Mũi khoan gài là gì

Nếu bạn đang sở hữu hoặc có nhu cầu mua một chiếc máy khoan đầu kẹp SDS Plus nhưng chưa biết nên chọn mũi khoan nào phù hợp thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Thietbichuyendung.com.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chọn mũi khoan cho đầu khoan gài SDS Plus.

Ưu điểm của đầu gài mũi khoan Bosch SDS Plus

Trước khi lựa chọn mũi khoan phù hợp cho đầu khoan gài SDS Plus, chúng ta hãy cùng điểm lại một số ưu điểm của loại đầu kẹp này.

Máy khoan sử dụng đầu gài mũi khoan Bosch SDS Plus

Trên thực tế, đầu khoan SDS Plus là thiết kế mà Bosch dành riêng cho dòng máy khoan bê tông của mình. Hầu hết các loại máy khoan Bosch mã GBH đều sử dụng loại đầu gài này và chúng đều có những đặc điểm chung như:

  • Khả năng cố định mũi khoan chắc chắn
  • Giúp người dùng tháo lắp mũi khoan/mũi đục dễ dàng hơn mà không cần phải sử dụng đến các dụng cụ hỗ trợ như ở dòng máy khoan Bosch GSB [dòng máy sử dụng đầu khoan có khóa]
  • Kích thước đầu khoan lớn nên cho khả năng kết hợp với các mũi khoan có đường kính lớn dễ dàng, phù hợp khi cần khoan các đường khoan lớn
  • Thiết kế đầu khoan linh động, bổ trợ cho các hoạt động xoay tròn hay tịnh tiến của mũi khoan hiệu quả hơn
  • Đầu khoan SDS Plus rất thích hợp cho các búa nhỏ, hỗ trợ hoạt động làm việc của máy khi khoan kết hợp búa hoặc có thể sử dụng độc lập ở chế độ đục hiệu quả hơn

Cách chọn mũi khoan cho máy khoan dùng đầu khoan gài SDS Plus

Máy khoan sử dụng đầu gài SDS Plus được thiết kế để có thể tương thích với cả mũi khoan/mũi đục SDS và SDS Plus.

Để lựa chọn được mũi khoan/mũi đục phù hợp với đầu kẹp SDS Plus, cách đơn giản nhất là bạn quan sát phần mô tả thông tin sản phẩm đi kèm do nhà sản xuất cung cấp xem phụ kiện đó có tương thích với đầu kẹp hay không.

Hoặc bạn cũng có thể quan sát phía chuôi mũi khoan/mũi đục xem nó có tương thích với vị trí lắp vào phía bên trong đầu khoan SDS Plus hay không.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể quan sát hình ảnh chuôi mũi khoan và vị trí bên trong đầu khoan dưới đây:

Chuôi mũi khoan và vị trí bên trong đầu khoan SDS Plus

Như vậy, khi chọn mũi khoan cho máy khoan dùng đầu kẹp SDS Plus bạn chỉ cần để ý đến điểm cuối hay còn gọi là chuôi máy khoan có tương thích với điểm kết hợp trên đầu khoan hay không?

Xem thêm: Phân biệt mũi khoan, đầu kẹp SDS Plus và SDS Max

Top 3 máy khoan bê tông Bosch đầu SDS Plus

Máy khoan bê tông Bosch GBH 2-24 DRE

Một trong những máy khoan sử dụng đầu khoan gài SDS Plus được sử dụng phổ biến hiện nay là Bosch GBH 2-24 DRE.

Máy khoan GBH 2-24 DRE thuộc dòng sản phẩm Heavy Duty, sở hữu tới 3 chế độ làm việc là: khoan thường, khoan búa và chế độ đục, phù hợp với các công việc yêu cầu tính chuyên nghiệp cao tại các công trường xây dựng.

