Người đỗ đầu ký thi Đình trong nền giáo dục phong kiến được gọi là gì

Mục lục

TT - Cũng như các triều đại trước, hệ thống thi cử dưới thời Nguyễn gồm có ba kỳ: thi hương, thi hội và thi đình. Thi hương là kỳ thi ở địa phương, gồm một số tỉnh thi chung một trường, nhằm mục đích kén chọn người tài để vào dự thi hội và thi đình. Các trường miền Bắc thi hương khoảng tháng 10, miền Trung và Nam khoảng tháng 3 đến tháng 7.

Kỳ 1: Sĩ tử thời xưa

Phóng to
Quang cảnh trường thi Nam Định khoa thi năm Nhâm Tý [1912] với chòi canh và lều chõng của thí sinh - Ảnh tư liệu

Thi từ sáng sớm đến tối mịt

Trống điểm canh tư [chừng 1g sáng] thí sinh phải có mặt ở trường thi để nghe gọi tên, đến khoảng canh năm tám khắc [khoảng 5g sáng] thì thí sinh phải vào hết trong trường. Thí sinh làm bài cho đến giờ Thân [3-5 giờ chiều] thì bắt đầu nộp bài, hạn cuối là hết canh một [tức 19g]. Vì vậy, thí sinh vào trường phải chuẩn bị đầy đủ lều, chõng, chiếu, tráp đựng nghiên, bút, giấy, mực, dao kéo... và thức ăn dùng trong một ngày.

Quan trọng nhất là chuẩn bị quyển thi [tức giấy làm bài thi đóng thành quyển], phải giữ gìn hết sức sạch sẽ. Quyển thi là do thí sinh đem nộp trước cho dinh đốc học để kiểm tra, đóng dấu. Khi quan trường gọi đúng tên, thí sinh phải “dạ” thật to rồi vào cổng trường thi để nhận lại quyển thi. Vào trường thi, thí sinh tìm chỗ cắm lều, đặt chõng, đến khi sáng rõ mặt thì xong để chuẩn bị làm bài thi.

Tứ trường và thiên kinh vạn quyển

Theo Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ, thi hương có khi thi ba vòng [người xưa gọi tam trường] có khi thi bốn vòng [tứ trường]. Vòng một thi kinh nghĩa [tức các sách tứ thư, ngũ kinh của Nho giáo], vòng hai thi chiếu biểu [tức soạn thảo các văn bản hành chính như chiếu, biểu, sớ, dụ...], vòng ba thi thơ phú [sáng tác theo chủ đề của đề thi], vòng bốn thi văn sách [tương tự như thi tự luận].

Vòng thi kinh nghĩa tương đối dễ với thí sinh, chỉ cần thuộc lòng tứ thư, ngũ kinh và trình bày cho đúng ý của người xưa. Vòng thi chiếu biểu phải thuộc hàng trăm bài loại này rồi chắt lọc tinh hoa để viết thành bài thi. Dễ làm và khó đỗ nhất là kỳ thi thơ phú. Dễ vì suốt cả ngày chỉ cần sáng tác một bài thơ tối đa 16 câu và một bài phú tám câu, nhưng cái khó là phải hay, vì cái hay nó vô cùng.

Vòng bốn thi văn sách thì tự do trình bày theo kiến giải riêng của mình, tương tự như thi tự luận ngày nay. Muốn qua được vòng thi này, không những phải làu thông kinh sử mà còn phải biết vận dụng sở học của mình để trình bày những kiến giải mới lạ. Đề thi thường hỏi đủ mọi lĩnh vực: thiên văn, địa lý, bói toán, y học...; đặc biệt là những câu hỏi về thời sự, đòi hỏi thí sinh phải có những kiến giải độc đáo và đưa ra giải pháp khả thi. Thi tứ trường nhưng phải học thiên kinh vạn quyển là thế!

Mang tài liệu vào trường thi: gông cổ, đánh 100 roi

Không được mang tài liệu vào trường thi; không nói chuyện ồn ào, đi lại lộn xộn; không được quên đóng dấu “nhật trung” [là dấu giáp lai các trang bài thi, dấu xác định bài thi được làm tại trường thi...]; cấm ngồi không đúng chỗ, tự ý vứt bỏ hoặc sửa chữa bảng tên; cấm kê khai gian lận tên tuổi; cấm nộp bài trễ hạn. Các quy định đó xem ra cũng không khác gì bây giờ, nhưng hình phạt cho người vi phạm thì rất nghiêm khắc. Nếu bị phát hiện mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị đóng gông một tháng, sau đó bị đánh 100 roi. Nói chuyện ồn ào thì không những thí sinh bị trị tội mà còn truy tội cả các vị quan đốc học, giáo thụ và huấn đạo ở địa phương.

Trong bài thi lại có những quy định khác, rắc rối và ngặt nghèo hơn, chủ yếu là những lỗi về hình thức mà thí sinh phải tránh. Đầu tiên là lỗi khiếm tị [không biết tránh chữ húy]. Bài thi của thí sinh phải tránh viết những chữ húy kỵ của triều đình, đó là tên của tất cả các đời vua, hoàng hậu, kể cả ông bà tổ tiên vua; rồi thì tên lăng, miếu, cung, điện, làng quê của vua...

Sau lỗi khiếm tị là lỗi khiếm trang và khiếm đài. Khiếm trang có nghĩa là thiếu phần tao nhã, do dùng những từ thô tục về nghĩa cũng như về âm, thiếu tôn kính với các từ tôn nghiêm. Đang hành văn mà gặp những từ tôn kính như thiên, địa, đế, hậu... thì phải tự động sang hàng và đài [nâng cao lên trong dòng chữ]. Nếu không là mắc lỗi khiếm đài.

Chưa hết, bài thi phải viết loại chữ chân phương, thiếu một nét, một chấm xem như mắc lỗi. Quyển thi nếu bị ố bẩn, tì vết, xem như làm dấu cũng bị đánh rớt. Lệ còn quy định mỗi quyển thi không được đồ [xóa bỏ], di [sót], câu [móc], cải [sửa] quá 10 chữ. Khi làm xong bài, cuối quyển thi phải ghi rõ số chữ đã đồ, di, câu, cải. Nếu đồ, di, câu, cải vượt quá 10 chữ, hoặc sai sót, ố bẩn, tì vết không thể khắc phục thì đem lên quan trường xin đổi quyển thi khác hợp lệ. Phạm vào lỗi gì đều được niêm yết rõ lên bảng con ở mỗi khu vực cho thí sinh biết vì sao mà hỏng thi.

Những thí sinh chỉ đỗ được ba trường thi hương thì được học vị tú tài. Những thí sinh vượt qua được cả bốn trường thì được học vị cử nhân, được ban cấp áo mão, ban yến [đãi tiệc], rồi vinh quy bái tổ.

Tiếp tục cuộc đua tiến sĩ

Tân cử nhân về quê tiếp tục đèn sách đợi sang năm vào kinh đô dự kỳ thi hội, cùng với những cử nhân của các khoa trước đó, những thí sinh đã vượt qua một kỳ khảo hạch đặc biệt do triều đình, và một số ít quan lại muốn có học vị cao hơn. Cách thức làm bài và trường quy thi hội không khác mấy với thi hương, chỉ khác là phạm quy thì bị tội nặng hơn.

