Mục địch xây dựng khu vực phòng thủ

QPTĐ-Theo Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kỳ họp thứ 2 ngày 20/4/1961 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 31/5/1961 quy định địa dư hành chính huyện Gia Lâm và sáp nhập huyện Gia Lâm về Hà Nội. Ngày 31/5 hàng năm là Ngày Truyền thống của huyện Gia Lâm. Trải qua 61 năm xây dựng và phát triển, huyện Gia Lâm có nhiều thành tích nổi bật về phát triển kinh tế gắn với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ [KVPT] vững chắc.

Khẩu đội súng máy phòng không 12,7mm dân quân xã Đặng Xá bắn mục tiêu bay thấp trong diễn tập KVPT huyện.

Trong những năm qua, với vai trò nòng cốt, Ban CHQS huyện Gia Lâm đã làm tốt chức năng tham mưu với Huyện ủy, UBND trong công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Nét nổi bật là sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, xây dựng KVPT vững mạnh cả về tiềm lực và thế trận, trên cơ sở xây dựng về chính trị tinh thần là cốt lõi, kinh tế, văn hóa, xã hội là trọng tâm, quốc phòng, an ninh là trọng yếu, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng và thực hiện. Do đó, nhiều nội dung, chỉ tiêu tưởng chừng khó thực hiện được trong xây dựng KVPT, thì nay Ban CHQS huyện đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Cụ thể: Hoàn thành đề xuất và được Huyện ủy, UBND huyện phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 bao gồm: Đất xây dựng trụ sở làm việc Ban CHQS huyện; thao trường huấn luyện tổng hợp và Cụm căn cứ chiến đấu trong KVPT; các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội triển khai xây dựng trên địa bàn đều bảo đảm tính lưỡng dụng vừa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời sẵn sàng chuyển đổi mục đích, công năng để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng-an ninh khi có tình huống; các công trình quốc phòng đều có hành lang an toàn và quản lý chặt chẽ. 

Thượng tá Nguyễn Khắc Đạm, Chính trị viên Ban CHQS huyện cho biết: “Dù việc có khó đến mấy, nhưng có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân thì đều thành công. Vì vậy, thời gian qua, Ban CHQS huyện đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thông qua các hình thức như sinh hoạt hội họp khu dân cư, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống truyền thanh huyện về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, Luật NVQS, ý nghĩa và tầm quan trọng xây dựng KVPT. Đồng thời Ban CHQS huyện còn làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội, công tác dân vận giúp đỡ nhân dân xóa đói giảm nghèo, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn… Khi nhân dân hiểu rõ vấn đề thì việc triển khai thực hiện rất thuận lợi”. 

Trong xây dựng KVPT vững chắc, Ban CHQS huyện luôn chú trọng xây dựng LLVT vững mạnh. Đến nay, quân số cơ quan quân sự huyện được sắp xếp, biên chế theo đúng mẫu biểu quy định, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu đủ 100% quân số. Cán bộ Ban CHQS cơ sở thường xuyên được củng cố theo hướng cơ bản, 100% tham gia cấp ủy, HĐND và là thành viên UBND cấp xã, thị trấn; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu từ huyện đến cơ sở; làm tốt chính sách hậu phương quân đội, nhất là đối với quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương; tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, như vận hành có hiệu quả 2 khu cách ly tập trung trên địa bàn huyện gồm Khu KTX Học viện Nông nghiệp và Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Trung ương; tham gia trực tại 8 chốt của Thành phố và huyện góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để lây lan rộng ngoài cộng đồng, đảm bảo tốt an sinh xã hội trên địa bàn huyện. 

Hằng năm, Hội đồng Giáo dục Quốc phòng và An ninh huyện đã chủ động tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho cán bộ đảng viên theo phân cấp. Năm 2021 huyện đã cử 13 đồng chí Chỉ huy trưởng quân sự xã, thị trấn đi đào tạo chuyên ngành quân sự cơ sở; mở 19 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho 1.989 lượt các bộ các cấp, trong đó có 103 chức sắc, chức việc tôn giáo. Công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ; công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, đăng ký quản lý lực lượng dự bị động viên, phương tiện kỹ thuật, sắp xếp tổ chức biên chế và huấn luyện đạt chất lượng tốt, hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao. Kết quả huấn luyện, diễn tập hằng năm 100% đạt yêu cầu, có 75-80% khá, giỏi. Thông qua huấn luyện, diễn tập đã từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nhận thức, trách nhiệm, chất lượng tổng hợp, trình độ, SSCĐ, tác chiến phòng thủ, hiệp đồng quân binh chủng trong KVPT của LLVT huyện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

