Mũ hóa trang nửa đầu hình thú kiến đỏ năm 2024

Nếu người Dao tiền thường trang trí trang phục bằng những đồng bạc, gam màu chủ yếu của trang phục là màu trầm thì người Dao Đỏ thì chủ yếu sử dụng hai gam màu đen và đỏ, cùng với nhiều chi tiết thể hiện sự khéo léo và tài năng thêu thùa. Vẻ đẹp rực rỡ, nổi bật trên trang phục phụ nữ dân tộc Dao đỏ luôn gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của mọi người.

Trang phục của phụ nữ Dao Đỏ là bộ trang phục được thêu thùa, trang trí rất cầu kỳ. Theo quan niệm của người Dao đỏ, màu đỏ mang lại hạnh phúc, may mắn, đầy đủ và tạo ra năng lượng tích cực cho con người. Chính vì vậy đây là gam màu chủ đạo được họ sử dụng trong trang trí trang phục. Từ xưa, người Dao Đỏ đã không tự dệt vải mà mua của các cư dân láng giềng; thường là mua vải mộc rồi đem nhuộm chàm để thêu và may quần áo. Bộ nữ phục gồm có: áo dài, áo con, dây lưng, quần, xà cạp, khăn đội đầu.

Mũ hóa trang nửa đầu hình thú kiến đỏ năm 2024

Để may bộ trang phục của phụ nữ Dao Đỏ cần sự khéo léo, tỉ mỉ, cầu kỳ

Phụ nữ Dao Đỏ mặc áo tứ thân màu chàm đen, áo dài đến nửa bắp chân, không khoét nách, tay đấu thẳng vào thân, mở giữa, nẹp cổ áo kéo dài đến ngang thắt lưng, được thêu kín các hoạ tiết trang trí bằng chỉ màu. Dọc theo nẹp cổ đính những quả bông bằng chỉ hoặc len đỏ và nhiều chuỗi hạt cườm các màu. Áo không có khuy nên khi mặc đặt hai thân áo trước sát cạnh nhau rồi buộc dây lưng ra ngoài.

Mũ hóa trang nửa đầu hình thú kiến đỏ năm 2024

Dọc theo nẹp cổ đính những quả bông bằng chỉ hoặc len đỏ

Yếm mặc bên trong áo dài, che kín cả ngực và bụng. Yếm làm bằng vải thô thêu nhiều màu, chủ yếu là trắng, đỏ, xanh, cổ tròn mở sau gáy. Từ cổ xuống nửa thân áo đều có những đường thêu bằng chỉ trắng và vàng. Từ nửa thân áo trở xuống, gấu và nẹp được đáp bằng vải đỏ. Khoảng giữa thân áo, mỗi bên đính một dải vải nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lưng. Cổ áo được thêu trang trí bằng nhiều đường chỉ màu và đính hai hàng ngôi sao tám cánh bằng bạc. Từ chính giữa cổ xuống đến bụng được đính 5-7 miếng bạc hình chữ nhật thành một hàng dọc, có chạm hoa văn trang trí. Chạy dọc hai bên cạnh những tấm bạc hình chữ nhật là hai hàng ngôi sao như ở cổ áo.

Dây lưng bằng vải đỏ, thêu hoa văn trang trí, hai đầu có đính các dải hạt cườm và tua chỉ hoặc len đỏ, dùng buộc ngoài áo dài, mối buộc ở trước bụng, hai đầu dây lưng thả về phía trước.

Mũ hóa trang nửa đầu hình thú kiến đỏ năm 2024

Dây lưng có các sợi len đỏ sặc sỡ

Quần cùng màu với áo, cắt theo kiểu chân què, cạp lá toạ, dài tới mắt cá chân. Gấu quần có thêu trang trí bằng chỉ nhiều màu. Những hoa văn trang trí ở hai ống quần thường là hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ, vàng, trắng hay hình cây thông, hình quả trám... tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ trang phục.

Mũ hóa trang nửa đầu hình thú kiến đỏ năm 2024

Hoa văn trang trí ở hai ống quần

Khăn đội đầu có hai loại: Khăn vấn bên trong và khăn phủ bên ngoài. Khăn vấn bên trong có màu chàm đen. Toàn bộ mặt khăn được thêu kín các hoạ tiết trang trí bằng chỉ màu trắng, xanh lơ và đỏ. Hai đầu khăn đính nhiều chuỗi hạt cườm và có tua dài, màu đỏ. Khăn được gấp đôi theo chiều dọc, hai mép khăn khâu lại với nhau thành cái ống. Khi đội, cuộn nhiều vòng quanh đầu, thường 2-3 khăn nối nhau thành cái vành rộng. Nếu không đội, có thể nhấc vành khăn đó ra khỏi đầu, nhưng chỉ có thể làm vậy đôi ba lần Khăn phủ bên ngoài bằng vải màu chàm đen, hình chữ nhật, thêu kín hoa văn trang trí bằng chỉ màu.

