Nghiên cứu đánh giá giải pháp an toàn giao thông

Luận án hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về ATGT đường bộ, đặc biệt tập trung vào khía cạnh đồng bộ của các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) đường bộ; phân tích, đánh giá hiện trạng về tai nạn giao thông đường bộ của Việt Nam, thực trạng các giải pháp đồng bộ về ATGT tại Việt Nam, trên cơ sở đó tìm ra các nguyên nhân có tính tương tác hệ thống dẫn đến tình hình mất an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam thời gian qua. Luận án đề xuất một số giải pháp đồng bộ cấp bách, thiết thực liên quan đến con người, phương tiện và cơ sở hạ tầng giao thông, tổ chức quản lý, nhằm đảm bảo ATGT đường bộ tại Việt Nam.

Chủ đề:

  • Giao thông đường bộ
  • An toàn giao thông
  • Phương tiện giao thông
  • Tai nạn giao thông
  • Dịch vụ cấp cứu
  • Luận án Tiến sĩ

Nghiên cứu đánh giá giải pháp an toàn giao thông

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng bộ giải pháp nâng cao an toàn giao thông đường bộ tỉnh Bình Dương

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Việt Đức

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Vũ Tuấn Anh

Ngày nghiệm thu, đánh giá chức thức: 20/4/2018.

Mô tả nội dung ứng dụng: Đề tài nghiên cứu xây dựng bộ giải pháp nâng cao an toàn giao thông đường bộ tỉnh Bình Dương đã đạt được 03 kết quả chính trong công tác nâng cao ATGT cho tỉnh Bình Dương: (1) Nghiên cứu chuyên sâu các hạng TNGT và nguyên nhân của mỗi dạng tai nạn; (2) Xây dựng khung đánh giá và bộ chỉ tiêu đánh giá tác động, hiệu quả của giải pháp nâng cao ATGT và (3) Thiết lập các mục tiêu quản lý nâng cao ATGT đường bộ cho tỉnh Bình Dương.

Hiệu quả kinh tế:

Từ các giải pháp đã đề xuất nhằm các giảm số lượng và mức độ nguy hiểm các xung đột giao thông và các giải pháp nâng cao an toàn giao thông cho tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu đã lựa chọn hai nút giao thông có số lượng các vụ tai nạn cao ở nội thành và ngoại thành tỉnh Bình Dương để áp dụng các giải pháp kỹ thuật đã đề xuất.

Kết quả phân tích xung đột đánh giá hiệu quả cho các giải pháp thí điểm ở hai nút điểm điển hình trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy, các nhóm giải pháp cơ bản đã lựa chọn để cải tạo nút giao thôn (gờ giảm tốc, gương cầu lồi, đảo dừng chân cho người đi bộ…) đã mang lại những kết quả cơ bản cắt giảm xung đột giao thông tại các nước giao. Đặc biệt, tại các nút giao thông không đèn tín hiệu, việc lắp đặt gương cầu lồi và cải tạo gờ giảm tốc xung quanh khu vực nút giao thông đã mang đến hiệu quả khá cao về cắt giảm xung đột giữa các cặp phương tiện.

Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng bộ giải pháp nâng cao an toàn giao thông đường bộ tỉnh Bình Dương” là nền tảng khoa học để phát triển và hình thành các đề tài hợp tác song phương giữa Việt Nam và Bỉ, đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ và đề tài nghiên cứu cấp trường đang thực hiện hiện nay của Trường Đại học Việt Đức như đề tài “Sự thay đổi hành vi của người điều khiển phương tiện khi xe ô tô được trang bị các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS): Nghiên cứu áp dụng đa phương pháp so sánh giữa Việt Nam và Bỉ” do Quỹ NAFOSTED-FWO tài trợ sẽ thực hiện trong quý II năm 2021; “Nghiên cứu tái tạo mô phỏng và phân tích chuyên sâu các vụ tai nạn giao thông hỗ trợ các giải pháp nâng cao an toàn giao thông” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tài trợ, dự kiến thực hiện trong quý III năm 2021” và “Nghiên cứu chương trình đào tạo nâng cao khả năng nhận biết và xử lý các mối nguy hiểm trên đường cho người điều khiển xe máy ở Việt Nam” do quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ trường Đại học Việt Đức tài trợ, đã thực hiện từ quý I năm 2020 và sẽ hoàn thành trong quý II năm 2021.

Các đề tài nghiên cứu tiếp nối từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ giải pháp nâng cao an toàn giao thông đường bộ tỉnh Bình Dương” đang và sẽ thực hiện hiện nay của Trường Đại học Việt Đức sẽ là bằng chứng khoa học và thực tiễn về hiệu quả cho giải pháp và đề xuất nâng cao an toàn giao thông từ đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ giải pháp nâng cao an toàn giao thông đường bộ tỉnh Bình Dương” mà trường Đại học Việt Đức đã thực hiện. Ngoài ra, các đề tài thực hiện tiếp nối của Trường Đại học Việt Đức cũng như sẽ góp phần trong việc đề xuất các giải pháp tiên tiến hơn để nâng cao an toàn giao thông cho người tham gia giao thông như tái tạo mô phỏng và phân tích chuyên sâu diễn biến và nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đã xảy ra nhằm đề xuất các giải pháp hiệu quả nhất cho từng nhóm đối tượng trong vụ tai nạn giao thông (nhóm gây tai nạn giao thông và nhóm bị tai nạn giao thông); đề xuất chương trình đào tạo nâng cao các kỹ năng nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường cho nhóm người điều khiển phương tiện và cả nhóm người được chở và các trang thiết bị tiên tiến nhằm hỗ trợ cảnh báo người lái xe kịp thời phát hiện các mối nguy hiểm trên đường và cả các hành vi nguy hiểm cho chính bản thân người điều khiển phương tiện gây ra.

Bên cạnh đó Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận và áp dụng hiệu quả các kết quả của đề tài nghiên cứu vào nhiều công trình giao thông xây dựng mới, nâng cấp, duy tu và bảo dưỡng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Công tác tuyên truyền và đào tạo các kiến thức nâng cao an toàn giao thông cho người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được Sở Giao thông Vận tải, Ban An toàn giao thông và Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương căn cứ vào khung nghiên cứu nâng cao an toàn giao thông cho tỉnh Bình Dương đã được đề xuất về kết quả nghiên cứu của đề tài để triển khai thực hiện.