Mối quan hệ giữa Logistics và chuỗi cung ứng được thể hiện như thế nào

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

  • Vietint
  • 21/01/2021
  • 0 Comments
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Linkedin
  • Email
Chia sẻ

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng [tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management] là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Xem thêm

  • LOGISTICS- KHỐI NGÀNH HOT TRỞ LẠI SAU ĐẠI DỊCH COVID-19
  • SỰ TRỞ LẠI MÃNH MẼ CỦA NGÀNH LOGISTICS TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
  • DU HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ VẬN HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CANADA

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

LOGISTICS là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.

QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics.

Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau.

Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.

Nếu so sánh hai định nghĩa trên, có thể thấy sự khác nhau cơ bản. Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng [procurement] trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.

Có nên học ngành Logistics Supply Chain Management?

Xét trên góc độ thị trường, Logictics Chuỗi cung ứng là một mắt xích quan trọng của nền kinh tế, hoạt động logistics giúp hàng hóa đến được tay người tiêu dùng và đảm bảo kịp thời nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Khi nền kinh tế quốc gia hội nhập càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Logistics sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, đồng nghĩa với việc vô vàn cơ hội việc làm sẽ mở ra với các bạn sinh viên.

Logistics Supply Chain Management là lĩnh vực tiềm năng với những con số biết nói

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 1300 1500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển Logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam [VLA], giai đoạn 2017 2020, ngành Logistics Việt Nam cần thêm khoảng 200.000 lao động chất lượng cao.

Đến năm 2039, con số sẽ là 2 triệu lao động từ cao cấp đến phổ thông để đáp ứng yêu cầu nhân lực về nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển cho quá trình sản xuất kinh doanh trong thời đại 4.0.

Lĩnh vực Logistics không chỉ khuyến khích khả năng sáng tạo và tư duy quản lý của các bạn sinh viên mà còn đem đến mức thu nhập khá cao, cơ hội được đi đây đó, đặc biệt là các nước trên thế giới trong quá trình giao thương quốc tế.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm tốt công việc mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ và có đam mê về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Cơ hội việc làm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Người làm việc trong lĩnh vực Logistics sẽ làm những công việc liên quan đến việc lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Quá trình này bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa. Cụ thể, những công việc của nghề Logistics gồm có:

  • Lên kế hoạch hay phân tích: Chịu trách nhiệm tập hợp và phân tích dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
  • Thu mua: là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng.
  • Chuyên viên kiểm kê: Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
  • Nhân viên quản lý hàng hóa: Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.
  • Điều phối viên chuyên về vận tải: Quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
  • Điều phối viên sản xuất/ Phân tích viên: phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai, lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.
Đăng ký ngay

Video liên quan

Chủ Đề