùng Điện máy XANH tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé!

    1Nên hút sữa mấy lần 1 ngày? Bao lâu một lần?

    Hút sữa ngày mấy lần một ngày còn phụ thuộc vào lý do vì sao bạn hút sữa. Vì nếu bé chưa có khớp ngậm đúng vào những ngày đầu sau khi sinh, cần hút sữa với lịch giống như bé bú để kích thích sữa về sau sinh.

    Mục tiêu số lần hút sữa mỗi ngày tối thiểu 8 lần. Hút sữa 2 tiếng/lần vào ban ngày 4 tiếng/lần vào ban đêmnhằm duy trì nguồn sữa mẹ.

    Hình minh họa làMáy hút sữa điện đôi Philips Avent Eureka Plus SCF394.11

    Sau tuần sinh đầu, bạn có thể dùngmáy hút sữađược khoảng 50 – 80 ml mỗi 2 - 3 giờ, cần phải tăng gấp đôi lượng này nếu bạn sinh đôi và tăng gấp ba lần nếu như bạn sinh ba,... Sau khoảng một tháng, bạn sẽ cần khoảng 80 đến 110 ml mỗi 3 - 4 giờ, hoặc khoảng 700 đến 900ml mỗi ngày.

    Có thể mất một khoảng thời gian để đạt được mục tiêu này, nhưng hãy thoải mái. Khi bé được 6 tháng tuổi, bé sẽ cần khoảng 170 đến 220ml mỗi 4 - 6 giờ, khoảng 1.000 ml đến 1.400 ml mỗi ngày.

    Cần phải kích thích thêm sữa mẹ nếu trẻ tăng cân chậm bằng cách vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa sau khi con bú để đảm bảo sữa mẹ được lấy hết ra ngoài, giúp kích thích sữa mẹ về nhiều hơn.

    Nếu không có nhiều sữa, hãy thử hút sữa khoảng 1 tiếng sau khi cho con bú, lượng sữa hút ra có thể được sử dụng để cho con bú dặm thêm.

    Chỉ nên hút sữa tối đa 15 – 20 phút một lần, đây là thời gian tối ưu để hút sữa mỗi lần, đủ để hút hết sữa, đồng thời giúp mẹ có cảm giác thoải mái.

    Nếu hút lâu hơn sẽ làm mẹ bị mệt mỏi, đặc biệt sẽ có thể làm tổn thương có mô vú của mẹ, việc này có thể làm vú mẹ bị sưng, đau, dẫn đến ít sữa dần và mất sữa.

    2Hướng dẫn sử dụng máy hút sữa đúng cách

    - Đọc sách hướng dẫn làm quen với máy đểsử dụng máy hút sữa đúng cách.

    - Rửa tay sạch sẽ, đảm bảo tất cả các phần của máy đều sạch sẽ.

    - Đặt tấm hút lên bầu ngực, giữ tấm chắn, chứ không phải bình sữa bên dưới, để bạn có thể điều chỉnh theo ý muốn. Nhớ để tấm hút vào đúng chỗ núm vú, nếu để sai, việc hút sữa sẽ trở nên không hiệu quả.

    - Sữa thường bắt đầu chảy trong 2 phút, nhưng với một số loại máy hút sữa bạn cần chú ý hơn bởi nó có thiết kế đặc biệt. Vì vậy, cần điều chỉnh tốc độ với những loại máy không có điều chỉnh tự động, việc bạn chủ động thay đổi tốc độ cho phù hợp là rất tốt, miễn là giống với chuyển động bú của bé.

    - Tìm một tốc độ thoải mái và hiệu quả, bạn sẽ thấy máy hút sữa tự động không hề gây cảm giác đau.

    - Đôi khi việc tập trung nhìn vào bình sữa xem được bao nhiêu cũng khiến dòng sữa bị tắc, vì vậy bạn hãy thoải mái và thư giãn hết mức có thể.

    - Khi dòng sữa chảy chậm lại, thì hãy tắt máy hút. Bên cạnh đó, đa số các máy vắt sữa đều có tính năng tự ngắt. Đối với việc mở máy sử dụng nhiều chế độ thì 59 phút tự ngắt, mở máy chọn 1 chế độ xuyên suốt thì 30 phút tự ngắt,để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cũng giữ gìn máy, tăng tuổi thọ của máy lâu hơn.

    Hình minh họa làMáy hút sữa điện đôi Philips Avent Eureka Plus SCF394.11

    3Một số mẹo hút sữa bằng máy được nhiều

    - Trước khi hút sữa, cần phải rửa sạch tay và sát trùng thật cẩn thận dụng cụ sử dụng trong quá trình hút sữa.