Thi hội không có truyền lô [xướng danh] nhưng lễ yết bảng [công bố kết quả] rất long trọng. Bảng chính ghi tên những người đạt hạng trúng cách, bảng thứ ghi tên người hạng thứ trúng cách.

Chỉ những người trúng cách mới được tiếp tục tham gia thi đình, tổ chức trong cung đình, do đích thân nhà vua ra đề và là người chấm thi cuối cùng. Quyển thi và quyển nháp đều do bộ Lễ cấp, có rọc phách hẳn hoi. Vua chấm thi vẫn không biết bài đó của ai. Thi đình thực chất là cuộc phúc tra cuối cùng nhằm thẩm định và xếp hạng các tân tiến sĩ.

Sau khi vua chấm bài thì học vị của các sĩ tử được quyết định và bảng vàng ghi danh là vinh hiển tột cùng. Các tiến sĩ có tên niêm yết trên bảng vàng sẽ được ban yến tiệc trong cung, được bệ kiến hoàng thượng, được thăm hoa ở vườn ngự uyển, được cưỡi ngựa dạo khắp kinh thành, rồi vinh quy bái tổ. Phần thưởng cao quý nhất cho tiến sĩ là được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu để lưu danh mãi mãi.

Hệ thống học vị dưới triều Nguyễn

1. Thi hương đỗ tam trường [ba vòng đầu], đạt học vị: tú tài; đỗ tứ trường: hương cống [về sau gọi là cử nhân]; đỗ thủ khoa: giải nguyên.

2. Thi hội: đỗ bảng chính gọi là trúng cách được tiếp tục dự thi đình; đỗ bảng thứ là thứ trúng cách, được học vị: phó bảng; đỗ thủ khoa: hội nguyên.

3. Thi đình: đỗ thi đình đạt học vị chung là tiến sĩ; đỗ thủ khoa: đình nguyên. Trong đó, đỗ từ 8-10 điểm được xếp bậc đệ nhất giáp. 10 điểm được lấy đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh, thường gọi là trạng nguyên. 9 điểm: đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh, thường gọi là bảng nhãn. 8 điểm: đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh, thường gọi là thám hoa.

----------------------------------------------------

21 lần đi thi, đến năm 82 tuổi mới đậu cử nhân. Đó là thí sinh đặc biệt nhất trong lịch sử thi cử Việt Nam.

Kỳ tới:21 lần thi, 82 tuổi mới đậu

các kỳ thi Đình thế kỷ XVII - XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [249.65 KB, 40 trang ]

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thi cử là một khâu trọng yếu trong quá trình giáo dục, là cách thức để
đánh giá sản phẩm [hay kết quả] của một nền giáo dục và là con đường chính để
tuyển lựa bậc hiền tài ở bất kỳ thời đại nào, nhưng quan trọng hơn cả là “xem
việc thi cử hay hay dở, biết nhà nước thịnh hay suy” [5, 6].
1.2. Chọn thi Đình làm đối tượng tìm hiểu chính, tác giả luận văn xuất
phát từ những lý do chủ yếu sau đây:
- Trước hết, thi Đình là kì thi có số lượng người dự thi và người đỗ tương
đối khúc chiết nên tác giả có thể quan sát đối tượng nghiên cứu dễ dàng hơn các
kì thi khác.
- Thứ hai, thi Đình là kì thi cuối cùng trong khoa thi Tiến sĩ, tác động toàn
bộ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của qúa trình thi cử, giáo dục.
- Thứ ba, thi Đình là mũi sinh thiết, tập trung bộ mặt thi cử của mỗi triều
đại phong kiến. Do đó, kì thi này luôn được nhà nước chú trọng, quan tâm và
cũng chính vì thế mà qua thi Đình chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn
về thi cử.
1.3. Thế kỷ XVII - XVIII ở Việt Nam tương ứng với thời gian trị vì và tan
rã của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh. Sự tồn tại song song hai hệ thống chính
quyền cùng điều khiển đất nước và sự lấn át quyền lực của chúa Trịnh đối với
vua Lê đã khiến không ít các nhà sử học phong kiến và cả về sau đánh giá đây là
thời kỳ “phi chính thống”, trì trệ, khủng hoảng. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ càng
và thấu đáo, trên một số phương diện, chẳng hạn như trên lĩnh vực giáo dục,
chúng ta sẽ nhận thấy các chúa Trịnh đã có nhiều cố gắng đưa ra các chủ trương
nhằm chấn chỉnh học phong, cứu vãn nền giáo dục, thi cử đang dần suy đồi,
xuống dốc.
1.4. Tuy được coi là “quốc sách hàng đầu” nhưng nền giáo dục Việt Nam
đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập dù chúng ta đã không ngừng đưa ra các
giải pháp. Song rốt cục chưa đem lại kết quả hữu dụng và khả quan nào, tệ nạn
1
trong dạy, học và thi cử tiếp diễn ở mọi cấp, mọi nơi. Bởi thế, nghiên cứu về thi


