Ngoạ triều là gì

Long Đĩnh lên ngôi, trong lúc này Ngũ Bắc vương là Long Ngân, Trung Quốc vương là Long Kính chiếm cứ trại Phù Lan xã Phù Vệ, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương chống lại. Long Đĩnh phải đem quân đi dẹp. Bên ngoài lại có giặc Cử Long vào cướp phá ở huyện Cẩm Thủy thuộc Thanh Hóa. Long Đĩnh ngự vào Ái Châu.

Việc bình định có kết quả. Sang năm sau [Bính nGọ] 1006 là năm Ứng Thiên [vẫn theo niên hiệu của Lê Đại Hành] Long Đĩnh lập con là Xạ làm Khai Phong Vương, con nuôi là Thiệu Ly làm Sở Vương, Thiệu Hưng làm Hán vương.

Long Đĩnh vì quá hoang dâm, tửu sắc bị mắc bệnh trĩ phải nằm mà coi triều. Người đời bấy giờ gọi là “Ngọa Triều Đế”. Tuy vậy Long Đĩnh cũng muốn làm nhiều việc mới: sửa đổi quan chế văn vũ, tăng đạo và triều phục hết thảy bắt chước kiểu mẫu của nhà Tống. Theo triều phục của nhà Tống thì mũ có ba hạng:

1] Mũ tiên hiền là phẩm phục các quan nhất, nhị phẩm.

2] Mũ điêu thuyền là phẩm phục các quan tam phẩm ở các ty, các Ngự sử đài và chức ngũ phẩm ở hai sảnh.

3] Mũ giai sai là phẩm phục tử tứ phẩm đến lục phẩm.

Còn phục sức từ công khanh trở lên mặc áo màu tía, ngũ phẩm mặc áo màu đỏ, thất phẩm trở lên mặc áo màu lục, cửu phẩm trở lên mặc áo mầu xanh.

Việc Ngoại Giao Với Bắc Triều

Long Đĩnh cử em là Long Xưởng với Chưởng thư ký là Hoàng Thanh Nhã đem bạch tê sang cống nhà Tống và xin 9 kinh [3 bộ sách Tàu: tôn làm kinh thuyết thứ nhất, xếp chữ Lệ, Nghi Lễ, Lễ Ký, Tả truyện, Công Dương, Cốc Lương, Dịch, Thi và Thư làm 9 kinh thuyết thứ hai, xếp Dịch, Thi, Thư, Lễ, Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ làm 9 kinh. Chín Kinh của ta xin của Tàu có lẽ là kinh thuyết thứ 2] và kinh Đại Tạng [ kinh phật chữ Phạn gọi là Xripitaka] vua Tống ưng thuận.

Vua Long Đĩnh xin dùng áo giáp, mũ trụ có giát vàng và thông thương với Ung Châu. Các điều này cũng được như ý, duy về việc buôn bán đổi chác, vua Tống chỉ cho thi hành ở các chợ ChâuLiêm và trấn Thư Hồng, có lẽ e dè sự đi lại của người Giao Châu quá sâu trong nội địa của họ chăng?

Năm Đinh Ngọ [1006] nghe nước ta rối loạn sau khi Lê Hoàn mất, vua Tống sai Lang Sách là tri châu và Thiệu Việp là Điện Biên An phủ sứ sang kinh lý GIao Châu. Bọn này trở về tâu rằng các con Nam Bình Vương Lê Hoàn chia bè đảng, lập thành trại, sách mỗi người chiếm cứ mỗi nơi, nhân dân lo sợ, xin đem quân sang đánh dẹp.

Vua Tống trả lời: “Họ Lê thường sai con sang chầu, nơi góc bể yên ổn, không bỏ lòng trung thuận, nay nghe Nam Bình vương mất, chưa có lễ điếu, lại đánh người trong khi có tang, đấng vương giả không làm những việc như thế”. Rồi vua Tống phái Lang Sách đem thư sang phủ dụ các con Lê Hoàn không nên cốt nhục tương tàn.