    - Phễu chụp núm vú sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau, nếu cảm thấy chiếc phễu chụp quá nhỏ hoặc quá to so với núm vú của mình thì hãy chọn một chiếc phễu phù hợp hơn. Khi hút, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu.

    - Hãy làm ẩm phễu trước khi sử dụng để phễu chụp khít chặt với núm vú hơn.

    - Nên sử dụngmáy hút sữa đôi[hút 2 ngực cùng một lúc] để rút ngắn thời gian của bạn. Nếu như bạn chỉ dùngmáy hút sữa đơn, hãy hoán đổi 2 bên vú liên tục trong quá trình hút sữa.

    - Nếuhút sữa đúng cáchthì bạn sẽ có cảm giác êm nhẹ như con đang bú. Nếu cảm thấy đau hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy dừng ngay việc sử dụng máy và tới gặp chuyên gia.

    4Cách bảo quản máy hút và sữa sau khi vắt

    - Tháo tấm hút ra khỏi máy để vệ sinh và bảo quản cho những lần sử dụng tiếp theo.

    - Cẩn thận tháo bình sữa ra, và đậy nút lên bình.

    - Rửa sạch tấm hút trên máy hút sữa hay bất kỳ phần nào dính sữa hoặc chạm vào cơ thể bạn với nước xà phòng và nước ấm. Sau đó, khử trùng các bộ phận bằng các phương pháp an toàn.

    - Để những phần tháo lắp của máy ở những nơi khô, thoáng.

    - Giữ sữa ở nhiệt độ phòng từ 14 - 16 giờ. Theo khoa học, cho biết sữa có thể để trongtủ lạnhtrong 5 ngày, đặc biệt nếutrữ sữa trong tủ đông thì sữa có thể giữ được từ 6 đến 12 tháng, tùy thuộc vào nhiệt độ bên trong tủ đông.

    - Nếu muốn dự trữ sữa lâu hơn sau khi vắt bạn có thể sử dụng máy tiệt trùng sữa để kéo dài thời gian bảo quản sữa được tốt hơn.

    5Một số lưu ý dùng sữa cho bé đúng cách

    - Dùng một chiếctủ lạnh minichỉ để bảo quản sữa cho bé sau khi hút, nếu không có điều kiện hãy dùng hộp có nắp đậy kín.

    - Các mẹ nên uống thật nhiều nước và uống sữa bổ sung, ăn đủ 3 bữa bổ sung nhiều rau quả để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.

    - Nếusử dụng máy hút sữa đúng cách, bạn có thể cho bé dùng sữa mẹ đến 2 tuổi trong khi vẫn đi làm bình thường mà không lo mất sữa.

    Hình minh họa làBình sữa nhựa PP Philips Avent SCF690/13 125ml

    Các mẫu máy hút sữa đang kinh doanh tại Điện máy XANH

    Hi vọng với bài viết trên đây các mẹ có thểsử dụng máy hút sữamột cách hiệu quả và an toàn để lấy sữa cho bé nhé!

    1. Sau khi sinh bao lâu sữa mẹ về

    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng “vàng” đối với bé yêu. Vậy nên, bất kỳ bà mẹ cũng quan tâm sau khi sinh bao lâu thì sữa mẹ về?

    Sự thật là ở những tháng cuối của thai kỳ thì cơ thể của mẹ đã “chuẩn bị” thật kỹ càng để đón chờ thiên thần của mình chào đời, trong đó có cả dòng sữa ngọt ngào. Dòng sữa đầu tiên dành cho bé được gọi là sữa non.

    Sữa non có màu vàng, ngoài những chất dinh dưỡng mà bé cần thì kháng thể là ưu điểm nổi bật cần nhắc đến. Khi trào đời, bé sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, vậy nên sữa non giúp củng cố hệ miễn dịch còn non yếu của bé.

    Sữa non được tiết ra trong 3 – 5 ngày sau cuộc vượt cạn khó khăn. Ban đầu sữa non có màu vàng đậm, đặc quánh, sau đó nó trở nên loãng hơn, màu nhạt dần. Những ngày sau đó sữa mẹ thay đổi mạnh mẽ hơn để phù hợp với nhu cầu lúc này của bé.

    Sữa chuyển sang màu trắng, bầu ngực của mẹ cũng trở nên săn chắc hơn – dấu hiệu của lượng sữa về ngày càng nhiều hơn. Sữa “trưởng thành” loãng hơn sữa non, nhưng nhìn chung thành phần chứa nhiều protein, chất béo, carbohydrate… và đặc biệt sức đề kháng là thứ luôn tồn tại trong sữa mẹ.

    Mẹ đã có sữa ngay sau sinh?

    Các yếu tố “trì hoãn” sữa non về ngay sau sinh

    Sữa mẹ về sớm luôn là điều mong muốn của nhiều mẹ. Tuy nhiên những yếu tố sau đây sẽ “cản đường” khiến sữa mẹ về muộn hơn.

