Một nhà máy sản xuất bao nhiêu đường mỗi ngày năm 2024

Trong khi đó, nhiều nhà máy đường cũng đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa do càng sản xuất càng thua lỗ, chưa kể nhiều diện tích mía bị nông dân chặt bỏ.

Một nhà máy sản xuất bao nhiêu đường mỗi ngày năm 2024
Các nhà máy đường khốn đốn với đường tồn kho và đường lậu, nông dân trồng mía bị vạ lây - Ảnh: Tr.Phú

Với giá đường bán buôn hiện dao động ở mức 12.000-13.000 đồng/kg, không chỉ các nhà máy đường điêu đứng mà nông dân cũng bị vạ lây, giá bán mía đứng ở mức thấp và khó tiêu thụ.

Chưa kể hơn 300.000 tấn đường tồn kho từ vụ trước, lượng đường nhập lậu từ Thái Lan với giá rẻ hơn khiến ngành mía đường lún sâu vào khủng hoảng, theo nhận định của Hiệp hội Mía đường VN (VSSA).

Giá rớt, tắc đầu ra

Dọc các xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ... huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), nhiều nông dân đang khẩn trương thu hoạch mía chạy lũ. Ông Đoàn Thanh Bình (xã Hiệp Hưng) cho biết tháng 10 là thời điểm nước lũ tràn về, buộc nông dân phải gấp rút thu hoạch mía.

“Năm nay lũ không cao nên tụi tui bớt vất vả, nhưng giá mía phập phù. Tui vừa bán 4 công mía, dù không thua lỗ nhưng lợi nhuận chỉ vỏn vẹn hơn 4 triệu đồng” - ông Bình nói. Ông Thạch Hoàng Mỹ (xã Hiệp Hưng) cho rằng vùng này chủ yếu trông vào cây mía, nhưng hai năm rồi người trồng mía trắng tay bởi giá thấp.

“Năm nay tình hình cũng không mấy cải thiện, bởi nông dân làm quần quật suốt cả năm trời nhưng lợi nhuận chỉ hơn 1 triệu đồng/công thì xem như không được gì” - ông Mỹ than.

Ông Thạch Ly, chủ 15 công mía ở ấp Mộc Anh, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, Trà Vinh, cho biết cả tháng nay người trồng mía trên địa bàn rầu thúi ruột bởi gần tới ngày đốn mía mà các nhà máy cứ lặng thinh. Và theo thông tin mới nhất, đến giữa tháng 10-2014 nhà máy mới mua mía cho dân với giá khoảng 870 đồng/kg.

“Hi vọng việc mua mía được triển khai đúng kế hoạch, dù vụ này cũng rơi vào cảnh “ăn trước trả sau” chứ không có lời” - ông Ly nói. Ông Thái Hoàng Đang, chủ tịch UBND xã Lưu Nghiệp Anh, cho biết vụ rồi 30% hộ lời ít, 30% hộ hòa vốn và 40% hộ thua lỗ. Chính vì thế nếu năm nay cây mía tiếp tục bị “trục trặc” thì chuyện an sinh xã hội sẽ gay go.

Trong lúc nông dân “mất ngủ” về tiêu thụ mía, các nhà máy đường cũng chẳng “sướng” hơn. Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, phó tổng giám đốc Công ty CP Mía đường Cần Thơ, cho rằng giá đường bán ra thị trường hiện nay bình quân chỉ 12.500 đồng/kg, nhà máy không có lời, thậm chí lỗ sau khi trừ hết các khoản chi phí.

Lãnh đạo VSSA phân tích sản xuất mía đường lúc này khá căng thẳng. Đầu vụ mới mà sản lượng đường của vụ cũ còn tồn hơn 300.000 tấn, thật sự là áp lực lớn đè lên các nhà máy.

Hiện giá đường rơi xuống mức rất thấp nhưng muốn bán nhanh cũng chẳng được, trong khi các nhà máy tăng cường hoạt động thì đường làm ra chẳng biết giải quyết sao. Chẳng hạn, hai nhà máy đường Vị Thanh và Phụng Hiệp mỗi ngày ép hơn 600 tấn đường, nhưng cố lắm chỉ tiêu thụ được hơn 200 tấn.

“Tình hình này kéo dài các nhà máy sẽ khốn đốn vì bị “chôn” vốn, chưa kể các chi phí lưu kho, bảo quản, hao hụt” - một lãnh đạo VSSA lo lắng.

Dân bỏ mía, nhà máy lâm nguy?

Bỏ mía hay tiếp tục trồng mía để rồi thua lỗ? Ông Nguyễn Thế Tự, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, trăn trở: “Ai cũng biết Phụng Hiệp là vùng sản xuất mía nổi tiếng ở ĐBSCL, vậy mà mới đây hàng loạt hộ đau lòng phá bỏ hơn 1.200ha mía do thua lỗ kéo dài. Lúc này đang vào vụ mía mới, nhưng có thể thu hoạch xong thì nhiều ruộng mía tiếp tục bị san bằng nhường chỗ cho cây khác. Vì thế kế hoạch của huyện chỉ nỗ lực giữ lại khoảng 5.000ha mía nằm trong vùng quy hoạch có đầu tư đê bao chống lũ”.

Tại huyện Cù Lao Dung, “vương quốc mía” của tỉnh Sóc Trăng, người dân cũng đua nhau bỏ cây mía. “Hơn 800ha mía vừa bị bà con đốn hạ để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng hoặc trồng hoa màu, chuyện chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua.

Nếu vụ này giá mía vẫn bấp bênh thì diện tích tiếp tục giảm là khó tránh khỏi. Thú thật bây giờ địa phương rất khó vận động nông dân trồng mía để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy đường” - ông Phạm Hồng Văn, phó chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, chia sẻ. Ở huyện Trà Cú (Trà Vinh) có hơn 300ha mía bị phá bỏ vì nông dân càng trồng càng lỗ...

Các nhà máy đường cũng đang ngồi trên lửa trước viễn cảnh thiếu nguyên liệu hoạt động trong thời gian tới. VSSA lo lắng vụ rồi có hàng loạt nhà máy từ hòa tới lỗ vốn và vụ mới này sẽ khó khăn hơn. Nguy cơ một số nhà máy “ngã ngựa”, rời cuộc chơi là khó tránh khỏi. Đây là điều rất đau lòng, song quy luật thị trường thì phải chấp nhận. Ngành mía đường đang trong giai đoạn sàng lọc khắc nghiệt...

Vì đâu nên nỗi?

“Cứ nhìn vào giá đường diễn biến theo xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, không khó để thấy rằng ngành mía đường đang tuột dốc không phanh” - ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch VSSA, người có thâm niên nhiều năm trong ngành mía đường, nói.

Theo ông Long, vào niên vụ mía 2011-2012 giá đường bán ra từ 18.000-19.000 đồng/kg, nhưng sang niên vụ 2012-2013, giá chỉ còn 14.500-15.000 đồng/kg, giảm 19-21%. Đến niên vụ 2013-2014 tiếp tục giảm thêm 14-17%, chỉ còn 12.000-13.000 đồng/kg. Và niên vụ 2014-2015 tình hình còn tồi tệ hơn.

“Ngoài chuyện giá đường thấp, vấn đề đáng báo động là các nhà máy khó tiêu thụ khiến mọi chuyện đã khó càng khó thêm” - ông Long lo lắng.

Giải thích hiện tượng “tới mùa - rớt giá - khó tiêu thụ” lặp đi lặp lại nhiều năm nay của ngành mía đường, ông Long cho rằng một trong những nguyên nhân làm giá đường giảm nhanh và khó tiêu thụ là do đường cát Thái Lan nhập lậu tràn vào VN số lượng lớn, bán giá thấp hơn đường nội địa nên chiếm lĩnh thị trường.

Trong khi đó, các nhà máy trong nước cũng không ngừng tăng công suất hoạt động, nâng sản lượng đường sản xuất lên cao, vượt xa nhu cầu tiêu thụ nội địa, từ đó dẫn tới sản lượng tồn kho càng lúc nhiều thêm.

Thừa đường nên việc xuất khẩu là giải pháp cần phải tính đến nhằm giảm áp lực tồn kho và là hướng để phát triển ngành đường. Ngoài ra theo VSSA, hoạt động xuất khẩu đường còn gặp nhiều khó khăn và rào cản khác.

Cụ thể, mỗi năm các nhà máy có nhu cầu xuất khẩu hơn 300.000 tấn đường, nhưng nếu xuất chính ngạch thì rất khó bởi giá đường của ta cao hơn đường thế giới, vì vậy đối tác không mua. Con đường duy nhất là xuất tiểu ngạch hoặc dạng “đường biên lối mở”, song vấn đề này gặp nhiều vướng mắc, rủi ro cao và thiếu tính ổn định. Đây là bài toán nan giải đối với các nhà máy đường.

Giá thành đường VN quá cao

Theo VSSA, 40 nhà máy đường trong cả nước nếu chạy hết công suất sẽ đạt sản lượng hơn 2 triệu tấn đường, vượt xa nhu cầu tiêu thụ nội địa, chưa kể hàng trăm ngàn tấn đường nhập lậu mỗi năm và đường nhập theo cam kết WTO.

Trong khi đó, nếu mở cửa để cạnh tranh sòng phẳng, các nhà máy đường trong nước sẽ thua ngay trên sân nhà, bởi giá thành sản xuất đường VN cao hơn nhiều so với Thái Lan.

Ông Nguyễn Thành Long thừa nhận so với Thái Lan, ngành mía đường VN đi sau hàng chục năm. Cụ thể, các nhà máy trong nước sản xuất ra 1kg đường phải tốn tới 12.500 đồng tiền mua mía, trong khi con số này tại Thái Lan chỉ hơn 6.000 đồng, do chữ đường trong mía của Thái Lan rất cao. Các nhà máy trong nước cũng phải tốn thêm 3.000 đồng/kg cho chi phí nhiên liệu, vận hành, lao động...

Trong khi đó, chi phí này tại Thái Lan thấp hơn do các nhà máy được điều khiển tự động. “Bình quân giá thành sản xuất đường VN cao hơn Thái Lan 4.000-5.000 đồng/kg, nên các nhà máy đường trong nước không thể cạnh tranh lại” - ông Long thừa nhận.