cử là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Từ tất cả các nguyên nhân trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài cho luận
văn thạc sĩ của mình là Về các kỳ thi Đình thế kỷ XVII - XVIII.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Đã xuất hiện nhiều tác phẩm tìm hiểu về khoa cử Việt Nam trước
năm 1945, chẳng hạn: Lược khảo về giáo dục và khoa cử Việt Nam từ khởi thuỷ
đến năm 1918 của Trần Văn Giáp, Khoa cử và giáo dục Việt Nam của Nguyễn Q.
Thắng, Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945 của Nguyễn Văn
Khánh… Điểm chung của hầu hết các cuốn sách này là khái lược, sơ lược lịch
sử giáo dục và thi cử thời phong kiến lần lượt theo một tiến trình: Lý - Trần - Lê
sơ - Lê trung hưng - Nguyễn - Pháp thuộc. Thi Đình không được coi trọng
nghiên cứu vì hầu hết các tác giả đều quan niệm đấy là kì thi gắn liền với kì thi
Hội, là kì thi cuối cùng của thi Hội.
Trong các chuyên khảo về thi cử, đáng chú ý hơn cả là cuốn Sự phát triển
giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến của Nguyễn Tiến Cường.
Rõ ràng hơn và mới mẻ hơn, ông cho rằng thi Đình là một kì thi riêng rẽ, độc lập
với thi Hội. Từ đó, ông đề cập đến đối tượng dự thi, quan coi thi, cách chấm thi,
học vị tiến sĩ, ân điển. Tuy nhiên, vì thi Đình không phải là trọng tâm của quyển
sách nên Nguyễn Tiến Cường vẫn không đi sâu vào phân tích, mở rộng chủ đề
này. Mặt khác, những tìm hiểu của ông về thi Đình mang tính chung chung cho
cả thời kỳ phong kiến chứ không riêng cho một giai đoạn nào.
Bên cạnh đó, có một số tác giả đã đi sâu khảo cứu một cách có hệ thống
và tương đối toàn diện về các nhà khoa bảng Việt Nam [tóm tắt tiểu sử, khoa thi,
sự nghiệp] như: Các nhà khoa bảng Việt Nam do Ngô Đức Thọ chủ biên, Các vị
trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam của
Trần Hồng Đức, Trạng nguyên, tiến sĩ, Hương cống Việt Nam do Bùi Hạnh Cẩn,
Minh Nghĩa, Việt Anh biên soạn…
2.2. Đề cập đến thi cử thời phong kiến, trong đó có thời Lê - Trịnh, còn có
một số luận án tiến sĩ và khóa luận cử nhân khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn Hà Nội như: Tìm hiểu nền giáo dục và khoa cử thời Hậu
Lê của Đào Duy Đạt, Văn Miếu - Quốc tử giám và chế độ học hành thi cử thời Lê
[1428 - 1788] của Đinh Ngọc Triển… Giới hạn trong phạm vi và quy mô của
một bài khóa luận tốt nghiệp, các khóa luận cử nhân này chỉ đề cập những nét
3
chung, nổi bật của chế độ học hành khoa cử thời Hậu Lê. Bên cạnh đó cũng có
khóa luận đi vào tìm hiểu trực tiếp về thi cử thời Lê - Trịnh nhưng mới dừng lại
ở hai cấp thi Hương và thi Hội, đó là khóa luận Chính quyền Lê - Trịnh với các
kỳ thi Hương và Hội thế kỷ XVII - XVIII của Nguyễn Trang.
Thuộc về khoa học Ngữ văn, luận án tiến sĩ Bước đầu tìm hiểu văn
chương khoa cử thời Lê sơ của Nguyễn Văn Thịnh ngoài việc đối chiếu so sánh
giữa lịch sử khoa cử Việt Nam và Trung Quốc, tác giả có tiếp cận thi Đình song
dưới góc độ văn học, chẳng hạn thể loại văn sách, nội dung văn sách đình đối,
cấu trúc và nghệ thuật của văn sách đình đối, ân điển thời Lê sơ.
Nhìn chung, ngày càng có nhiều tác phẩm viết về giáo dục và thi cử
phong kiến nhưng rất ít tác phẩm quan tâm đến thi Đình và lại càng ít công trình
nghiên cứu có đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh của thi Đình, đặc biệt
chưa hề có một chuyên khảo riêng về kì thi này.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Cố gắng khôi phục lại toàn cảnh bức tranh thi Đình thế kỷ XVII -
XVIII nói riêng và khắc họa phần nào về kì thi Đình của cả chế độ phong kiến
nói chung. Đồng thời qua đó phản ánh nền giáo dục và thi cử đương thời.
3.2. Đưa ra một góc tiếp cận khác về thời kỳ Lê - Trịnh - góc nhìn văn
hóa, cụ thể là giáo dục, nhằm có được sự đánh giá khách quan về giai đoạn này.
3.3. Từ việc tìm hiểu về thi cử thời phong kiến, chúng ta sẽ rút ra được
nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đồng thời có thể vận dụng, học tập những
việc làm hợp lý của người xưa trong thi cử.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi: Tập trung nghiên cứu thi Đình, giới hạn trong khoảng thời
gian thế kỷ XVII - XVIII, cụ thể là từ năm 1595 đến năm 1789 và không gian là

phía Bắc thuộc sự cai quản của vua Lê - chúa Trịnh.
4.2. Đối tượng: Các kỳ thi Đình thế kỷ XVII - XVIII đặt trong bối cảnh
lịch sử thế kỷ XVII - XVIII để bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của thi Đình đối
với chính trị, kinh tế - xã hội thời này.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4
5.1. Nguồn tư liệu
- Các tài liệu chính sử như: Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử ký tục
biên của Quốc sử quán triều Lê, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của
Quốc sử quán triều Nguyễn
- Các tài liệu của các sử gia phong kiến tư nhân như: Kiến văn tiểu lục của
Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Quốc triều
hương khoa lục của Cao Xuân Dục, Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng, Vũ
trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ… So với nguồn chính sử, các sử liệu của tư
nhân cung cấp đầy đủ và chi tiết hơn về thi Đình thế kỷ XVII - XVIII như về
thời gian thi, địa điểm thi, nghi thức thi, họ tên, quê quán và số người đỗ trong
mỗi khoa thi.
- Nguồn tư liệu quan trọng khác là bi ký. Nội dung của bài ký bia Tiến sĩ
cung cấp các thông tin về tên gọi của tấm bia; ca ngợi công đức của triều vua đã
tổ chức khoa thi; tên các vị quan tham gia tổ chức khoa thi; quy định, cách thức
tổ chức khoa thi; họ tên, quê quán những người thi đỗ; tên những người tham
gia dựng bia.
- Nguồn tư liệu Hán Nôm: Để phục vụ cho luận văn, tác giả đã dịch một
số bài văn sách thi Đình thế kỷ XVII - XVIII của Nguyễn Quán Nho, Nguyễn
Huy Oánh, Lê Quý Đôn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu là phương pháp nghiên cứu lịch sử. Vì nguồn tư
liệu phục vụ cho đề tài là nguồn tư liệu chữ viết nên các bước tác giả tiến hành
trong nghiên cứu gồm: Thu thập, tập hợp tư liệu; Thống kê, phân tích, so sánh;
Tổng hợp và nhận xét.

6. Đóng góp của luận văn
6.1. Là tác phẩm đầu tiên chuyên sâu và khảo kỹ về thi Đình thế kỷ XVII
- XVIII.
6.2. Góp phần hoàn chỉnh bức tranh thi cử phong kiến Việt Nam vì trước
đây và ngay cả hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ khảo tả thi Hương và
5
thi Hội mà bỏ qua thi Đình. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần làm rõ hơn nền
giáo dục và bộ mặt thi cử thế kỷ XVII - XVIII.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và phụ lục, khoá luận được bố
cục thành ba chương:
Chương I: Thi Đình trong bối cảnh kinh tế - xã hội thế kỷ XVII - XVIII
Chương II: Thi Đình thế kỷ XVII - XVIII
Chương III: Thi Đình với chính trị - kinh tế, xã hội thế kỷ XVII - XVIII
6
CHƯƠNG I: THI ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI
THẾ KỶ XVII - XVIII
1.1. Vài nét về thi Đình trước thời Lê - Trịnh
1.1.1. Thi Đình dưới thời Lý, Trần, Hồ
Theo lịch sử khoa cử nước ta, nhà Lý là triều đại đầu tiên tổ chức thi cử,
tổng cộng có tất cả 6 khoa. Theo đó, thi Đình đã xuất hiện dưới thời Lý vào năm
1152. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Năm Đại Định thứ 13 [1152], “mùa
đông, tháng 10, thi Điện”.
Song do sử cũ không ghi rõ nên về cách thức thi, phép thi trong các khoa
thi nói chung và thi Đình nói riêng chưa khảo cụ thể được. Riêng với thi Đình,
theo Phan Huy Chú: “Thỉnh thoảng có chiếu của vua cử học trò trong nước vào
thi, vua tự xem thi ở điện đình” còn nội dung thi gồm những gì không thấy đề
cập đến.
Nhà Trần, năm 1232, đặt ra tam giáp. Năm 1246, định niên hạn thi, cứ 7
năm 1 kỳ. Năm 1247, ban danh hiệu Tam khôi. Đến năm 1304, vua Trần Anh

