Ngoạ hổ tàng long là gì

Ngọa hổ tàng long là gì? Hãy cùng Tiếng Trung Dường Châu tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ này nhé!

Ngoạ hổ tàng long là gì

Ngọa hổ tàng long

1. Ngọa hổ tàng long là gì?

Ngọa hổ tàng long ( 卧虎藏龙 wò hǔ cáng lóng) gồm các từ:

– Ngọa (卧 wò): nghĩa là nằm

– Hổ (虎 hǔ): nghĩa là hổ.

– Tàng (藏 cáng): nghĩa là ẩn náu

– Long (龙 lóng): nghĩa là rồng.

Ngọa hổ tàng long (卧虎藏龙 wò hǔ cáng lóng) nghĩa đen là chỉ con hổ đang nằm, còn con rồng đang ẩn náu, lúc đó sẽ không ai nhận ra con hổ dữ tợn ra sao và con rồng có sức mạnh thế nào. Vì vậy nên người ta dùng câu thành ngữ này để chỉ những người tài giỏi nhưng lại giấu tài, không muốn cho người khác biết.

Ngoạ hổ tàng long là gì

2. Nguồn gốc câu thành ngữ

Thời Bắc Chu, Dữu Tín trong bài thơ Đồng hội hà dương công tân tạo sơn địa liêu đắc ngụ mục (同会河阳公新造山地聊得寓目) đã viết:

“Ám thạch nghi tàng hổ (暗石疑藏虎 Àn shí yí cáng hǔ)

Bàn căn tự ngọa long (盘根似卧龙 pán gēn shì wòlóng)”

Có một giai thoại nói về câu thành ngữ “ngọa hổ tàng long” này như sau:

Ở Khai Phong, vua Chu xây dựng ba gian lầu cao ở đằng sau đại điện chùa Tương Quốc, bên trên được đặt pho tượng Bồ tát đại từ đại bi. Trước lầu có một đám người đang xem đánh quyền, Tống Hiến Sách vừa nghe giọng người đó đã biết là giọng người Hà Bắc chứ không phải giọng người Thiểm Tây thì lắc đầu rồi đi tiếp.

Ra phía sau điện Địa Tạng vương bồ tát, Tống Hiến Sách thấy đằng đó vẫn náo nhiệt như mọi ngày, chỗ nào cũng bày bán hàng rong, thuyết thư, biểu diễn ảo thuật, cầm đồ,…còn có hai ba chỗ là chơi kiếm đánh gậy, múa quyền, bán thuốc. Hắn chú ý đến mấy kẻ giang hồ bán thuốc cũng không phải giọng người Thiểm Tây.

Đến góc cuối cùng, thấy một đám người người vây xung quanh cực kỳ đông, hắn hét to rồi len vào đám đông xem hóa ra cũng là bán thuốc cao. Một chàng trai đang múa kiếm, kiếm pháp của người này quả thật rất thông thạo, khác hẳn với những nghệ nhân trong giang hồ khác mà Tống Hiến Sách từng gặp. Trong lòng hắn thầm nghĩ: “Không lẽ chính là người đó sao?”.

Một lát sau chàng trai luyện kiếm xong thì thu kiếm lại rồi chắp tay về phía mọi người đang vỗ tay tán thưởng không ngớt nói: “Để mọi người chê cười rồi”.

Trong lòng Tống Hiến Sách đột nhiên vui vẻ, thầm nghĩ: Đúng là hắn rồi, giọng Thiểm Tây!

Chàng trai giọng Thiểm Tây cũng quan sát hắn một lúc rồi quay ra nói với mọi người: “Thưa các vị quan khách, tiểu nhân lần đầu đến Biện Lương này. Tại nơi đất khách quê người lại được chư vị yêu mến lại còn tán thưởng chút võ nghệ này. Thật khiến tiểu nhân hổ thẹn không dám nhận. Tiểu nhân hơn hai mươi năm ăn cơm trắng, thân cao 6 thước dù luyện được vài miếng võ nhưng vẫn cảm thấy không xứng với lời khen của chư vị. Bây giờ để chúng tôi xin luyện vài chiêu để mọi người cùng thưởng thức, nếu luyện tốt thì mong chư vị ủng hộ, còn nếu chưa tốt thì mong được bỏ quá cho”.