Máy sở hữu công suất lên tới 790W, lực đập 2.7J, mang đến khả năng khoan mạnh mẽ trên nhiều vật liệu:

  • Đường kính khoan tối đa trên bê tông: 24mm
  • Đường kính khoan tối đa trên thép: 30mm
  • Đường kính khoan tối đa trên gỗ: 13mm

Máy khoan búa Bosch GBH 2-20 RE

Bosch GBH 2-20 RE là máy khoan bê tông Bosch chuyên nghiệp được nhiều thợ xây dựng, thi công công trình, sửa chữa chuyên nghiệp sử dụng.

Máy hoạt động với công suất mạnh mẽ 600W, lực đập lớn đến 1.7J, cho phép máy có thể hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả không thua kém bất kỳ dòng máy khoan chuyên nghiệp nào.

Bosch GBH 2-20 RE sử dụng đầu cặp SDS Plus, cung cấp cho thiết bị khả năng cố định mũi khoan/mũi đục chắc chắn. Tương thích với đường kính khoan bê tông, mũi khoan búa 4 – 20 mm; khoan tường gạch, máy cắt lõi 68mm; khoan thép 13mm.

Máy khoan búa Bosch GBH 2-28 DFV

Bosch GBH 2-28 DFV là máy khoan Bosch 3 chức năng chuyên nghiệp, tích hợp cùng khả năng chống rung hiệu quả khi làm việc trên vật liệu cứng [tường gạch, bê tông, khối xây nề,…]

Máy khoan búa Bosch GBH 2-28 DFV

Thiết bị cho độ rung giảm tới 27% và tuổi thọ lớn hơn 25% so với các dòng máy khoan thông thường. Ngoài ra, với công suất lên tới 850W, lực đập 3.2 J, GBH 2-28 DFV có thể khoan tối ưu trên kim loại. bê tông, tường gạch,…

  • Đường kính khoan tối đa trên kim loại: 13 mm
  • Đường kính khoan bê tông, mũi khoan búa: 4 – 28 mm
  • Đường kính khoan tối đa trên tường gạch, máy cắt lõi: 68 mm
  • Đường kính khoan tối đa trên gỗ: 30 mm
  • Làm việc tối ưu trên bê tông, các mũi khoan búa: 8 – 16 mm

Trên đây là cách chọn mũi khoan cho đầu khoan gài SDS Plus. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm, các bạn có thể liên hệ tới hotline [024] 3793 8604 – [028] 6686 0682 để được giải đáp nhanh nhất.

Mũi khoan là chi tiết tiếp xúc trực tiếp với vật liệu cần khoan nên bạn cần phải dùng đúng loại mũi, kích cỡ với công dụng phù hợp để lỗ khoan có độ chính xác cao, đẹp và bảo vệ được độ bền của máy. Một số kiến thức về mũi khoan trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn và sử dụng hiệu quả.

Định nghĩa mũi khoan 

Mũi khoan là một chi tiết không thể thiếu trong máy khoan, nó đóng vai trò như lưỡi cắt trong máy cắt sắt. Chức năng chính của mũi khoan là để khoét lỗ trên bề mặt vật liệu như trên gỗ, đá, gạch, kim loại, nhựa…

Định nghĩa mũi khoan

Nhìn vào hình dáng bên ngoài có thể thấy mũi khoan có cấu tạo gồm 2 phần là phần chuôi và phần làm việc.

  • Phần chuôi: Để gắn mũi khoan vào máy khoan.
  • Phần làm việc: Đảm nhận nhiệm vụ cắt gọt và khoét lỗ trên bề mặt vật liệu. Vì vậy phần làm việc của mũi khoan cũng được chia thành 2 bộ phận là lưỡi cắt chính [tức là phần đầu của mũi khoan, nó sắc lẹm và đóng vai trò quyết định máy khoan có khoan lỗ được hay không] và lưỡi cắt phụ [nằm trên các rãnh xoắn, vai trò tạo hình và đưa vật liệu thừa ra khỏi lỗ khoan].
Cấu tạo của mũi khoan

Các loại mũi khoan thường gặp

Để phân loại mũi khoan có nhiều cách và người dùng thường phân chia chúng theo 2 yếu tố: Vật liệu làm và đối tượng khoan.