    • Lần đầu tiên làm mẹ: nếu đây là lần đầu tiên làm mẹ thì mẹ có thể “thiệt thòi” hơn, bởi sữa sẽ về chậm hơn so với các mẹ sinh nở lần thứ 2.

    • Sức khỏe của mẹ : Những bệnh lý của mẹ cũng ảnh hưởng đến sự “khởi động” của tuyến sữa ở mẹ. Bao gồm: tiểu đường tuýp 1, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang buồng chứng…

    • Những vấn đề ở đầu vú mẹ:
      • Vú kém phát triển
      • Phẫu thuật tuyến vú
      • Chấn thương ở tuyến vú
      • Những bất thường ở tuyến vú như núm vú quá to, không có núm vú…

    • Thuốc mẹ đang sử dụng: có một số thuốc ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa ở mẹ, đặc biệt ở thời điểm bắt đầu tiết sữa. Một số thuốc cần được kể đến: kháng sinh, thuốc giảm đau, testosterone, estrogen, progestin…

    • Mẹ mất máu quá nhiều trong cuộc vượt cạn.

    • Mẹ sinh mổ.

    • Nhau thai còn sót trong tử cung: làm nồng độ hormone progesterol trong cơ thể mẹ cao, khiến cơ thể chưa thể sản xuất prolactin – hormone điều hòa khả năng tiết sữa của mẹ. Chính vì vậy mẹ vẫn chưa thể có sữa cho bé bú nếu chưa loại bỏ toàn bộ nhau thai.

    • Mẹ sinh non: khi sinh non tuyến sữa của mẹ sẽ chưa có đủ thời gian chuẩn bị để hoàn thiện hệ thống. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé đúng cách thì có thể cải thiện được lượng sữa mẹ tiết ra đấy.

    • Tác động từ bé yêu: giữa mẹ và con luôn có một sợ dây gắn kết vô hình, nhưng sự tiếp xúc da kề da, động tác bú mẹ không phải là “vô hình”, bởi nó truyền xung động cảm giác từ tuyến vú lên não nhằm tăng sản xuất prolactin từ đó tăng tiết sữa mẹ.

    Bé sinh non có thể sẽ “thiệt thòi” hơn vì sữa mẹ về chậm

    Từng vật lộn với mỗi lần vắt sữa chỉ được 60 - 90 ml, bà mẹ đã đã quyết định thay đổi "chiến lược" và có nguồn sữa dồi dào cho con bú.

    • Mẹ nào đang vắt sữa trữ đông cho con bú hãy cẩn thận với hiểm họa này
    • Cách vắt sữa bằng tay và tư thế cho con bú “chuẩn không cần chỉnh”
    • 10 nguyên tắc vắt sữa và lưu trữ sữa mẹ đúng chuẩn

    Vắt sữa luôn là điều tôi thấy phiền phức. Tôi nghĩ rằng chẳng ai thích vắt sữa cả. Là một người mẹ với cơ địa ít sữa, những nỗ lực vắt sữa mà tôi bỏ ra hiếm khi được đền đáp với lượng sữa nhiều hơn 60-90ml/lần. Tình trạng ít sữa như vậy thực sự khiến tôi chán nản, cả về thể chất và tinh thần.

    Nỗ lực đầu tiên của tôi khi bắt đầu nuôi con nhỏ gần như thất bại khi cơ thể tôi không thể tiết sữa trong 3 tuần sau khi sinh. Tôi đã dành một vài tháng đầu tiên sau khi con trai tôi chào đời để vắt sữa với cữ 2 giờ/lần. Trải nghiệm đó khiến tôi rất mệt mỏi đến mức tôi quyết định sẽ không sinh thêm con nữa bởi tôi có cảm giác như mình là một người mẹ thất bại. May mắn thay, tôi đã thay đổi tư tưởng đó.

    Vắt sữa khiến tôi rất mệt mỏi đến mức tôi quyết định sẽ không sinh thêm con nữa bởi tôi có cảm giác như mình là một người mẹ thất bại [Ảnh minh họa].

    Trong các lần vắt sữa sau, tôi gặp ít khó khăn hơn nhưng thành thực mà nói, tôi vẫn không thể yêu thích việc vắt sữa được. Bầu ngực tôi trở nên mềm hơn và vừa vặn với dụng cụ vắt sữa. Nhưng những tiếng ì ì của máy vắt sữa luôn khiến tôi ám ảnh những đêm lạnh lẽo, cô đơn tôi phải ngồi vắt sữa một mình. Cùng với đó là những lần vắt sữa, tiếng con nhì nhèo không ngừng đòi tôi chơi cùng, tôi căng thẳng đến mức nguồn sữa cứ giảm dần đi.