Sau đó hắn quay sang một cậu bé chừng 14-15 tuổi hỏi: “Cậu bạn nhỏ! Hôm nay đến vùng đất Trung Châu cậu có dám luyện vài chiêu võ để chư vị đây cùng xem không?”

Cậu bé dõng dạc đáp: “Tôi dám”.

Chàng trai nói: “Cậu cũng to gan đấy! Ở cái đất Trung Châu này là đất ngọa hổ tàng long anh hùng tụ hội, không thể so với các vùng quê nhỏ khác”. Ở nơi quân tử tụ hội này còn chiêu võ nào mà họ chưa từng thấy qua? Một cậu bé như cậu đúng là không biết trời cao đất dày mà dám ở đây múa dìu qua mắt thợ, lẽ nào không sợ các vị quan khách ở đây chê cười ư?”

Từ đó câu thành ngữ ngọa hổ tàng long cũng được ra đời.

Ngoạ hổ tàng long là gì

3. Thành ngữ tương tự

• Tàng long ngọa hổ (藏龙卧虎 cáng lóng wò hǔ) có ý nghĩa tương tự ngọa hổ tàng long. Đều chỉ người tài nhưng chưa được phát hiện hoặc những người giấu tài.

• Tiềm long phục hổ (潜龙伏虎 Qián lóng fú hǔ) dùng để ví người tài chưa được cất nhắc, trọng dụng.


Học tiếng Trung chỉ với 1k/1 ngày mà vẫn đem lại hiệu quả như trên lớp, lại còn tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian. Ngại gì mà chưa trải nghiệm phương pháp học hoàn toàn mới lạ này. Tham khảo ngay TẠI ĐÂY nhé

Trên trang Looper có một bài giải thích đoạn kết Ngọa Hổ Tàng Long. Mình để link ở cuối bài cho ai muốn đọc bản gốc nhé.

Đại khái bài viết giải thích tại sao Ngọc Kiều Long nhảy từ núi Võ Đang xuống mà không quay về sa mạc với La Tiểu Hổ. Bởi vì Ngọc Kiều Long chưa bao giờ có được tự do mà cô ấy muốn.

Nghe có vẻ ích kỷ, nhưng quả thực những người xung quanh Ngọc Kiều Long luôn muốn kiểm soát cô, theo nhiều nghĩa khác nhau. Gia đình muốn Ngọc Kiều Long kết hôn với người mà cô không yêu chỉ vì nó mang lại lợi ích cho bố của cô. Bích Nhãn Hồ Ly dạy Ngọc Kiều Long võ thuật, nhưng năng lực của bà ta vẫn chỉ dậm chân tại chỗ và ngày càng kém xa sư đồ, dẫn đến việc Ngọc Kiều Long phải khổ sở che giấu năng lực thật sự của mình.

Lý Mộ Bạch muốn Ngọc Kiều Long làm học trò của mình, một mặt vì thấy cô có khả năng, mặt khác Lý Mộ Bạch muốn “ép” Ngọc Kiều Long đi vào khuôn khổ, không sử dụng võ thuật với ý đồ xấu, chứ không hề để tâm xem Ngọc Kiều Long thực sự nghĩ gì, có muốn bái thầy hay không.

Du Tú Liên muốn Ngọc Kiều Long dám sống với tình yêu, quay về sa mạc cùng La Tiểu Hổ. Đó là do sau cái chết bất ngờ của Lý Mộ Bạch, Du Tú Liên rất hối hận vì khi còn sống, hai người đã không có đủ can đảm đi ngược lại truyền thống để đến với nhau. Lời đề nghị của Du Tú Liên với Ngọc Kiều Long giống như một kiểu phó thác.

Hành động nhảy từ núi Võ Đang của Ngọc Kiều Long, dù là nghĩa đen hay nghĩa bóng, thì cuối cùng Ngọc Kiều Long cũng được tự do. Chỉ khi con người có tự do thì mới được làm điều mình thích, không bị ép buộc, cũng không phải quan tâm đến hậu quả.

