Mót rặn là gì

Điều trị bằng thuốc với triệu chứng nổi trội. Thuốc kháng cholinergic [ví dụ, hyoscyamine 0,125 mg đường uống sau 30 đến 60 phút trước bữa ăn] có thể được sử dụng nhờ tác dụng chống co thắt của chúng.

Ở những bệnh nhân hội chứng ruột kích thích hay bị táo bón [IBS-C], chất kích hoạt kênh clo: lubiprostone 8 mcg hoặc 24 mcg uống 2 lần/ngày và nhóm ức chế CGP vòng linaclotide 72 mcg, 145mcg hoặc 290mcg uống 1 lần/ngày hoặc plecanatide 3 mg có thể cải thiện triệu chứng. Thuốc nhuận tràng polyethylene glycol chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, chúng đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị táo bón mạn tính và thụt tháo đại tràng trước khi nội soi, do đó thường được sử dụng cho hội chứng ruột kích thích có táo bón [IBS-C]. Lorcaserin là thuốc đồng vận thụ thể serotonin chọn lọc, gây ra cảm giác no do đó giảm ăn thức ăn.

Ở những bệnh nhân IBS có tiêu chảy [IBS-D], có thể uống diphenoxylate 2,5 đến 5 mg hoặc loperamide 2 đến 4 mg trước bữa ăn. Liều loperamide nên được tăng liều dần để giảm tình trạng tiêu chảy và tránh gây táo bón. Rifaximin là thuốc kháng sinh đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng chướng bụng và đau bụng và giúp giảm độ lỏng của phân ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có tiêu chảy IBS-D. Liều khuyến cáo của rifaximin đối với IBS-D là 550 mg uống 3 lần/ngày trong 14 ngày. Alosetron là chất đối kháng thụ thể 5-hydroxytryptamine-3 [serotonin] [5HT3] có thể có lợi cho phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích sau tiêu chảy không đáp ứng với các thuốc khác. Vì alosetron có liên quan đến chứng viêm đại tràng do thiếu máu, nên việc sử dụng thuốc tại Mỹ cần một chương trình kê đơn nghiêm ngặt. Eluxadoline có hoạt tính thụ thể opioid hỗn hợp và được chỉ định để điều trị IBS-D; tuy nhiên, do nguy cơ viêm tụy, nó không thể được sử dụng ở những bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật, có rối loạn chức năng cơ vòng, bệnh gan, hoặc uống nhiều hơn 3 ly rượu mỗi ngày.

Đối với nhiều bệnh nhân, thuốc chống trầm cảm ba vòng [TCAs] giúp giảm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, và đầy hơi. Những loại thuốc này được cho là làm giảm đau bằng cách làm giảm dẫn truyền thần kinh từ ruột đến tủy sống và vỏ não. Thuốc chống trầm cảm 3-TCA vòng amin bậc 2 [ví dụ, nortriptyline, desipramine] thường được dung nạp tốt hơn các amin bậc ba [ví dụ, amitriptyline, imipramine, doxepin] do ít tác dụng phụ về kháng cholinergic, gây ngủ và kháng alpha-adrenergic. Việc điều trị nên bắt đầu bằng liều TCA rất thấp [ví dụ, desipramine 10 đến 25 mg một lần/ngày trước khi đi ngủ], tăng khi cần thiết và tối đa khoảng 100 đến 150 mg một lần/ngày.

Thuốc ức chế chọn lọc hệ serotonin SSRIs đôi khi được sử dụng ở những bệnh nhân bị lo âu hoặc chứng rối loạn cảm xúc, nhưng các nghiên cứu không cho thấy có lợi ích đáng kể cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích và có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiêu chảy.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy một số probiotic [ví dụ:, Bifidobacterium infantis] làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là chướng hơi. Các tác dụng có lợi của probiotic không giống nhau giữa các chủng khác nhau. Một số loại tinh dầu [làm giảm chướng bụng] có thể giúp giãn cơ trơn và giảm đau do co thắt ở một số bệnh nhân. Dầu bạc hà là chất được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc này này.

Thưa bác sĩ, cháu là nam, 24 tuổi. Dạo gần đây cháu có để ý hiện tượng của mình không biết có từ bao giờ. Thi thoảng vào buổi sáng hay lúc nào đó cháu thấy đau bụng ở phần bụng dưới chỗ đại tràng có mót rặn. Còn lúc đi ngoài bình thường thì có khi phải rặn, phân rắn, màu vàng nâu, hơi đen, thi thoảng có chút máu tươi rất ít, có khi bị đứt cục. Có lúc cháu thấy hơi căng tức khó chịu ở phần trên hậu môn hay trực tràng. Nước tiểu có sủi bọt trắng. Cháu có đi xét nghiệm nước tiểu và được bác sĩ nắn bụng phần đại tràng thì kết quả bình thường. Bác sĩ cho cháu hỏi có thể cháu đã bị bệnh gì. Cháu cảm ơn.

Trả lời

Chào bạn!

Bạn đã nội soi đại tràng chưa bạn? Với các triệu chứng như bạn mô tả thì có thể bạn gặp phải bệnh trĩ hoặc viêm đại tràng bạn nhé! Bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị sớm bạn nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Em thường cảm thấy đau tức như kiểu mót rặn đi ngoài liệu có phải do ruột kích thích không ạ?