Tôn đặt thêm tên hoàng giáp [người đỗ đầu về đệ nhị giáp].
Về phép thi, năm 1304 mới bắt đầu thấy: Trước hết thi ám tả cổ văn; thứ
đến thi kinh nghi, kinh nghĩa, thơ, phú; kỳ thứ 3 thi chế, chiếu, biểu; kỳ thứ 4 thi
đối sách để định thứ tự đỗ cao đỗ thấp. Năm 1396, bỏ bài ám tả cổ văn, dùng
văn thể tứ trường. Dưới thời Hồ Hán Thương [năm 1404], có đặt thêm một
trường nữa thi viết và tính.
Về ân điển, mãi đến năm 1304 mới thấy ghi chép rõ: Trạng nguyên bổ
chức thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm nội thư gia; bảng nhãn bổ chức Chi
hậu bạ thư mạo sam, sung làm nội thư gia; thám hoa bổ chức hiệu thư quyền
miện, sung làm nhị tư. Vào kì thi thái học sinh năm 1314, người thi đỗ ban đầu
được nhận chức Bạ thư lệnh, đợi sau một thời gian rèn luyện học tập sẽ được bổ
dụng. Năm 1374, ban yến và áo xếp cho những người đỗ khoa Đại tỷ.
Ngoài các kì thi Thái học sinh, nhà Trần còn tổ chức một kì thi Đình
riêng. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Năm 1374, “tổ chức thi đình cho các tiến sĩ”
[40, 157 - 158]. Sách Khâm định việt sử thông giám cương mục chú : Thi trạng
7
nguyên chính là thi Đình [Đình thí]. Như vậy, thi Đình ở thời Lý, Trần đã tồn tại
như một khoa thi riêng, bên cạnh những khoa thi học sinh, thái học sinh, sĩ nhân
và mang tính bất thường, không định lệ. Phải đến năm 1396, thi cử chính thức
phân chia làm ba cấp: thi Hương - thi Hội - thi Đình.
1.1.2. Thi Đình dưới thời Lê sơ
1.1.2.1. Thời gian thi, địa điểm thi và đối tượng dự thi
Triều Lê sơ thành lập từ năm 1428 nhưng cho đến năm 1442 đời vua Lê
Thái Tông mới tổ chức khoa thi đầu tiên, tổng cộng có 26 khoa thi tiến sĩ, trong
đó có một khoa không tổ chức kì thi Đình [khoa thi năm 1458], bổ sung thêm
989 tiến sĩ [tính cả khoa thi không có thi Đình là 993 tiến sĩ] vào bộ máy quan
lại.
- Về thời gian thi Đình: Bảng 1.1.2.1.a cho thấy thi Đình không có “thời
gian biểu” cố định, chiếm ưu thế vẫn là các tháng 2 [28,5%], tháng 4 [38,1%].
Thời gian giữa hai kì thi Hội và thi Đình cũng không theo một nguyên tắc nhất

định nào, có thể cùng trong một tháng hoặc cách nhau một, hai tháng.
- Về địa điểm thi Đình: Qua bảng thống kê 1.1.2.1.b, chúng ta biết rằng ở
thi Đình, các sĩ tử sẽ vào trong sân [hiên] điện của nhà vua để thi. Đa số các kì
thi Đình diễn ra ở điện Kính Thiên, thỉnh thoảng có kì thi được tổ chức tại điện
Hội Anh hay điện Tập Hiền.
- Về đối tượng dự thi Đình: Những người đã đỗ kì thi Hương và thi Hội
chính là đối tượng sẽ tham dự vào thi Đình. Để được giáp mặt hoàng thượng, tỏ
rõ tài học của mình, các sĩ tử phải nỗ lực hết sức hòng vượt qua hàng trăm, hàng
ngàn thí sinh tham dự trong khoa thi tiến sĩ. Điều này thể hiện rõ trong bảng
thống kê 1.1.2.1.c
Dễ dàng nhận thấy tương ứng với sự gia tăng về số lượng người dự thi
Hội là sự gia tăng về số lượng lấy đỗ. Ban đầu số người dự thi Hội chỉ vài trăm
rồi tăng dần lên hơn một ngàn, hai ngàn, ba ngàn, có năm lên đến hơn 5000
người. Số lượng lấy đỗ cũng từ hai, ba chục tăng lên bốn, năm chục người. Cá
biệt ba khoa thi năm Hồng Đức thứ 9 [1478], Hồng Đức 18 [1487], Cảnh Thống
8
5 [1502] con số lấy đỗ lên tận 60 người. Về cuối thời Lê sơ, số lượng người lấy
đỗ giảm hẳn đi.
Bên cạnh việc tăng số người lấy đỗ là sự gia tăng về “tỷ lệ chọi”. Càng
ngày “tỷ lệ chọi” càng cao dù triều đình đã tăng thêm ngạch lấy đỗ, đó là do số
người dự thi quá đông.
1.1.2. 2. Các quan chức phụ trách thi Đình
Ở thời Lý - Trần, sử sách không nói đến các quan phụ tá nhà vua trong kì
thi Đình nhưng sang thời Lê sơ, ở khoa thi năm 1442 đời Lê Thái Tông thi Đình
đã có một bộ phận tổ chức thi, coi thi gồm đề điệu [viên quan đứng đầu chịu
trách nhiệm toàn bộ công việc của trường thi], giám thí [viên quan đứng sau đề
điệu, cũng phụ trách công việc trong trường thi], tuần xước [tuần tra canh gác
trong ngoài trường thi], thu quyển [người thu các quyển thi của thí sinh], di
phong [quan rọc phách, niêm phong các quyển thi], đằng lục [người sao chép
bài thi của thí sinh], đối độc [người đọc soát bản sao so với bản chính] và bộ

phận chấm thi gồm vua Lê, quan độc quyển [người đọc quyển thi để vua nghe
và cho điểm]. Sau này đời vua Lê Tương Dực, trong khoa thi năm 1511, có thêm
chức Tri cống cử đứng sau chức đề điệu và trên chức giám thí. Bảng thống kê
1.1.2.2 cho chúng ta biết tên họ và chức vụ của những người giữ chức đề điệu,
giám thí, độ quyển trong một số kỳ thi Đình thời Lê sơ.
1.1.2.3. Phép thi và nội dung thi
Thi Đình ở thời Lê sơ, về phép thi không có gì thay đổi, vẫn chỉ thi một
bài văn sách để phân hạng cao, thấp. Theo bảng 1.1.2.3, trong số 17 đề thi Đình
có đến 8 đề hỏi về đạo trị nước của các bậc đế vương, còn lại đề cập đến các vấn
đề khác như lễ nhạc, chính hình, nhân tài, vương chính, đạo làm vua, làm
thầy…, đặc biệt kì thi Đình khoa thi năm Cảnh Thống 5 [1502] hỏi về kinh Phật
chứng tỏ Nho học tuy phát triển nhưng Phật học vẫn giữ vị trí quan trọng trong
đời sống tư tưởng của xã hội người Việt.
1.1.2.4. Ân điển đối với người đỗ kì thi Đình
Năm 1448, vua Lê Nhân Tông thay đổi tên gọi và học vị những người đỗ
thi Đình, chia những người đỗ tiến sĩ làm Cập đệ, chánh bảng và phó bảng. Năm
9
1484, vua Lê Thánh Tông đổi trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa làm tiến sĩ cập
đệ, chánh bảng làm tiến sĩ xuất thân và phụ bảng làm đồng tiến sĩ xuất thân.
Bên cạnh đó, ân điển cho những người đỗ thi Đình thời Lê sơ so với các
triều đại Lý, Trần cũng có phần long trọng hơn: Năm 1442, chủ trương dựng bia
tiến sĩ; năm 1466, đặt lệ xướng danh; năm 1466, đặt lệ vinh quy cho các tiến sĩ
về làng; năm 1472, quy định tư cách tiến sĩ; năm 1493, định lệ ban mũ áo, đai và
cho ăn yến.
1.2. Thi Đình trong trường kinh tế - xã hội thế kỷ XVII - XVIII
1.2.1. Thể chế vua Lê - chúa Trịnh
Năm 1592, cục diện Nam - Bắc triều về cơ bản đã chấm dứt. Nước Đại
Việt đã hình thành cục diện một chế độ hai chính quyền và một giai đoạn lịch sử
đặc biệt trong chế độ phong kiến Việt Nam với cơ chế “Vua ngồi ngai vàng,
Chúa nắm thực quyền”. Lịch sử gọi là “thời kỳ Lê - Trịnh” [1592 - 1789]. Tất cả