Về phần La Tiểu Hồ, ước nguyện của anh là cùng Ngọc Kiều Long quay trở về sa mạc. Theo nghĩa bóng, ước nguyện của La Tiểu Hổ đã thành sự thật. Ngọc Kiều Long không còn, La Tiểu Hổ sẽ không sợ mất cô về tay người khác nữa. Tình yêu của cô dành cho anh là thật, ký ức yêu nhau là thật, và còn thứ gì chân thực hơn thế?

Ngọa Hổ Tàng Long dùng để chỉ những nguy hiểm ẩn nấp. Trong phim là tình cảm không môn đăng hộ đối giữa Ngọc Kiều Long và La Tiểu Hổ, từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề, làm thay đổi số phận của người trong cuộc lẫn người vô can. Ngoài ra, Ngọa Hổ Tàng Long còn để chỉ những cao thủ võ thuật không lộ mặt trên giang hồ. Trong bộ phim, chúng ta có thể thấy rõ đó là nhân vật Ngọc Kiều Long và Bích Nhãn Hồ Ly.

Theo Đạo giáo, xanh lá cây đại diện cho tính nữ và “âm” (âm trong âm dương). Đây là màu sắc chủ đạo của bộ phim. Ngoài ra, nó còn xuất hiện trong tên của thanh kiếm và tên của sư phụ Ngọc Kiều Long. Thanh kiếm mà Lý Mộ Bạch gửi cho Tề lão gia tên là Lục Mệnh và nó gắn liền với Ngọc Kiều Long khi cô nàng liều mình ăn trộm. Lục Mệnh thể hiện sự giận dữ, khao khát giải phóng bản thân và làm thay đổi số phận của Ngọc Kiều Long. Sư phụ của Ngọc Kiều Long là Bích Nhãn Hồ Ly. Bích là một sắc thái khác của màu xanh lá cây và nó phản ánh tâm địa của Bích Nhãn Hồ Ly.

Cũng ở trong bài viết trên Looper, tác giả có đề cập đến phong cách làm phim của Lý An. Lý An thường làm phim về những kẻ che giấu cảm xúc và con người thật của mình. Trong phim Hỷ Yến là một chàng gay kết hôn chỉ để làm hài lòng cha mẹ, trong Brokeback Mountain là chuyện tình cảm của Ennis del Mar và Jack Twist, còn trong Hulk là một ẩn dụ về việc che đậy những cơn giận dữ. Nhìn chung, việc giấu diếm cảm xúc thường là do gia đình hoặc xã hội.

Lý An giải thích chẳng thứ gì có thể giữ bí mật mãi mãi và dù có kìm nén cảm xúc lâu đến mấy, cuối cùng cây kim trong bọc cũng sẽ lộ ra. Các nhân vật trong Ngọa Hổ Tàng Long chính là như vậy. Họ không để lộ cảm xúc và bí mật của bản thân, nhưng kết thúc đều là bất hạnh. Lý Mộ Bạch và Du Tú Liên kìm nén tình cảm dành cho nhau, rốt cuộc trở thành chàng cõi âm nàng cõi dương. Ngọc Kiều Long che giấu năng lực của mình trước Bích Nhãn Hồ Ly và bị bà ta tìm cách sát hại. Lựa chọn gieo mình từ núi Võ Đang là vì Ngọc Kiều Long chỉ muốn được sống là chính mình.

Ngọa hổ tàng long ý nghĩa gì?

Ngọa hổ tàng long là gì - 虎 hǔ: 虎 hǔ trong 老虎 lǎohǔ, có nghĩa là hổ. - 龙 lóng: 龙 lóng có nghĩa là rồng. Ngọa hổ tàng long 卧虎藏龙 wò hǔ cáng lóng về nghĩa đen là chỉ con hổ đang nằm và con rồng ẩn náu, khi đó, sẽ không ai biết con hổ dữ tợn thế nào và con rồng có sức mạnh ra sao.