Nâng cao tính văn hóa trong kinh doanh ăn uống năm 2024

Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh [TP.HCM] vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức Tọa đàm trao đổi kỹ năng phục vụ khách du lịch cho đại diện 150 nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn Thành phố.

Tọa đàm nhằm phổ biến và cập nhật các quy định mới về an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn các nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn và các biện pháp phòng chống, xử lý ngộ độc thực phẩm tại cơ sở; văn hóa giao tiếp và ứng xử trong ngành dịch vụ ăn uống; kỹ năng quản lý, kiểm soát phòng chống cháy nổ tại cơ sở.

Đồng thời, cập nhật các quy định mới nhất về an toàn phòng cháy chữa cháy, kỹ năng phục vụ khách du lịch dành cho cơ sở lưu trú du lịch [có cung cấp các dịch vụ ăn uống], các cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, nhà hàng, quán ăn trong cẩm nang Michelin trên địa bàn TP.HCM, qua đó góp phần hỗ trợ đội ngũ quản lý của nhà hàng nâng cao kỹ năng phục vụ khách du lịch chất lượng và tốt hơn.

TP.HCM có tiềm năng rất lớn để phát triển lĩnh vực dịch vụ ăn uống.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết: Việc xây dựng hình ảnh những nhà hàng, cơ sở ăn uống thân thiện, chuyên nghiệp, mến khách, để lại ấn tượng đẹp với du khách không chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh dịch vụ ăn uống, mà còn góp phần xây dựng môi trường du lịch địa phương, tăng sức cạnh tranh của TP.HCM với các điểm đến du lịch khác trong nước và quốc tế.

Sở Du lịch kỳ vọng, đại diện của 150 nhà hàng, cơ sở ăn uống trên địa bàn TP.HCM sẽ được cập nhật các kiến thức, quy định pháp luật mới nhất, thực tế nhất trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ và kỹ năng phục vụ khách du lịch. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ cùng ngành du lịch TP.HCM lan tỏa, tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt du khách; góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh TP.HCM “Văn minh - Thân thiện – Nghĩa tình.”

Ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch, góp phần thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch và tạo nguồn thu cho ngành du lịch tại địa phương. Thực tế, sau thời gian bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, doanh thu của nhóm ngành dịch vụ ăn uống của TP.HCM có mức tăng trưởng nhanh, bứt phá vượt bậc. Cụ thể trong năm 2022, doanh thu của dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 84.805 tỷ đồng, tăng 105% so với cùng kỳ.

Theo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, hiện trên địa bàn Thành phố có hơn 16.000 nhà hàng, dịch vụ ăn uống có địa chỉ cố định và hơn 15.800 quán ăn đường phố. Đây là tiềm năng rất lớn để TP.HCM phát huy tối đa dư địa phát triển trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên hiện nay chất lượng dịch vụ, kỹ năng xử lý tình huống về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ và phục vụ khách hàng của các cơ sở ăn uống vẫn còn nhiều thiếu sót.

Chủ trì tọa đàm, Chủ tịch UBND phường Hàng Trống Đặng Minh Tuấn mong muốn, qua hội nghị này, Đảng ủy - chính quyền phường sẽ nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các đại biểu tham gia, đặc biệt là từ phía cơ sở kinh doanh trực tiếp. Từ đó trao đổi những kinh nghiệm, những cách làm hay, cũng như tìm ra các biện pháp khả thi để nâng cao văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh của cơ sở.

Chủ tịch UBND phường Hàng Trống Đặng Minh Tuấn chủ trì tọa đàm

Nằm ở vị trí trung tâm của quận Hoàn Kiếm, thuộc khu vực phố cũ, phường Hàng Trống gồm 12 tuyến phố chính và 5 ngõ. Theo đánh giá chung, cơ sở hạ tầng, đường xá nhỏ hẹp, mật độ dân số đông.

Kinh tế phường chủ yếu là kinh doanh dịch vụ, thương mại, du lịch. Trên địa bàn có 57 cơ sở kinh doanh lưu trú hoạt động với nhiều mô hình khác nhau [khách sạn, nhà nghỉ, nhà cho thuê, homestay…]; 29 cơ sở nhà hàng ăn uống, 45 cơ sở thức ăn đường phố, 122 cơ sở cửa hàng ăn uống với một lưu lượng khách lưu trú lớn, đa phần là người nước ngoài.

Ngoài ra, trên địa bàn phường Hàng Trống hiện nay có nhiều di tích lịch sử văn hóa, địa danh du lịch nổi tiếng. Những yếu tố trên là cơ sở để thu hút khách du lịch, phát triển kinh doanh thương mại dịch vụ và du lịch.

Ngoài những kết quả đạt được, các ý kiến tại tọa đàm cũng chỉ ra một số điểm hạn chế, như tình trạng chèo kéo khách; văn hóa giao tiếp, chất lượng phục vụ tại các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn vẫn còn có bất cập; đáng lưu ý, tình trạng chưa công khai minh bạch giá cả hàng hóa, ép giá vẫn còn diễn ra gây bức xúc cho khách hàng.