Mũ hóa trang nửa đầu hình thú kiến đỏ năm 2024

Khăn đội đầu

Khăn phủ ngoài có nhiều cách đội, có thể phủ bên ngoài khăn quấn, hai đầu khăn bỏ về phía sau vai. Có thể quấn hai đầu khăn sang hai bên mang tai theo kiểu hình thoi. Cũng có thể khăn đội đầu là một tấm vải vuông có đính các tua chỉ hoặc len, bông màu đỏ để khi đội tua dài ra hai bên, buông xuống trước ngực.

Đồ trang sức của người phụ nữ Dao Đỏ chủ yếu làm bằng bạc, gồm có: vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn và nhiều chuỗi hạt cườm màu sắc khác nhau. Vòng cổ có thể đeo 1 đến 3 hoặc 5 chiếc, từ nhỏ đến lớn.

Mũ hóa trang nửa đầu hình thú kiến đỏ năm 2024

Vòng cổ bằng bạc của phụ nữ Dao Đỏ

Ngày cưới, nếu đám cưới tổ chức đơn giản, cô dâu mặc trang phục mới, kiểu dáng như trang phục ngày thường. Nếu lễ cưới linh đình, cầu kỳ hơn, cô dâu sẽ đội một cái mũ đặc biệt. Khung mũ làm bằng nan tre hoặc nứa. Sau khi đội cái khung này lên đầu, người ta phủ lên cái khung ấy một cái khăn khá dài, bằng vải đỏ, trùm kín cả mặt cô dâu. Bên trên khăn đỏ lại phủ một khăn hình chữ nhật thêu kín các hoạ tiết trang trí rất đẹp bằng chỉ màu, xung quanh có đính các chuỗi hạt cườm nhiều màu sắc nối với tua chỉ hoặc len đỏ.

Bằng đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ đã thêu những nét hoa văn, chắp ghép những trang sức bằng bạc. Những họa tiết được thêu thường rất phong phú, đa dạng như hoa lá, cỏ cây, rừng núi, loài động vật…Bằng sự khéo léo, tỉ mỉ, người phụ nữ dân tộc Dao Đỏ ở Tuyên Quang đã dệt nên những bộ trang phục cầu kỳ đến từng đường kim mũi chỉ, với hoa văn, họa tiết đẹp mắt.

Mũ hóa trang nửa đầu hình thú kiến đỏ năm 2024

Mũ hóa trang nửa đầu hình thú kiến đỏ năm 2024

Một số nét hoa văn

Bộ nam phục người Dao Đỏ gồm có khăn đội đầu, áo ngắn và quần. Khăn đội đầu của nam bằng vải chàm đen. Khăn nam giới cũng thêu hoa văn như nữ giới. Khi đội, gấp khăn làm tư theo chiều dọc rồi cuốn lên đầu nhiều vòng, còn đầu thừa gài vào bên trong vành khăn. Áo ngắn màu chàm đen, cổ tròn, mở ngực, không khoét nách, tay đấu thẳng vào thân. Nẹp ngực, gấu của hai thân trước và sau đều được thêu trang trí bằng chỉ màu. Nẹp áo thân bên trái còn đính thêm một viếng vải đỏ hình chữ nhật, dài từ chân cổ áo xuống quá chỗ xẻ tà. Miếng vải này được thêu kín các hoạ tiết hoa văn bằng chỉ màu. Quần cắt theo kiểu chân què, cạp lá toạ như kiểu quần nữ, chỉ khác là dưới gấu quần không thêu chỉ màu. Ngày xưa, cả nam giới và nữ giới người Dao Đỏ đều cuốn xà cạp.

Ở Tuyên Quang, với những nét đặc sắc của mình, năm 2019, nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện nay, tại các bản làng nơi đồng bào Dao Đỏ sinh sống, nhiều phụ nữ Dao vẫn tự tay làm trang phục cho mình và cho người thân trong gia đình. Với họ, trang phục truyền thống được lưu giữ và bảo tồn như một biểu tượng của bản sắc văn hóa./.