Trả lời

Chào bạn!
Triệu chứng trên bạn gặp phải lâu chưa? Bạn đi ngoài phân của bạn như thế nào vậy bạn? Phân có kèm theo nhầy nhớt hay có lẫn máu bao giờ không bạn? Bạn có kèm theo đầy bụng, chướng hơi gì không bạn? Với triệu chứng như bạn mô tả thì có thể bạn gặp phải tình trạng rối loạn nhu động ruột bạn ạ. Bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng bạn nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối

Skip to content

Mót rặn nhưng đi cầu rất ít có thể là triệu chứng khi đường tiêu hóa gặp vấn đề. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này kéo dài thường xuyên, liên tục thì đây chính là dấu hiệu của bệnh lý không nên coi thường.

Nguyên nhân gây mót rặn nhưng đi cầu rất ít

Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được. Hiện tượng này xuất hiện nhiều lần khiến họ vô cùng mệt mỏi. Qua thực tế thăm khám, các bác sĩ chỉ ra rằng nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên có thể khiến người bệnh mắc phải một trong những bệnh lý sau:

Táo bón

Táo bón là tình trạng đi đại tiện phân khô cứng, có cảm giác buồn đi cầu nhưng không đi được, hoặc đi rất ít. Táo bón thường gây ra do hậu quả của chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không đảm bảo. Tuy nhiên, nếu là táo bón mãn tính thì sẽ khó điều trị. Thậm trí đây có thể là dấu hiệu của bệnh đại trực tràng như: polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng.

Triệu chứng táo bón thường gặp:

  • Đi đại tiện ít nhất 3 lần/tuần
  • Đau trướng bụng
  • Đi ngoài khó, phân khô cứng, mỗi lần đi chỉ lổn nhổn thành từng cục.
  • Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện.
  • Đau bụng muốn đi ngoài nhưng không đi được.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, phân dính máu, chán ăn, sụt cân,… Khi đó bạn nên nhanh chóng đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích gây hiện tượng đau bụng mót rặn nhưng đi cầu rất ít

Hội chứng ruột kích thích hay bệnh viêm đại tràng co thắt là một nhóm rối loạn chức năng ruột không tìm thấy tổn thương tại đại tràng. Đây là căn bệnh phổ biến trên thế giới, chiếm tỷ lệ từ 5-20% dân số mắc phải, nữ giới mắc nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau bụng mót rặn nhưng đi cầu rất ít, có thể không đi được.
  • Lúc đi đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, đi rồi vẫn có cảm giác muốn đi tiếp.
  • Phân không bình thường, lúc táo, lúc lỏng hoặc xen kẽ nhiều đợt phân lỏng, táo bón.
  • Thay đổi số lần đi đại tiện, đi nhiều hơn 3 lần/ngày hoặc ít hơn 3 lần/tuần.

Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng căng giãn quá mức tĩnh mạch ở hậu môn. Các búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng phần hậu môn dưới trực tràng do rặn khi đi cầu, ngồi xổm trên bồn cầu, táo bón, chế độ ăn ít chất xơ hoặc do tuổi tác khiến cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn lỏng lẻo.

Triệu chứng thường gặp:

  • Người bị ngứa hoặc kích thích ở hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau bụng, khó chịu vùng hậu môn do nứt, tắc nghẹt hậu môn.
  • Đau bụng nhưng không đi ngoài được, có thể kèm theo máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu.
  • Xuất hiện búi trĩ ở hậu môn, đau rát khó chịu khi đi đại tiện.

Rối loạn tiêu hóa

Bất cứ trục trặc nào xảy ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn cũng được gọi là rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều bộ phận, cơ quan của hệ tiêu hóa.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Đau bụng âm ỉ, có thể đau ở bụng trên hoặc bụng dưới.
  • Đầy bụng, khó tiêu, bụng luôn có cảm giác khó chịu, đặc biệt là sau khi ăn xong.
  • Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn hoặc có thể kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, chán ăn, miệng hôi đắng,…

Làm gì khi đau bụng, mót rặn nhưng đi ngoài rất ít

Khi có triệu chứng đi ngoài mót rặn, người bệnh cần thực hiện nếp sống sinh hoạt như sau:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Tình trạng đau bụng, buồn đi ngoài nhưng không đi được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chế độ ăn uống không phù hợp. Để khắc phục tình trạng này người bệnh cần:

  • Bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn thông qua các loại rau củ, trái cây.
  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như sữa, bơ, khoai lang, vừng đen, chuối,…
  • Ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu, có chứa vitamin nhóm B như ngũ cốc nguyên hạt, đu đủ để kích thích nhu động ruột hoạt động.
  • Ăn ít đường, ít muối, không ăn quá nhiều thức ăn khác nhau trong cùng 1 bữa.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thực phẩm đông đá,…

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Bên cạnh việc xây dựng lại chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Cụ thể:

  • Nên tạo thói quen đi cầu sớm vào buổi sáng, tốt nhất là lúc 7h, không nhịn đi cầu hoặc đi quá lâu.
  • Ngủ đủ giấc, mỗi ngày nên ngủ đủ 8 tiếng, ngủ trước 23 giờ để đảm bảo sức khỏe.
  • Thường xuyên hoạt động thể thể chất , luyện tập thể dục, thể thao tăng cường sức khỏe.

Bên cạnh đó, người bệnh khi xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn đi ngoài thường xuyên xảy ra. Lúc đó không nên chủ quan mà cần nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tóm lại tình trạng mót rặn nhưng đi cầu rất ít nhưng không đi được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể kèm theo biểu hiện khác hoặc  có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác thì đây là dấu hiệu của bệnh lý trong cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề