Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu thơ sau Bức tranh đẹp tựa thiên đường

Đề bài: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
 

I. Dàn ý Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Vội vàng

2. Thân bài

a. Thiên nhiên đất trời đã dâng tặng cho con người một bàn tiệc xuân đầy thịnh soạn với bao hương sắc, bao thanh âm tuyệt diệu:- Cỏ xanh, hoa thơm nơi đồng nội ngát hương, lá non phất phơ trên nhành cây trồng gió nhẹ.- Từng đàn ong bướm nối đuôi nhau đi ngắm nhìn hoa cỏ mùa xuân, vươn mình trên những nhành hoa xinh đẹp hút mật, ăn sâu- Khúc nhạc xuân đầy hứng khởi, mê say của những chàng yến anh

=> Vạn vật đều có linh hồn riêng, vận động và toả sáng theo cách riêng.

b. Cảm xúc của nhân vật trước thiên nhiên tuyệt diệu:- "Tháng giêng " ngon" tựa cặp môi gần → sự say đắm trước thiên nhiên gợi cảm, duyên dáng.

- Khát khao chiếm hữu mùa xuân cho thoả nỗi niềm mê say.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về bài thơ


II. Bài văn mẫu Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Thiên nhiên luôn là đề tài bất tận của thi ca, viết về thiên nhiên, ai cũng dành cho nó sự yêu thương vô tận. Vẻ đẹp của tự nhiên mang đến cho con người sự thanh thản trong tâm hồn, nuôi dưỡng những giọt nguồn yêu thương trong trái tim mỗi người. Đối với các thi nhân, bằng cảm quan và sự rung động tình tế của người nghệ sĩ, họ đã dành tặng thiên nhiên những vần thơ vô cùng đẹp đẽ. Đó là Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, là Sang thu của Hữu Thỉnh hay Chiều Xuân của Anh Thơ. Đến với Vội vàng của Xuân Diệu, ta cũng được cảm nhận một thiên đường tuyệt diệu trên mặt đất được tỏa sáng bởi thiên nhiên rực rỡ, vừa xinh đẹp lại vừa chứa chan ý tình.

"Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng mi,Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần."

Dường như, nhà thơ cũng đang bất ngờ, rạo rực trước cảnh xuân, thiên nhiên đất trời đã dâng tặng cho con người một bàn tiệc xuân đầy thịnh soạn với bao hương sắc, bao thanh âm tuyệt diệu. Ta từng biết đến một mùa xuân trong ngần, yên bình trong thơ thành Hải:

" Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiền

Hót chi mà vang trời"

Ta cũng từng thấy một sắc xuân nhẹ nhàng, ưu tư trong thơ Nguyễn Bính

" Trên giàn thiên lý...."

Với Vội vàng, Xuân căng tràn sức sống, xuân mang đủ thứ hương vị đến cho đời. Biện pháp điệp ngữ "của", "này đây" cùng lối liệt kê của tác giả đã giúp người đọc hình dung được một mùa xuân mới đầy tươi tắn khi tháng giêng về. Cỏ xanh, hoa thơm nới đồng nội ngát hương, lá non phất phơ trên nhành cây trồng gió nhẹ. Từng đàn ong bướm nối đuôi nhau đi ngắm nhìn hoa cỏ mùa xuân, vươn mình trên những nhành hoa xinh đẹp hút mật, ăn sâu. Không chỉ tháng giêng đất trời mang sắc màu rực rỡ mà thế gian còn mang khúc nhạc xuân đầy hứng khởi, mê say của những chàng yến anh trên bầu trời xanh vọng xuống. Khúc nhạc " tình si" ấy khiến lòng người say mê, vạn vật cũng mê say, chìm đắm. Có bao giờ thiên nhiên vào độ viên mãn và tròn đầy như thế. Hoa sắc đua nở, ong bướm chào mừng, chim cất cao tiếng hát, người người cũng say đắm khúc "tình si". Chỉ là bông hoa, là cây cỏ, là chim bướm, ong bay,...những điều bình dị và quen thuộc trong cuộc đời, với ngòi bút Xuân Diệu, mọi vật đều trở nên có linh hồn, đều vận động và góp phần làm đẹp cho đời, mang đến cho con người niềm yêu và sự phấn chấn. Nơi nào đẹp thì đó chính là thiên đường, Xuân Diệu đã vẽ ra một thiên đường xinh yêu như vậy ngay chính trên quê hương, trên mảnh đất của mình.

Các nhà thơ cùng thời với Xuân Diệu như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận hay Thế Lữ, họ cũng yêu thiên nhiên, gắn mình với thiên nhiên. Nhưng nếu các nhà thơ ấy nhìn thiên nhiên bằng nét buồn, cảnh mang những ưu sầu hay thấm đượm những nỗi nhớ thì Xuân Diệu lại nhìn theo một cách riêng đầy mới mẻ, tìm thấy vẻ đẹp từ chính cuộc sống của mình, bắt trọn những khoảnh khắc và lưu giữ chúng trong vần thơ, con chữ.

Xuân Diệu là một nhà thơ ham sống, khát khao sống, ông muốn vội vàng để tận hưởng hết tất thảy những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Và với ông, niềm vui luôn có khắp mọi nơi, trong bất kỳ khoảnh khắc nào:

" Và này đây mỗi sớm chớp hàng mi
Mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa"

Thần niềm vui có trong mỗi người, trong mỗi nhà, chỉ cần luôn thấy yêu đời, yêu cuộc sống thì sẽ mãi mãi luôn có thần niềm vui bên cạnh. Mỗi sáng thức giấc, hé mắt ngắm nhìn bầu trời, ngắm nhìn thiên nhiên, nở một nụ cười trìu mến để cảm nhận được hạnh phúc ngày chính tự trong tâm, niềm vui có từ những điều nhỏ nhặt nhất trong đời thường.

" Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"

Thơ ca trung đại luôn lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực thì Xuân Diệu lại có cảm quan đầy mới lạ, con người chính là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp. "Tháng giêng " ngon" tựa cặp môi gần. Cách ví von đầy độc đáo của Xuân Diệu đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, mùa xuân tháng giêng ấy quá tuyệt diệu, từ cảm quan bằng mắt, bằng tai đến cảm quan bằng vị, bằng tình. Cặp môi gần ấy là cặp môi của những đôi tình nhân trao nhau, tháng giêng cũng trao cho người người tình yêu thắm thiết là tình xuân, là tình yêu đôi lứa gặp gỡ nên duyên, là tình người nồng đượm, sẻ chia.

Có lẽ bởi vì xuân đáng yêu, đáng thương như vậy mà thi sĩ đâu thể nào dửng dưng, đâu thể nào chỉ biết đứng nhìn ngắm mà thôi. Nhà thơ đã không kìm nén được lòng mình mà cất lên nỗi khát khao:

"Ta muốn ôm.Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chuếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"

Sự cuồng nhiệt , mê đắm với thiên nhiên, thiết tha với mùa xuân của nhà thơ là mãi mãi, không bao giờ giới hạn.

Bài thơ Vội vàng tuy không dành quá nhiều câu thơ để viết về thiên nhiên nhưng mỗi câu đều đẹp, mỗi từ đều hay, mỗi hình ảnh đều quyến rũ và gợi cảm. Mỗi dòng, mỗi ý đều mang ý tình sâu sắc. Thi nhân xưa nói rằng Xuân Diệu chính là một nhà thơ tình của văn học Việt Nam quả không hề sai.

------------------------HẾT---------------------------

Vội vàng của Xuân Diệu không chỉ tái hiện đầy sống động bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, nơi vạn bừng nở những vẻ đẹp rực rỡ, thanh khiết của mình mà còn là cái tôi yêu đời đầy hối hả, vội vã của người thi nhân. Bài văn mẫu Cảm nhận Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1, Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu sẽ giúp các em hiểu hơn về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Trong bài thơ Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên và bức tranh sự sống đẹp đẽ, căng tràn sức sống, các em hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài văn mẫu Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu dưới đây nhé.

Vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong bài thơ Vội vàng Bình luận về bức thông điệp mùa xuân của Xuân Diệu gửi đến cho người đọc qua bài thơ Vội vàng Dàn ý phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Dàn ý vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong bài thơ Vội vàng Cảm nhận về tình yêu cuộc sống trong đoạn thơ: Của ong bướm....mới hoài xuân Dàn ý cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Cảm nghĩ của em về bức tranh thiên nhiên trong bài " Thiên trường vãn vọng " của Trần nhân tông

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Bức tranh đẹp tựa thiên đường” là:
A. So sánh
B. nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Gọi tên và chỉ ra các vế của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cậu thơ: Bức tranh đẹp tựa thiên đường

nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu thơ: "Bức tranh đẹp tựa thiên đường"

Tác dụng: Làm câu văn hay là ý nghĩa hơn. Ngoài ra, nhấn mạnh bức tranh này rất đẹp. Đẹp một cách có hồn! Như một thiên thần

Nhấn mạnh vẻ đẹp của bức tranh. Giúp người đọc cảm nhận và tưởng tượng vẻ đẹp mĩ miều của bức tranh

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất [...] Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    [Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang]

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? [0,5 điểm]

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? [1 điểm]

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? [1 điểm]

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? [1,5 điểm]

    II. LÀM VĂN [6 điểm]

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN [4 điểm]

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả [ 0,5 điểm]

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: [1 điểm]

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. [1 điểm]Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. [0,5 điểm]Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. [0,5 điểm]

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. [0,75 điểm]Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. [0,75 điểm]

II. LÀM VĂN [6 điểm]

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. [0,5điểm]
Thân bài: [5 điểm]

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: [0,5điểm]

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

  • Video liên quan

    Chủ Đề