Phân loại mũi khoan dựa vào chất liệu:

- Mũi khoan thép gió [HSS]: Toàn bộ mũi khoan đều được làm từ chất liệu thép gió HSS - Mũi khoan hợp kim [TCT]:  Phần lưỡi cắt được làm từ hợp kim với thành phần chính là Vonfram Cacbua [WC] cực kỳ cứng cáp. So sánh mũi khoan hợp kim và thép gió có thể thấy độ cứng, khả năng chịu nhiệt, tốc độ khoét của mũi khoan hợp kim tốt hơn nhiều lần so với mũi thép gió HSS, do đó giá thành của mũi hợp kim cũng đắt hơn.

Bộ mũi khoan thép gió HSS-G Co5

Phân loại mũi khoan dựa vào đối tượng khoan:

- Mũi khoan gỗ: Dùng để khoan lỗ trên gỗ và những vật liệu có tính chất tương tự như gỗ. Người ta thường dùng các loại như mũi xoắn ốc, mũi đầu đinh, mũi phay gỗ mái chèo, mũi rút lõi gỗ,… - Mũi khoan bê tông: Chuyên dùng để đục, khoét lỗ trên nền bê tông, gạch, đá, vật liệu xây dựng. - Mũi khoan kim loại: Dùng để khoan các vật liệu bằng kim loại như sắt, nhôm, thép, inox,…

Cách sử dụng mũi khoan an toàn và hiệu quả

Để công việc đục, khoét lỗ trên vật liệu đạt được hiệu quả cao nhất bạn cần chọn mũi khoan phù hợp với vật liệu và đúng với kích cỡ, đường kính của máy khoan. 

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng:

  • Lựa chọn đúng với chất liệu cần khoan, nếu bạn chắc chắn muốn khoan bê tông thì bạn không thể dùng mũi khoan gỗ được.
  • Khi lắp mũi khoan vào máy cần lắp đúng kỹ thuật, đủ chặt để tránh gây nguy hiểm khi máy khoan đang vận hành đồng thời đảm bảo không làm bể, gãy cũng như giúp lỗ khoan đạt chuẩn thẩm mỹ.
  • Nên dùng lực khoan đều đặn, phù hợp với vật liệu cần khoan để tránh gây nguy hiểm và chất lượng lỗ khoan không cao.
  • Chú ý làm mát máy khoan trong quá trình khoan, đặc biệt hữu ích với trường hợp dùng mũi khoan đắt tiền để khoan bề mặt có độ cứng cao.
  • Luôn đảm bảo tâm của trục máy khoan và tâm của mũi khoan trùng khớp nhau và phải luôn vuông góc với mặt phẳng cần khoan.
  • Cố định chắc chắn vật cần khoan vừa đảm bảo lỗ khoan đẹp mắt vừa bảo vệ an toàn cho người dùng.
Phải biết cách sử dụng mũi khoan an toàn và hiệu quả

Gợi ý cách chọn mũi khoan phù hợp với máy khoan:

Hiện nay có rất nhiều dòng máy khoan được sử dụng cho các mục đích khác nhau, do đó để sử dụng máy khoan và mũi khoan hiệu quả nhất bạn cần chọn đúng mũi khoan cho máy khoan của bạn. 

  • Đối với máy khoan xoay: Có công suất sao động 300 – 500W thì mũi khoan chuôi kẹp hoặc trơn không khía là phù hợp. 
  • Đối với máy khoan động lực: Có công suất dao động 500 – 800W thì dùng mũi khoan chuôi kẹp là tốt nhất.
  • Đối với máy khoan búa: Công suất từ 550 – 1500W nên sử dụng các mũi khoan 4 khía, 5 khía để hoạt động hiệu quả nhất.

Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những hiểu biết nhất định về mũi khoan và cách sử dụng hiệu quả. Hãy đến với Super MRO để mua những chiếc mũi khoan, máy khoan chất lượng nhất phục vụ cho công việc của bạn. Chất lượng chính hãng, giá cả phải chăng, dịch vụ chuyên nghiệp tại Super MRO sẽ làm bạn hài lòng!

Video liên quan

Chủ Đề