Ngay sau đó, bọn Thiệp Việp lại đem bản đồ thủy lực từ châu Ung đến Giao Châu, trình lên vua Tống dể đề nghị Nam chinh. Vua Tống cũng không thuận [cử chỉ này thật là ít có những vương triều Trung Quốc].

Tháng 8 năm sau là năm Đinh Tỵ [1007] nhà Tống sang sách phong cho Long Đĩnh làm Giao Chỉ Quận Vương, lĩnh chức Tiết Độ Sứ ở Tĩnh Hải quận, cho tên là Chí Trung. Tháng 6 vua Tống cho đúc ấn Giao Chỉ quận vương do chức chuyển vận sứ Quảng Tây đem sang. Nguyên xưa Bắc Triều phong cho Giao Châu chỉ có Tiết Việt [Tiết là thẻ tre khắc tên họ và chức tước sứ giả, Việt là lưỡi vót, vua giao cho võ tướng đi đánh giặc nơi xa có quyền thay vua sinh sát để làm uy], chứ chưa có phong vương. Nay Tống Chân ông cho rằng Giao Châu là nơi biên viễn cần có “ấn mệnh của triều đình” mới trấn phục được nhân dân.

Sự Tàn Ác Của Lê Long Đĩnh

Long Đĩnh là một ông vua nổi tiếng hiếu sát trong lịch sử nước ta. Hễ làm thịt các gia súc như trâu, bò, dê, gà, lợn bao giờ cũng tự tay chọc tiết rồi mới giao cho nhà bếp. Kết tội tử hình ai thì Long Đĩnh tìm ra những cách nào tán ác hơn hết như sai lấy rơm quấn vào tội nhân rồi châm lửa đốt. Kẻ xấu số gần chết, Long Đĩnh cho phường chèo người Tàu như Liêu Thư Tam cầm dao cắt những mối rơm để tội nhân không chết được ngay.

Long Đĩnh lấy làm thú lắm.

Khi đi đánh dẹp, bắt được giặc, Long Đĩnh đem ra bờ sông sai người làm thủy lao nhốt tù vào đấy để nước thủy triều dâng lên làm cho họ chết sặc, hoặc có khi bắt họ leo cây rồi cho người đẵn gốc.

Năm 1008 đi dẹp Man Động, Long Đĩnh bắt được quân Mán sai người đánh. Quân Mán đau quá kêu gào và thường phạm vào tên húy của Đại Hành. Long Đĩnh lấy làm thích ý do lòng oán vua Lê Đại Hành đã không muốn cho mình nối ngôi trước đây.

Có lần Long Đĩnh đem nhốt phạm nhân vào một cái quây rồi chất củi xung quanh để đốt. Nghe Ninh Giang có nhiều rắn, Long Đĩnh bắt trói người vào cạnh thuyền rồi cho thuyền bơi qua bơi lại để cho rắn cắn chết. Lại có khi Long Đĩnh cho róc mía trên đầu nhà sư [nạn nhân thuở đó là Quách Ngang], giả lỡ tay hạ dao vào đầu cho chảy máu.

Trong những buổi chầu, hễ các quan có điều gì nói thì có tên hề đứng bên pha trò hay nhại để làm rối các việc tấu đối. Triều đình bấy giờ là một cái sân khấu, không hơn không kém.

Long Đĩnh làm vua được 4 năm, đổi niên hiệu là Cảnh Thụy [1005 – 1009] qua năm sau thì mất, thọ

24 tuổi và làm vua vừa đúng được 4 năm.