mọi quyền hành quản lý đất nước thực về chúa Trịnh, vua Lê cùng toàn bộ triều
đình chỉ có tính chất tượng trưng và hư danh.
Chế độ một nước hai ngôi vị đó đã tạo ra các mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa
hệ tư tưởng Nho giáo với thể chế chính trị, mâu thuẫn giữa danh nghĩa và thực
quyền mà nổi bật là mâu thuẫn giữa những người đứng đầu hai hệ thống chính
quyền: Vua Lê và Chúa Trịnh.
Mâu thuẫn giữa Vua - Chúa đã kéo theo toàn bộ hệ thống quan lại vào
cuộc đối đầu, buộc họ phải lựa chọn đứng về một trong hai “chiến tuyến”, hoặc
phe Vua hoặc phe Chúa. Do vậy, chính ở thời kỳ Lê - Trịnh, hệ tư tưởng Nho
giáo, chủ yếu là tư tưởng tam cương với trọng tâm là mối quan hệ quân - thần
đang đứng trước thử thách nghiêm trọng. Thời kỳ này danh phận không rõ ràng,
lời chúa trọng hơn mệnh vua khiến đạo lý cương thường đảo ngược. Văn võ bá
quan phân vân đứng trước hai ngả: trung với vua hay trung với chúa?
Trước tình hình trên, thi Đình với tư cách là kì thi đề cao quyền lực của
nhà vua, đào tạo lực lượng trung thành với chính quyền mà người đại diện tối
cao là vua Lê ở thế kỷ XVII - XVIII đã có sự thay đổi. Từ thời Lý đến thời Lê
sơ, nhiệm vụ của thi Đình chỉ là lựa chọn các nho sĩ có tài bổ sung vào bộ máy
10
quan lại để điều hành tư tưởng Nho giáo làm cho xã hội ổn định và phát triển.
Nhưng thời Lê - Trịnh với thể chế “Lưỡng đầu chế” lại đặt thi Đình vào vị trí
trực tiếp đối diện với tư tưởng “trung quân” và nhiệm vụ của thi Đình là phải
tuyển chọn những người trung thành với vua, tài giỏi và có mưu lược để khôi
phục lại thực quyền cho vua Lê.
1.2.2. Nhu cầu tăng cường đội ngũ quan lại
Chính quyền “lưỡng đầu chế” một bên Vua một bên Chúa đã tạo ra một
hệ thống quan lại cồng kềnh, đồ sộ, không ngừng gia tăng về số lượng nhưng
suy giảm về chất lượng và tăng cường bóc lột, vơ vét của dân. Vấn đề đặt ra là
lấy người ở đâu để bổ sung vào hệ thống cồng kềnh ấy? Dưới thời Lê - Trịnh, thi
cử vẫn được coi trọng và là nguồn cung cấp quan lại chủ yếu, đáng tin cậy cho
chính quyền.

Nhu cầu đó không phải lúc nào cũng liên tục mà có khi bị gián đoạn bởi
chiến tranh Trịnh - Nguyễn và các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Trong chiến
tranh hay trong các cuộc nổi loạn, vai trò của quan võ luôn được xem trọng hơn
quan văn. Nhưng khi chiến tranh, loạn lạc kết thúc thì quan võ lại không được
trọng bằng quan văn. Việc phục hồi, xây dựng đất nước, quản lý xã hội đòi hỏi
vai trò của các quan lại xuất thân từ “cửa Khổng sân Trình”.
Nhu cầu về quan lại trong thời bình và sau thời chiến là một trong những
nhân tố tác động tích cực đến thi Đình, đòi hỏi thi Đình phải được tổ chức
thường xuyên để đáp ứng. Mặt khác cả hai bên Trịnh, Nguyễn đều muốn thu hút
nhân tài về phía mình vậy nên vua Lê chúa Trịnh phải tìm cách để “nguồn chất
xám” của Đàng Ngoài không chạy vào Đàng Trong theo chính quyền chúa
Nguyễn. Muốn vậy, thi Đình cần được tổ chức đều đặn, liên tục để kẻ sĩ có cơ
hội tiến thân.
1.2.3. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong hai thế kỷ XVII, XVIII đã gây ra
nhiều biến đổi trong đời sống xã hội Việt Nam. Cả xã hội đổ xô vào buôn bán,
làm giàu. Một hiện tượng phổ biến lúc bấy giờ là người giàu thường dùng tiền
để mua chức quan, không phải mua lén lút mà do nhà nước công khai bán.
11
Hệ quả tất yếu của việc mua quan bán tước là chất lượng quan lại bị giảm
sút. Nó còn dẫn đến tâm lý không coi trọng sự học, thi cử bởi học và thi vừa tốn
thời gian vừa hao công tổn sức mà kết quả cũng chỉ là nhận được một chức
quan. Những người dùng tiền mua chức khi gia nhập vào chốn quan trường sẽ
tác động đến các lĩnh vực khác nhau của xã hội, trong đó có giáo dục, thi cử
[tham gia vào việc dạy dỗ, khảo hạch, coi thi, chấm thi] và gây ra những ảnh
hưởng xấu.
Người ta cũng sử dụng tiền để lũng đoạn trường thi: Làm văn bài để bán,
nhờ người làm bài thay, hối lộ quan trường, nộp tiền khỏi thi khảo hạch làm xuất
hiện hạng “sinh đồ ba quan”. Mục đích học tập của kẻ sĩ cũng thay đổi. Học rồi
thi không phải để ra làm quan đem tài học giúp dân, giúp nước mà ra làm quan