Bà Lê Thị Thuý Nga - Tổ trưởng Tổ dân phố số 5 đánh giá, những tồn tại trên chỉ ở một số cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn. Đa số những cơ sở lớn, có thương hiệu, khách sạn/nhà hàng lớn đều có tiêu chí, tiêu chuẩn riêng và thực hiện rất tốt văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử với du khách.

Bà Nga thông tin thêm, từ năm 2009, quận Hoàn Kiếm đã ra đề án về văn hoá ứng xử trong kinh doanh dịch vụ. Từ đó đến nay có nhiều chuyển biến tích cực. Dưới góc độ cán bộ cơ sở, bà Nga cho hay sau sự việc xảy ra tại quán bánh mỳ Nguyên Sinh, bản thân đã nhiều lần gặp gỡ trực tiếp, trao đổi với cơ sở.

"Văn hoá ứng xử rất quan trọng trong kinh doanh. Tôi thường xuyên gặp mặt và trao đổi với các cửa hàng nhỏ lẻ, nhất là các cháu nhân viên để tuyên truyền, góp ý những gì chưa đúng, chưa hay để giúp cải thiện bộ mặt kinh doanh trên địa bàn phường" - Tổ trưởng Tổ dân phố số 5, phường Hàng Trống chia sẻ.

Các ý kiến tham góp tại tọa đàm

Cùng ý kiến trên, anh Lê Anh Vũ - quản lý quán cafe số 5 Chân Cầm nhận xét, đối với tất cả ngành nghề văn hoá ứng xử kinh doanh rất quan trọng. Nhưng dịch vụ du lịch quan trọng hơn nhiều, nếu hàng ngon đến mấy nhưng ứng xử không tốt thì khách chỉ đến một vài lần rồi không tới nữa. Như tại cửa hàng mình, anh Vũ luôn yêu cầu nhân viên phải mặc đồng phục, chỉn chu từ những việc nhỏ nhất. Trách nhiệm của mỗi cơ sở phải đào tạo nhân viên, trau dồi hàng ngày cho họ.

Ông Chử Bá Điệp - chủ hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú tại 19 Hàng Hành tâm sự, 15 năm qua luôn trăn trở câu nói “khách hàng là thượng đế”. Muốn có khách đến, có được lợi nhuận phải coi khách hàng là tất cả, bản thân và nhân viên cần thân thiện, nở nụ cười, cúi chào khi khách đến, tạm biệt khi khách đi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ.

Cho nên, bản thân ông khi kinh doanh dịch vụ không chỉ quan tâm đến chất lượng, hạ tầng, giá cả mà còn đặc biệt chú trọng đến khâu tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên, và tiêu chí có văn hóa ứng xử chuẩn mực là điều quan trọng hơn cả. Đây được coi là yếu tố đầu tiên, quyết định trực tiếp đến sự tồn tại trong tham gia kinh doanh.

Quang cảnh tọa đàm

Cần sự chung tay, chung sức của tất cả các bên

Đánh giá cao nội dung tọa đàm, bà Mai Thị Nhiễu - Phó Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 4 mong muốn có thêm nhiều buổi trao đổi, thảo luận để chính quyền lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các cơ sở kinh doanh; ngược lại các cơ sở có dịp giao lưu, tiếp xúc, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt, qua tọa đàm sẽ từng bước nâng cao văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử trên địa bàn.

Sau khi lắng nghe các tham luận, ý kiến tại tọa đàm, Chủ tịch UBND phường Hàng Trống Đặng Minh Tuấn nhận định, để phát huy hiệu quả hơn nữa những tiềm năng vốn có của địa phương, phát triển thành phường văn hóa, phường du lịch, chúng ta cần thay đổi văn hóa giao tiếp, ứng xử văn minh không những của các hộ kinh doanh mà còn cả những người dân sinh sống trên địa bàn.

Do đó, các cấp ủy Đảng - chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cần tăng cường, đổi mới, đa dạng phương thức tuyên truyền cho Nhân dân và các hộ kinh doanh về văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ, nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, giúp họ nhìn nhận được việc nâng cao văn hóa ứng xử trong kinh doanh nếu làm tốt, Nhân dân và các hộ kinh doanh sẽ có thể tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Các lực lượng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch của phường Hàng Trống.

Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ - thương mại - du lịch trên địa bàn cần tăng cường nâng cao nhận thức, rèn luyện đạo đức của nhân viên về thái độ phục vụ chuyên nghiệp, về việc ứng xử văn hóa trong hoạt động kinh doanh.

Đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè, vứt rác bừa bãi xung quanh khu vực kinh doanh của cơ sở. Đồng thời có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đặc biệt trong mùa nắng nóng, thực hiện niêm yết giá công khai, minh bạch tại cơ sở.

"Việc cộng sinh, cộng hưởng trong môi trường du lịch là hết sức quan trọng. Nâng cao chất lượng dịch vụ, giao tiếp lịch sự, chuyên nghiệp, thái độ văn minh không chỉ là nghĩa vụ của một vài cơ sở kinh doanh mà phải là sự chung tay, đồng lòng của tất cả các cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Như tục ngữ xưa có câu thường ví: Có đắt hàng tôi, mới trôi hàng bà" - Chủ tịch UBND phường Hàng Trống Đặng Minh Tuấn nhấn mạnh.

Chủ Đề