Nghị định 45 hướng dẫn bộ luật lao đông 2012

Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019. Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 (BLLĐ) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, thay thế Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.

Kết cấu: với 17 chương, 220 điều (bằng số chương Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, giảm 22 điều)

- Chương IX về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được rút gọn (từ 22 điều còn 3 điều) do Quốc hội đã ban hành Luật ATVSLĐ.

- Chương XIII về “Công Đoàn” được sửa đổi thành “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”.

Nội dung:

- Đã có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, quan trọng, mang tính lịch sử,

- Đáp ứng các yêu cầu mới: trong việc quản trị thị trường lao động, quan hệ lao động,… và trong bối cảnh hội nhập quốc tế (ký kết các hoạt động thương mại tự do thế hệ mới).

Văn bản hướng dẫn BLLĐ:

Có tổng số 04 Nghị định hướng dẫn BLLĐ:

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ về tuổi nghỉ hưu.

- Sẽ ban hành thêm 03 nghị định:

+ Nghị định về điều kiện lao động (tiền lương, hợp đồng lao động (HĐLĐ), thời giờ làm việc-nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, lao động đặc thù…);

+ Nghị định về đối thoại, thương lương tập thể;

+ Nghị định về tổ chức đại diện người lao động (NLĐ);

Ba định hướng trong sửa đổi, bổ sung BLLĐ:

1. Mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với cả NLĐ có quan hệ lao động và NLĐ không có quan hệ lao động:

- Đối với NLĐ không có quan hệ lao động: mở rộng áp dụng một số quy định của BLLĐ: tiền lương tối thiểu theo giờ, an toàn vệ sinh lao động, lao động chưa thành niên,… (không chỉ áp dụng đối với NLĐ có quan hệ lao động).

- Đối với NLĐ có quan hệ lao động: mở rộng diện bao phủ và nâng cao khả năng nhận diện “Trường hợp các bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động” (Khoản 1 Điều 13).

2. Sửa đổi cho phù hợp hơn với các nguyên tắc của quan hệ lao động trong kinh tế thị trường.

- Đối với Nhà nước (chỉ):

+ Ban hành các tiêu chuẩn tối thiểu (ví dụ tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc tối đa...).

+ Tạo lập khuôn khổ pháp luật để các bên thương lượng (về các quyền lợi đảm bảo cao hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định); không can thiệp có tính hành chính vào việc quyết định các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp (như: vấn đề trả lương,…).

+ Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, bảo đảm thực thi pháp luật và hỗ trợ khi các bên gặp khó khăn.

- Đối với các bên trong quan hệ lao động:

+ Tự thương lượng và thỏa thuận về tiền lương và các điều kiện làm việc khác.

+ Tự quyền quyết định tham gia hay không tham gia quan hệ việc làm, tham gia hay không tham gia tổ chức đại diện, có quyền quyết định về những vấn đề cụ thể của mình ...

3. Sửa đổi bảo đảm phù hợp, tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, thể hiện ở 3 nội dung:

- Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của NLĐ:

+ Công ước 87 (về tự do hiệp hội, quyền tự do liên kết);

+ Công ước 98 (quyền tổ chức và thương lượng tập thể)

- Bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động:

+ Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW);

+ Công ước 100 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho những công việc có giá trị như nhau;

(13) Nghị định 41/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 220 của Bộ luật lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công

(LSVN) - Ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Theo đó hàng loạt các Nghị định hướng dẫn chi tiết các quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 sẽ hết hiệu lực từ ngày 01/02/2021.

Nghị định 45 hướng dẫn bộ luật lao đông 2012
Ảnh minh họa.

Kể từ ngày 01/02/2021, Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì các Nghị định hướng dẫn chi tiết các quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 sau đây sẽ chính thức hết hiệu lực. Nội dung này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 114 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể:

- Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm.

- Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động; Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

- Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20/03/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc lý quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

- Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

- Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

- Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ.

- Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình.

- Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động.

- Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 còn mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh. Nếu như Bộ luật Lao động 2012 quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động... trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thì Bộ luật Lao động 2019 mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động cùng một số tiêu chuẩn riêng.