để đi buôn, kiếm tiền, làm giàu.
Nằm trong hệ thống các cấp thi của khoa tiến sĩ, mặc dù được tổ chức trực
tiếp tại sân điện, do các quan lại cao cấp phụ trách coi thi và vua Lê đích thân
chấm thi song điều đó không có nghĩa là thi Đình sẽ ở ngoài sự chi phối của sức
mạnh đồng tiền nếu không được tổ chức nghiêm minh, kiểm tra chặt chẽ. Bên
cạnh đó, phải gia thêm ân điển để chứng tỏ con đường tiến thân bằng khoa mục
luôn được nhà nước xem trọng và quan lại xuất thân từ tiến sĩ vẫn có danh tiếng
và vị trí cao hơn quan lại dùng tiền mà có chức.
1.2.4. Những dạng tiêu cực của thi cử
Giáo dục thời Lê trung hưng tiếp tục sự nghiệp giáo dục thời Lê sơ và cả
nhà Mạc nhưng đến lúc này những hạn chế, yếu kém của nền giáo dục Nho học
truyền thống đã bộc phát ngày càng rõ rệt và vô phương cứu chữa. Trong hai
cấp thi Hương, thi Hội tiêu cực xuất hiện mỗi lúc một nhiều, có những hiện
tượng không chỉ xảy ra một lần mà lặp đi lặp lại như: Học trò mang sách vào
trường thi; quan trường nhận hối lộ; gửi gắm học trò, người quen; bí mật làm
sẵn bài gà cho sĩ tử…
Nếu không đề phòng, tăng cường giám soát trong khi thi Đình thì những
gian lận của thi Hương, Hội rất dễ được sử dụng ở kì thi cấp cao này. Việc nhà
nước cho phép nộp tiền thay khảo hạch, quan trường nhận hối lộ, nhà giàu dùng
12
tiền gửi gắm con em, mua bán bài thi, nhờ người thi hộ… làm cho nhiều người
không thực sự có tài cũng lọt vào thi Hội, thi Đình dẫn đến chất lượng của đối
tượng dự thi Đình và đỗ tiến sĩ không cao.
Vì vậy, trong môi trường thi cử đầy nhũng tệ đương thời, thi Đình cần tổ
chức nghiêm túc, tuyển dụng những người có thực học; mặt khác phải công
bằng, sáng suốt, không tiêu cực để chọn được những người giỏi, tinh anh, đạo
đức phục vụ đắc lực cho dân, cho nước.
Tiểu kết
1. Thi Đình ở Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời. Theo ghi chép của sử
cũ, khoa thi Đình đầu tiên xuất hiện dưới thời Lý. Vào cuối thời Trần, nó trở

thành kì thi cuối cùng trong hệ thống khoa thi tiến sĩ. Đến thời Lê sơ, thi Đình
đã dần dần định hình những đặc tính của nó:
+ Là kì thi được tổ chức sau thi Hội, cùng tháng hoặc sau thi Hội 1, 2
tháng.
+ Là kì thi ở cấp trung ương, diễn ra tại sân điện của nhà vua trong vòng
một ngày.
+ Là kì thi do Vua trực tiếp kiểm tra và ban đỗ.
+ Có một “hội đồng” tổ chức thi, coi thi [đề điệu, tri cống cử, giám thí,
tuần xước, di phong, đằng lục, thu quyển, đối độc] và chấm thi [vua Lê, quan
độc quyển] riêng.
+ Phép thi chỉ thi một bài văn sách. Nội dung thi tập trung vào những vấn
đề trị nước, an dân, minh quân, lương thần, hưng đạo, giáo hóa, phong tục, dụng
người, lý tài, binh bị…
+ Ân điển giành cho người đỗ thi Đình đầy đủ và trọng hậu.
2. Sang thế kỷ XVII - XVIII, bối cảnh kinh tế - xã hội mới trong hai thế
kỷ này đã đặt ra nhiều thử thách cho thi cử nói chung và thi Đình nói riêng.
Dựa trên cơ cấu tổ chức chính quyền nhà nước Lê sơ, để thực hiện sự
chuyên quyền, tập trung quyền hành về phủ chúa, họ Trịnh đã xây dựng một
chính quyền với cơ cấu hết sức phức tạp, cồng kềnh, nhiều chức quan và chức
13
tước mới được đặt ra. Triều đình của vua Lê chỉ là những con rối mặc cho chúa
Trịnh giật dây thao túng.
Dưới sự trị vì của vua Lê - chúa Trịnh, kinh tế - xã hội của Việt Nam
không những không có bước phục hồi, chuyển biến, trái lại ngày càng lâm vào
tình trạng trì trệ dù chúa Trịnh đã đề ra một số giải pháp để cứu vãn tình thế.
Cuộc sống cùng cực không lối thoát đã xô đẩy người nông dân phải rời bỏ quê
hương làng xóm, tha phương cầu thực khắp nơi. Một cao trào khởi nghĩa nông
dân giữa thế kỷ XVIII làm quân Trịnh bao phen kinh hồn bạt vía và góp phần
lay chuyển nền tảng cơ nghiệp hơn 200 năm của nhà Trịnh.
Sự phồn vinh của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam trong hai thế kỷ XVII

và XVIII kéo theo sự phát triển của quan hệ tiền tệ đã ảnh hưởng to lớn đến sinh
hoạt xã hội, đặc biệt là các quan niệm đạo đức cũ. Ý thức hệ Nho giáo ngày
càng suy đồi, tôn ti trật tự, lễ giáo nho gia bị nhân dân biến thành đối tượng đấu
tranh, đả kích. Tiền tài trở thành một vị thần mới làm mê muội và hư hỏng con
người, giữa thế lực và của cải lại hình thành mối liên minh. Có năm mất mùa,
đói kém, chúa Trịnh còn ra lệnh cho cả nước quyên thóc để được ban quan chức.
Như thế, quan tước cũng trở thành một thứ hàng hóa và bộ máy quan lại đã bị
tiền làm cho thoái hóa, biến chất.
Chúa Trịnh vẫn duy trì và mở rộng giáo dục và thi cử làm phương tiện
đào tạo quan liêu. Nhưng nội dung giáo dục và thi cử chỉ còn bề rộng, không
còn chiều sâu. Việc học tập cũng trở nên sơ sài, nông cạn, lối học từ chương sáo
rỗng phát triển mạnh mẽ. Đồng tiền cũng chui vào giáo dục, khoa cử làm nảy
sinh nhiều tệ nạn gian lận, mua bán ngày càng lũng đoạn trường thi - nhất là ở
các cấp thấp thi khảo hạch, thi Hương và cả thi Hội.
Nhà chúa biết rõ những điều này và tìm mọi cách để ngăn chặn, sửa đổi
như: thay đổi phép thi, phép khảo hạch, cách ra đề thi, định quy chế thi, nghiêm
cấm, trừng trị các hành vi vi phạm. Trong các chính sách giáo dục, thi cử đó
không phải là không có những chính sách tiến bộ, hợp lý song thói tệ lâu ngày
và sức ì của hệ thống thực thi những chính sách đó [tức bộ máy quan lại phong
kiến] quá lớn, do đó kết cục vẫn không thể vực dậy nổi.
14
Thi Đình thế kỷ XVII - XVIII, vì diễn ra trong bối cảnh rối ren, có phần
hỗn loạn như thế nên hiển nhiên sẽ có nhiều nét khác biệt so với các thế kỷ
trước.
3. Trường kinh tế - xã hội thế kỷ XVII - XVIII như đã đề cập một mặt tác
động rất lớn đối với chế độ giáo dục, thi cử nói chung và thi Đình nói riêng; mặt
khác tạo ra những thách thức mới buộc thi Đình phải giải quyết.
Thể chế chính trị “lưỡng đầu chế”, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa
với những ảnh hưởng của nó đến xã hội, giáo dục, thi cử, nhu cầu về quan lại và
những tiêu cực trong thi cử thời Lê - Trịnh đã đặt ra cho thi Đình nhiều vấn đề:

Phải tổ chức thi đều đặn để có đủ số lượng bổ sung cho hệ thống quan lại ngày
một phình to; phải tiến hành thi nghiêm minh, chặt chẽ để ngăn chặn các hành vi
gian trá; phải chọn đúng người thực học, thực tài, có đủ phẩm chất đạo đức và
bản lĩnh thoát khỏi sự cám dỗ của đồng tiền để trở thành vị quan thanh liêm,
chính trực, có ích cho dân. Quan trọng hơn cả là thi Đình phải đào tạo được một
đội ngũ quan lại làm lực lượng nòng cốt trong triều đình, có lòng trung thành với
vua Lê, phò tá vua diệt trừ chúa. Tư tưởng trung quân là trụ cột của thuyết tam
cương - hạt nhân của Nho giáo. Trụ cột có vững thì thuyết mới vững và hệ tư
tưởng Nho giáo mới tiếp tục giữ vai trò là hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội.
CHƯƠNG II
THI ĐÌNH THẾ KỶ XVII - XVIII
2.1. Thời gian thi và địa điểm thi
2.1.1. Thời gian thi Đình
15
Từ bảng thống kê 2.1.1, chúng tôi thấy:
- Thời gian thi Đình: Thời gian thi Đình phổ biến là tháng 4, tháng 5 và
tháng 12. Nếu như thi Hội chủ yếu vào mùa xuân [tháng 1,2,3 - chiếm 52,2%]
thì ngược lại các tháng mùa hè [tháng 4,5,6] chiếm phần lớn thời gian tiến hành
các kì thi Đình, sau đó là mùa đông [28,3%] rồi mới đến mùa xuân [15,2%].
- Thời gian giữa hai kì thi Hội và Đình: Có thể một tháng, hai tháng hoặc
3 tháng, có khi đến 5 tháng. So với thời Lê sơ, giữa thi Hội và thi Đình thời Lê -
Trịnh có sự giãn ra về mặt thời gian. Ở thời Lê sơ, khoảng cách từ thi Hội đến
thi Đình đa phần chỉ khoảng 1 tháng, thậm chí trong cùng một tháng và cả thi
Đình lẫn thi Hội đều được tổ chức trong một năm. Còn thi Đình thời Lê - Trịnh
sau thi Hội một hoặc hai tháng là thông dụng bởi yêu cầu phân loại ngay những
người đỗ thi Hội. Thời Lê - Trịnh, thi Hội và thi Đình phần nhiều cũng được tổ
chức ngay trong một năm nhưng xuất hiện vài trường hợp không cùng năm do
thi Hội đã vào cuối năm nên thi Đình phải chuyển sang năm sau.
2.1.2. Địa điểm thi Đình
Các nguồn sử liệu cũ cho biết những người đỗ thi Hội sẽ được vào trong

sân điện Kính Thiên để dự kì thi Đình đối và làm bài ở lều thi. Ngoài ra, cũng có
khoa, thi Đình được Chúa tổ chức ngay tại phủ của mình, đó là hai khoa năm
Vĩnh Hựu 2 [1736] và Cảnh Hưng 40 [1779].
2.2. Đối tượng dự thi Đình
Điều kiện tất yếu để được dự thi Đình đương nhiên là phải đỗ kì thi Hội
nhưng để đỗ được kì thi Hội không phải là một điều dễ dàng. Bảng thống kê
2.2.a cho thấy số người vào dự thi Hội thời Lê - Trịnh rất đông, đông hơn nhiều
so với thời Lê sơ. Khoa thi năm Bảo Đại thứ 3 [1442] có số người dự thi thấp
nhất thời Lê sơ là 450 người, trong khi đó thời Lê - Trịnh, khoa thi thấp nhất
theo số liệu có được là khoa thi năm Vĩnh Tộ thứ 3 [1613] là 1000 người, còn
trung bình số người dự thi của các khoa là 2000 - 3000. Khoa thi năm Dương
Hòa thứ 6 [1640] là khoa thi có số người dự thi Hội đông nhất thời Lê - Trịnh
nói riêng cũng như chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam nói chung với số người
dự thi lên đến 6000 người.
16

Khoa cử xưa:Thi Hương,Thi Hội,Thi Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [106.88 KB, 6 trang ]

KHOA CỬ THỜI XƯA:THI HƯƠNG, THI HỘI,
THI ĐÌNH.
Nói đến chế độ khoa cử ở nước ta thì phải tính đến một chặng
đường dài mười thế kỉ đã diễn ra dưới thời phong kiến mà khoa mở đầu là
năm Ất Mão[1075] đời Lí và khoa kết thúc vào năm Kỉ Mùi[1919] đời
Nguyễn Khải Định.
Về thể lệ thi buổi đầu chưa ổn định, ở thời nhà Lí khoảng cách giữa
các khoa thi thường là 12 năm.Tới khoa thi Kỉ Hợi[1239]đời Trần Thái
Tông, lệ thi mới được định hẳn 7 năm một kì. Sang nhà Lê đời Thái Tông
cho đổi lại 3 năm một kì. Lệ thi được chấp nhận suốt cả một thờikì Hậu
Lê cho tới cuối thời nhà Nguyễn.
Khoa cử thời phong kiến gồm có ba kì thi quan trọng bậc nhất được
coi như ba cửa ải lớn để bước tới các bậc thang quan chức đầy danh vọng
của các nho sĩ. Đó là thi Hương[ Hương thí], thi Hội[Hội thí] và thi
Đình[Đình thí].
I.THI HƯƠNG:
1.Quá trình học tập và điều kiện dự thi:
Ở nước ta khi xưa học trò bắt đầu đi học gọi là sơ học; học các sách
Sơ học vấn tân[hỏi bến], Tam tự kinh[Kinh ba tiếng], Tứ tự kinh[Kinh
bốn tiếng], Ngũ ngôn[Văn vần năm tiếng].Tập làm văn khi đầu là câu đối
2 tiếng, 3 tiếng, 4 tiếng…biết phân biệt vần trắc, vần bằng.Về đức dục
học sinh phải lễ phép kính trên, nhường dưới, thực hiện câu “Tiên học lễ,
hậu học văn”.
Chừng 10 tuổi trở lên học Tứ thư, Ngũ kinh, học lịch sử Trung
Quốc, học Bách gia, Chư tử, Cửu lưu[Chín dòng tư tưởng Cổ đại Trung
Quốc:Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia,
Tung hoành gia, Tạp gia, Nông gia.];học lịch sử Việt Nam từ thời Hồng
Bàng, tập làm văn, làm câu đối 7 tiếng gọi là câu đối thơ,8 tiếng trở lên là
câu đối phú và tập làm văn nghĩa.
Hình thức trường làng phần lớn là trường tư[tư thục]. Thầy giáo
trường làng được mệnh danh là thầy đồ. Thầy đồ do dân tự chọn.Họ gồm