    Với hy vọng sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, tôi đã thuê một chuyên xoa bóp ngực người Trung Quốc đến nhà hỗ trợ. Cô ấy trải lên giường tôi vài tấm thảm, yêu cầu tôi nằm xuống và cẩn thận đắp cho tôi vài cái chăn ấm áp rồi bắt đầu xoa bóp từng bên ngực. Quá trình xoa bóp đó kéo dài tới gần hai giờ đồng hồ.

    Khi xoa bóp cho tôi, cô ấy quan sát nơi sữa bị tắc, vùng ngực sung tấy và lượng sữa dự phòng trong mỗi bầu ngực. Thậm chí, cô ấy còn phân tích các tia sữa từ núm vú của tôi. Tôi rất ngạc nhiên khi cô ấy có thể vắt được một lượng 120-150ml sữa, mặc dù tôi vừa mới vắt sữa trước đó chỉ khoảng 30 phút.

    Cô ấy giải thích rằng các dụng cụ vắt sữa, thậm chí là loại vừa khít với bầu ngực không có nhiều hiệu quả trong việc hút sữa, vì vậy quan trọng là tôi cần được xoa bóp sau mỗi lần cho con bú để duy trì được nguồn sữa dồi dào.

    Thực tế đã chứng minh những gì chuyên gia này nói. Làm theo lời khuyên của cô ấy, tôi đã có thể duy trì được đủ nguồn sữa cho con bú. Lần đầu tiên từ khi tôi có trải nghiệm chẳng mấy vui vẻ với việc vắt sữa, tôi đã có thể hút được nhiều sữa hơn tất cả những lần trước đây. Nhưng tôi vẫn ghét vắt sữa và mẹ chồng người Trung Quốc của tôi lại không muốn dùng sữa đông lạnh.

    Tối đó, khi đang mang sữa được vắt xuống tầng cho con, một suy nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi: tôi sẽ không vắt sữa nữa, chỉ cho con bú trực tiếp thôi.

    Lần đầu tiên trong đời, tôi đã có đủ sữa cho con bú khi con bé đói. Tôi thấy thoải mái hơn rất nhiều khi phải hì hục dùng máy vắt sữa cho con [Ảnh minh họa].

    Tôi nhớ lại những chú bò tôi từng cho uống sữa khi tôi còn là một đứa trẻ ở miền quê nước Đức. Và tôi đã thực hành một kỹ thuật rất đơn giản. Trước mỗi lần cho con bú, tôi bắt đầu bằng những động tác như nhẹ nhàng đung đưa bầu ngực, sau đó tôi ấn nhẹ ngực xuống, nhớ túm chặt lấy đầu ngực để sữa không bị bắn tung tóe ra. Tôi thường mất 1 phút để bắt đầu các động tác "khởi động" này, nhưng sau đó bạn sẽ thấy những dòng sữa thơm mát chảy ra khắp nơi.

    Khi đã thành thạo với kỹ thuật này và thấy lượng sữa tăng lên đáng kể, tôi đã có thể thoát khỏi việc vắt sữa. Nếu phải đi công tác ở Los Angeles, tôi không còn phải mang theo túi vắt sữa và túi đá lỉnh kỉnh nữa. Thay vào đó, tôi chỉ cần đơn giản cầm lấy bình sữa, dùng tay bóp nhanh bầu ngực là có thể có sữa và chuyển về nhà kịp thời cho con uống. Đôi lúc, tôi phải vào phòng vệ sinh trong thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi để bóp bớt sữa tiết ra.

    Thật tuyệt vời! Phương pháp này không chỉ giúp tôi có nhiều sữa hơn, mà còn giúp ngăn chặn tình trạng tắc mạch sữa và bầu ngực sưng tấy mà tôi gặp phải mỗi khi tôi không kịp vắt sữa hoặc khi con tôi ngủ qua đêm.

    Lần đầu tiên trong đời, tôi đã có đủ sữa cho con bú khi con bé đói. Tôi thấy thoải mái hơn rất nhiều khi phải hì hục dùng máy vắt sữa cho con. Nếu các mẹ có vấn đề với nguồn sữa cho con bú, hãy thử cách của tôi xem có hiệu quả không nhé.

    Jenifer Thomé là một bà mẹ, tác giả, nhà báo và nhà phát ngôn cộng đồng. Cô có chuyên môn về truyền thông, sinh học, tâm lý học, và thường xuyên viết bài về các vấn đề đó. Jennifer cũng có nhiều bài bái về văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, cô cũng dành thời gian rảnh để phát triển các công thức nấu ăn mới và lên kế hoạch cho các chuyến du lịch ẩm thực tới Trung Quốc.

    Nguồn: Mom

    Video liên quan

    Chủ Đề