3 – Vụ Âm Mưu Cướp Ngôi Nhà Tiền Lê

Vua Long Đĩnh nằm xuống, con còn nhỏ. Triều đại của Long Đĩnh như ta thấy do sự tàn ác đã làm mất lòng dân chúng rất nhiều tuy Long Đĩnh trong 4 năm ở ngôi cũng đã làm được một vài việc đáng kể [dẹp giặc Cử Long, ngoại giao với Bắc Triều,…]. Đáng chú ý một điều là người dân Việt của chúng ta vốn rất không ưa việc chém giết một cách độc ác, dã man và bao giờ cũng có phản ứng rất mãnh liệt đối với những chính sách tàn bạo dầu theo hình thức nào. Huống hồ vua Long Đĩnh trong 4 năm trị vì chưa hề thi ân, thi đức đối với nhân dân. Lịch sử sau này còn dẫn chứng cho lời nói trên đây khi các vua chúa quá coi thường sinh mệnh của nhân dân trong lúc cầm quyền.

Triều đình nhà Tiền Lê trong giờ phút Long Đĩnh tạ thế bắt đầu sinh biến. Việc phải đến đã đến. Trong triều bấy giờ Lý Công Uẩn giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ là người có tư cách và năng lực hơn cả. Ông có tư chất thông minh, thọ giáo nhà sư Vạn Hạnh từ thuở nhỏ, lại thêm đức tính khẳng khái và có chí lớn.

Vạn Hạnh là nhân vật thế nào?

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ đệ tam thế kỷ và mỗi người một thịnh đạt. Các sư nhờ chỗ uyên thâm Hán học đã được các vua chúa trọng dụng và có rất nhiều ảnh hưởng đối với dân chúng. Hai vị sư

đầu tiên tham gia chính sự giúp vua Đinh và Tiền Lê là Khuông Việt và Ngô Chân Lưu. Người thứ ba là sư Vạn Hạnh bấy giờ cũng nổi danh chẳng kém và có lẽ sư đã hiểu rõ thời cuộc, thấu đáo việc tương lai nên muốn chấm dứt triều đại Lê Long Đĩnh [nhất là Long Đĩnh lại ngược đại cả tăng giới cho hợp với nguyện vọng của nhân dân và canh cải lại xã hội đang đi tới chỗ rối loạn.

Một hôm trời mưa to, sét đánh ngã một cây bông lớn ở làng Diên Hồng là nơi quê quán của Lý Công

Uẩn, ở vỏ cây lộ ra một bài sấm như sau: Gốc cây trăng trắng

Vỏ cây xanh xanh Hoa đao một ngã Thập bát tử thành Đông A nhập địa Cây khác lại xanh

Cung Đoài ẩn tinh Khoảng sáu bảy năm Thiên hạ thái bình, Vạn Hạnh nói riêng với Công Uẩn: “Hoa đao mộc là chữ Lê, Thập bát tử là chữ Lý, Đông A là họ Trần, Nhập địa là phương Bắc sang xâm lấn. Cây khác lại xanh là họ Lê sống lại, đó là nói họ Lê mạt, họ Lý nổi lên, sau sáu bảy năm sau thiên hạ lại thái bình”.

Lạ còn chuyện một bữa vua Ngọa triều ăn trái khế thấy hột lý trong ruột nhớ đến lời sấm liền cho người tìm những ai họ Lý để giết mà quên Lý Công Uẩn ở ngay cạnh nách.

Trong hai chuyện kể trên, vai chủ động dĩ nhiên không ai khác hơn là sư Vạn Hạn đã làm ra lời sấm và ngầm cho tuyên truyền trong dân gian, cả chuyện vua Long Đĩnh ăn phải trái khế có hột lý. Mục đích của Vạn Hạnh là lợi dụng lòng mê tín dị đoan của dân chúng và của các người có học vấn đương thời nhưng đầu óc còn tin chuyện quỷ thần, trời đất thuở ấy. Nhà sư thật đã khéo lung lạc nhân tâm và dọc đường cho học trò của mình bước lên ngôi cửu ngũ. Ta lại nên chú ý một điều nữa là các tác dụng chính trị trên đây đã thi hành ngay khi vua Ngọa triều còn tại vị. Nếu vua Ngọa triều không yểu vong tất cũng vẫn

sẽ xảy ra một cuộc giết vua cướp ngôi chớ chẳng không. May mà Ngọa triều chết sớm nên Công Uẩn đã không phải thi hành việc thoán đoạt bằng sắt máy như Mạc Đăng Dung và Hồ Quý Ly bốn năm thế kỷ sau.