HOÀI ANH
 

08:09, 13/04/2022

Đồng chí Hoàng Duy Chinh- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh

Xây dựng khu vực phòng thủ theo phương châm toàn diện, vững chắc.  Trong đó lấy xây dựng về chính trị là cốt lõi; xây dựng kinh tế - văn hoá - xã hội là trung tâm; xây dựng quốc phòng, an ninh là trọng yếu; xây dựng cơ sở xã, phường, thị trấn vững mạnh là nền tảng… tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, là chủ trương xuyên suốt của Đảng ủy Quân sự tỉnh những năm qua.

Đồng chí Hoàng Duy Chinh- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh chủ trì Hội nghị Đảng ủy Quân sự ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2022.

Bắc Kạn được xác định là địa bàn chiến lược, vùng an toàn khu trong thế trận phòng thủ chung của Quân khu và cả nước. Với đặc thù của tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, kinh tế chưa phát triển nên khả năng huy động nguồn lực cho quốc phòng còn hạn chế. Nhưng với sự nỗ lực cao của cấp ủy, chính quyền cùng Nhân dân và lực lượng vũ trang toàn tỉnh, Bắc Kạn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng an ninh được củng cố và giữ vững, đời sống Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục được cải thiện.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng KVPT tỉnh vững chắc, những năm qua Tỉnh ủy đã triển khai học tập, quán triệt và thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quân khu 1 về quốc phòng, an ninh và xây dựng khu vực phòng thủ. Từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên về công tác QPAN nói chung, nhiệm vụ xây dựng KVPT nói riêng. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức diễn tập KVPT cấp tỉnh, các huyện, thành phố; diễn tập bảo đảm tác chiến các sở, ngành và diễn tập chiến đấu phòng thủ, diễn tập phòng thủ dân sự các xã, phường, thị trấn.

Từ năm 2019 đến nay, đã chỉ đạo tổ chức 139 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho 6.144 đối tượng; giáo dục quốc phòng - an ninh cho hơn 8.000 học sinh, sinh viên; xây dựng 50 chuyên mục, chuyên trang, đăng tải hơn 500 tin, bài phổ biến kiến thức QPAN cho toàn dân. Lực lượng vũ trang địa phương đã giúp Nhân dân gần 20.000 ngày công, tu sửa 17km đường giao thông, 20 cây cầu, nạo vét 16km kênh mương, giúp gần 400 gia đình chính sách phát triển kinh tế; tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch Covid-19, bảo vệ tài sản, tính mạng của Nhân dân, khôi phục sản xuất, giữ vững ổn định tình hình được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân ghi nhận, góp phần giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn, bồi đắp thêm phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

Tuy vậy, chất lượng thực hiện một số nội dung về xây dựng và hoạt động KVPT còn hạn chế; sự phối hợp trong quản lý nhà nước về quốc phòng giữa một số cấp, ngành có thời điểm chưa chặt chẽ; việc quán triệt, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và toàn dân có thời điểm chưa tích cực; thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống công trình phòng thủ, căn cứ chiến đấu và hoạt động của lực lượng vũ trang tiến độ còn chậm.

Để tiếp tục xây dựng KVPT tỉnh toàn diện, vững chắc trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền và lực lượng vũ trang tỉnh cần tiếp tục thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là, đẩy mạnh quán triệt, thông tin, tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn dân về nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ. 

Đây là nội dung quan trọng, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT. Theo đó, các cấp, ngành trong tỉnh cần đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng và an ninh làm cho Nhân dân, trước hết là cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ xây dựng KVPT, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”. Trong đó, tập trung quán triệt sâu sắc các văn bản liên quan đến nhiệm vụ xây dựng KVPT, trọng tâm là Kết luận số 64-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Nghị định 21/2019/NĐ-CP, ngày 22/02/2019 của Chính phủ về khu vực phòng thủ; Hướng dẫn số 117-HD/QU, ngày 04/3/2013 của Quân ủy Trung ương về hoạt động lãnh đạo của cấp ủy địa phương trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ...

Đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền; trong đó, chú trọng làm tốt công tác vận động quần chúng, tăng cường giáo dục, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh; đẩy mạnh tuyên truyền kết quả, kinh nghiệm, mô hình hiệu quả của các địa phương trong xây dựng KVPT. Đây cũng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cấp ủy, chính quyền, toàn thể Nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh. Quá trình triển khai thực hiện phải chủ động phát hiện, chấn chỉnh và kiên quyết đấu tranh với tư tưởng, nhận thức lệch lạc, chủ quan, mất cảnh giác, tuyệt đối hóa kinh tế, xem nhẹ quốc phòng, an ninh và biểu hiện hình thức, thiếu quyết liệt. Đồng thời, tích cực vạch trần, đấu tranh có hiệu quả với luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về vấn đề này.

Hai là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ. 

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, quan trọng hàng đầu, nhân tố quyết định đảm bảo cho việc xây dựng KVPT tiến hành đúng hướng, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, đảm bảo giữ vững nguyên tắc: Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nói chung, xây dựng KVPT nói riêng. Tổ chức vận hành có hiệu quả cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tỉnh và xây dựng, hoạt động của KVPT; trong đó, vận hành linh hoạt cơ chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo giữa đảng ủy, ban chỉ huy các huyện, thành phố với các huyện [thành] ủy, ủy ban nhân dân huyện [thành phố].

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước đột phá trong xây dựng tiềm lực mọi mặt của KVPT, nhất là xây dựng cơ sở chính trị, củng cố “thế trận lòng dân”, tăng cường xây dựng tiềm lực kinh tế, tiềm lực, thế trận quân sự trên các địa bàn chiến lược, xung yếu; chú trọng kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong KVPT, đặc biệt là Ban chỉ đạo phòng thủ tỉnh và KVPT ở cấp tỉnh, huyện, thành phố... Tăng cường phối hợp, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai xây dựng, hoạt động KVPT của các huyện, thành phố; kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc nảy sinh, đề xuất hoàn thiện văn bản, phù hợp với sự phát triển của thực tiễn.

Ba là, đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, tạo nguồn lực vật chất, kỹ thuật xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc. 

Trong điều kiện, khả năng kinh tế địa phương còn có hạn, song nhu cầu đầu tư cho xây dựng KVPT đòi hỏi rất lớn, các cấp ủy, chính quyền, sở, ban, ngành cần quán triệt, đẩy mạnh thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ngay từ trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ở các cấp, ngành, lĩnh vực, đảm bảo “mỗi bước tăng trưởng về kinh tế - xã hội là một bước củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh”; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng lưỡng dụng; quy hoạch khu kinh tế, khu công nghiệp gắn với quy hoạch bố trí quốc phòng, quy hoạch thế trận quân sự KVPT tỉnh gắn với xây dựng thế trận phòng thủ quân khu, kiên quyết không phát triển kinh tế bằng mọi giá.

Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh trên các địa bàn trọng điểm, các xã vùng CT229. Chủ động cân đối, phân bổ hợp lý các nguồn lực, có kế hoạch bảo đảm ngân sách cho xây dựng KVPT. Quá trình thực hiện, cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng các công trình thiết yếu trong căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần, kỹ thuật, KVPT then chốt, sở chỉ huy các cấp; gắn với phòng thủ dân sự, tạo lập thế trận rộng khắp, liên hoàn, vững chắc, sẵn sàng cho các tình huống quốc phòng, an ninh.

Bốn là, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang trong xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ. 

Lực lượng vũ trang tỉnh vừa là chủ thể tiến hành, vừa là một thành tố quan trọng trong xây dựng KVPT. Bởi vậy, cần chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao, đủ khả năng làm nòng cốt trong xây dựng, hoạt động của KVPT, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bộ CHQS tỉnh thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan quân sự các huyện, thành phố thực hiện tốt vai trò chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng căn cứ chiến đấu. Trong đó, chú trọng tham mưu cho địa phương tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng; đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng tiềm lực, thế trận KVPT, cốt lõi là xây dựng “thế trận lòng dân”, quy hoạch, đầu tư xây dựng thế trận quân sự KVPT ngày càng vững chắc.

Làm tốt việc chỉ đạo, hướng dẫn các ngành của huyện, thành phố xây dựng kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh có khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế. Tích cực thực hiện công tác dân vận, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; giúp dân xóa đói giảm nghèo, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Chủ động nắm, dự báo chính xác tình hình, tham mưu cho huyện, thành ủy, UBND có đối sách xử lý phù hợp, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.

Video liên quan

Chủ Đề