Người thứ ba đồng lõa trong vụ âm mưu chính trị này là Đào Cam Mộc. Sử chép họ Đào khuyên Công Uẩn: “Hồi trước đức vua tối tăm bạc ác, trời chán ghét ngài mà con ngài thì còn nhỏ tuổi chưa thể đảm đương buổi đa nạn này, dân chúng đang khao khát chân chúa ra đời như đại hạn trong mưa. Vật Thân vệ nên thừa cơ hội cương quyết theo dấu vua Thang, vua Võ. Xem việc của họ Lê [chỉ việc vua Lê Đại Hành cướp ngôi nhà Đinh] trước đây cũng là chính đáng, thuận lòng trời và lòng dân, sao lại khư khư giữ cái tiết mọn?…”

Đến hôm sau, Cam Mộc lại nói: “Lời sấm đã rõ ràng, người trong nước ai cũng tin họ Lý sẽ chổi dậy, việc đổi họa ra phúc cho đất nước chỉ ở đầu hôm sớm mai, Thân Vệ còn ngại ngùng gì nữa?”

Công Uẩn xiêu lòng nói: “Ý ông cũng như ý sư Vạn Hạnh nhưng phải làm thế nào cho được êm ấm trong ngoài?”

Thân Vệ công bình, khoan thứ, hẳn là dân vui lòng theo. Hiện nay nhân dân đói khổ, ta dùng ân đức vỗ về ắt sẽ thành công.

Sau việc bàn soạn này Đào Cam Mộc liền họp ngay trăm quan tuyên bố cuộc đảo chính. Việc đảo chính thành tựu một phần vì quân đội trong tay họ Lý, một phần vì Lý Cong Uẩn quả có xứng đáng hơn ai hết trong thời bấy giờ. Ngoài ra Đào Cam Mộc cùng Lý Công Uẩn trước đó đã có sẵn vây cánh mạnh trong đám triều thần. Những người này cũng mong có cơ hội thay thầy đổi chủ để bước cao trên bậc thang phú quý. Chính Đào Cam Mộc đã tuyên ngôn trắng trợn như sau: “Nay ức triệu khác lòng, thần dân là đức nếu không thừa dịp tôn ngài Thân Vệ lên ngôi, rủi có quốc biến thì chúng ta đâu còn giữ được địa vị!”

Nếu ta để ý, ta thấy sau cuộc thoán đoạt, Lý Công Uẩn lên làm vua, Vạn Hạnh làm Quốc sư, Đào Cam Mộc được làm phò mã và phong hầu thì có thể tin rằng sư Vạn Hạnh là người chủ trương thay đổi thời thế thuở ấy. Đào Cam Mộc là kẻ thi hành và sửa soạn cuộc đảo chính. Còn Lý Công Uẩn có lẻ chỉ là kẻ thụ động trong vụ này. Ngay khi Long Đĩnh hạ sát Long Việt [vùa Trung Tông] trong lúc các triều thần hoảng hốt bỏ chạy hết, ông là người duy nhất dám ở lại ôm thây vua mà khóc thì đủ hiểu con người giàu thiện lương ấy không có manh tâm cướp ngôi của nhà Tiền Lê. Nhưng sau này Ngọa triều mất, con còn nhỏ, cơ

hội thuận tiện ấy mới tạo nên một lý do, một sức mạnh nó thúc đẩy ông rời bỏ chữ Trung, chứ việc sấm ký mà sư Vạn Hạnh đưa ra để sửa soạn việc thoán đoạt chưa nên coi là điều đã quyết định ở nơi ông để tranh vương đồ bá.

  • TAGS
  • lê long đinh
  • lê ngoa triêu
  • lý công uẩn
  • sư vạn hạnh
  • triều lê

Video liên quan

Chủ Đề