những người hỏng thi, hoặc thi đỗ mà không muốn ra làm quan, người đã
nghỉ việc..Nhà nước không đài thọ trường làng mà chỉ mở trường từ cấp
huyện, phủ và tỉnh. Quan quản lí giáo dục ở huyện gọi là huấn đạo, ở phủ
gọi là giáo thụ, còn danh hiệu đốc học là quan cấp tỉnh.
Buổi đầu của nhà Hậu Lê năm 1428, Lê Lợi xuống chiếu cho thiên
hạ mở trường đào tạo nhân tài. Ở kinh đô có Quốc tử giám, ở địa phương
thì có các phủ học, huyện học. Nhà vua tự mình lựa chọn những người
tuấn tú cho vào tại các trường ở kinh đô. Nhà vua ra lệnh cho các quan
giáo thụ, huấn đạo chọn rộng rãi con em người lương thiện cho vào học
các trường phủ, huyện.
Đầu thời Lê Trung Hưng, học sinh trường huyện mỗi kì học phải
nộp 5 tiền mạch gọi là tiền minh kinh. Loại trường này chỉ dành riêng cho
học sinh đã có kiến thức khá.Hằng năm nhà trường đều tổ chức cho học
sinh thi chất lượng vào tháng tư âm lịch gọi là khảo khóa. Khảo khóa gồm
3 kì, ai đậu cả 3kì gọi là khóa sinh. Để chuẩn bị cho các kì thi hương các
anh khóa này được miễn phu phen tạp dịch một năm và họ phải dự kì thi
tiến ích vào tháng 11 âm lịch, nhằm kiểm tra sự tiến bộ của họ trước khi
bước vào kì thi hương năm sau. Trước kì thi hương độ 4 tháng, các anh
khóa lại phải vượt qua một kì thi sát hạch nữa. Thể lệ thi sát hạch phải do
quan đốc ở tỉnh duyệt. Ai không đủ điểm ở kì thi này, sẽ không được thi
hương. Tới kì thi hương nếu thực tế chất lượng học sinh khác với chất
lượng khảo hạch, thí sinh không làm nổi bài, thậm chí bỏ giấy trắng thì
các quan kiểm tra bị trừng phạt. Nếu có từ 5 thí sinh không đạt yêu cầu
trở lên thì bị cách chức. Giáo thụ, huấn đạo có thể bị giáng mấy cấp.Hồ
sơ của những người dự thi kì thi hương phải có giấy chứng thực lí lịch
của địa phương và gửi về bộ Lễ trước kì thi một tháng. Bọn lưu manh,
côn đồ tuyệt nhiên không được ghi vào danh sách này.Lệ này hồi xưa gọi
là Bảo kết.
Vào thời cuối Lê những người còn ở trong quân tịch không được dự
thi, con em phường chèo, phường hát cũng không được dự thi;triều đình

nhà Nguyễn còn qui định những học sinh đang chịu tang bố và ông nội
cũng không được dự thi.
2.Địa điểm và nội dung của cuộc thi:
Thi hương là kì thi của một tỉnh hoặc liên tỉnh để chọn người vào thi
hội và thi đình.
Thời Lê người ta thấy có 9 trường thi:Hải Dương, Sơn Nam, Tam
Giang, Kinh Bắc, An Bang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ AN và
Thuận Hóa.
Sang thời Nguyễn có 7 trường: Nghệ An, Thanh Hóa[gồm cả Ninh
Bình];Kinh Bắc[ Bắc Ninh, Bắc Giang];Thái Nguyên[gồm cả Cao Bằng,
Lạng Sơn];Hải Dương[gồm cả Quảng Yên];Sơn Tây[gồm cả HƯng Hóa
và phủ Hoài Đức];Sơn Nam.Trường Sơn Nam đặt tại làng Hiên Nam nên
có tên gọi là trường Hiên Nam.
Năm 1813, Gia Long choi đặt thêm 2 trường:Quảng Đức [gồmThừa
Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định,Phú
Yên, Khánh Hòa, Gia Định…] và Thăng Long[ Hà Nội] gộp thêm cả
trường Kinh Bắc, Sơn Tây,Thái Nguyên và Tuyên Quang.Đến năm 1825
sau khi có tỉnh Nam Định, trường Vị Hoàng[tức Sơn Nam cũ] được gọi là
trường Nam Định.
Đến năm 1831,Minh Mệnh lại cho định lại 2 trường thi ở Bắc kì:
1. Trường Hà Nội gồm 10 tỉnh:Hà Nội, Sơn Tây, Bắc
Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng
Hóa, Ninh Bình ,Thanh Hóa.
2. Trường Nam Định gồm 4 tỉnh: Nam Định, Hưng Yên,
Hải Dương, Quảng Yên.
Những người thi đỗ trong các kì thi hương chia làm hai loại: Loại
một có các danh hiệu Cống cử, Cống sing, Cống sĩ, Hương tiến, Hương
cống. Những ông cử này sẽ được dự kì thi hội. Loại hai gọi là sinh đồ
không được thi hội.Người đỗ đầu kì thi hương được gọi là giải nguyên
hoặc đầu xứ.

Đến đời Minh Mệnh[1820-1840] đổi các danh hiệu Cống sĩ,
Hương tiến thành cử nhân và sinh đồ thành tú tài. Người nào đỗ tú tài
hai khoa thì gọi là tú kép, ba khoa thì gọi là tú mền gọi tắt là ông mền,
bốn khoa thì gọi là tú đụp gọi tắt là ông đụp.
Nội dung các kì thi Hương được qui định từ thời Lê Thánh Tông
như sau:
-Kì 1:bài thi gồm 5 đề về tứ thư, ngũ kinh
-Kì 2:bài thi hỏi về chiếu, chế, biểu. Mỗi loại một bài viết theo lối
cổ thể.Ngày xưa gọi là thể văn tứ lục,hay là văn biền ngẫu.Văn xuôi có
hai vế, vế 6 tiếng, vế 4 tiếng đối nhau.
-Kì 3:làm một bài thơ và một bài phú. Thơ làm thể Đường luật, thất
ngôn bát cú; phú cũng làm theo cổ thể[ còn gọi là Tao uyển] qui định từ
300 tiếng trở lên.
-Kì 4:làm một bài văn gọi là văn sách, đề tài rút ra từ các kinh sử,
tử, tập hỏi vềthế vụ[ý thức về việc giúp nước, cứu đời] đòi hỏi phải viết
được 1000 tiếng trở lên.
Ngạch lấy đỗ với tỉ lệ Cống sĩ 1, Sinh đồ 10.Ví dụ: năm 1708 ngạch
đỗ ở trường Sơn Nam 880 người trong đó Cống sĩ 80 và Sinh đồ 800.
Đến năm 1774 gia ngạch cho trường Sơn Nam lây1100 người đỗ. Cống sĩ
chỉ có 100 còn lại là Sinh đồ.
II.THI HỘI VÀ THI ĐÌNH:
1.Điều kiện, nội dung của thi Hội và thi Đình:
Đây là cửa ải thứ hai đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang. Đây
cũng là cuộc kiểm tra, đánh giá cao nhất đối với các bậc tài năng của đất
nước.
Bởi vậy thi hội và thi đình được mệnh danh là đại tị[thi lớn]. Cuộc
thi lớn này người xưa quen gọi là đại khoa. Đại khoa gồm hai giai đoạn:
thi hội và thi đình.Thi hội cũng có 4 kì, người đỗ cả 4 kì sẽ được cấp bằng
tiền sĩ. Thi đình còn gọi là điện thí, tức là thi tại triều đình nhà vua. Vua
trực tiếp hỏi bài. Thi đình chỉ để xếp loại các tiến sĩ đã đỗ ở kì thi hội mà

thôi. Ở thời Lê có một số khoa, vì hoàn cảnh loạn lạc nên không tổ chức
thi đình nhưng vẫn phân loại tiến sĩ.
Thi hội là kì thi quốc gia dành cho những người đã kinh qua thi
hương và đã có bằng cử nhân và các giám sinh đã mãn khóa ở Quốc tử
giám.Những người đỗ đạt trong các kì đại khoanhư thế này đều có danh
hiệudành cho họ tùy thuộc vào các thời kì khác nhau trong lịch sử[Thái
học sinh, Tiến sĩ].
Ngoài các khoa thi thường lệ triều đình còn mở các khoa thi đột
xuất. Các khoa đặc biệt như thế gọi là Ân khoa.
Thái học sinh xuất hiện từ khoa thi Nhâm Thìn[1232] đời Trần Thái
Tông cho đến khoa thi Canh Thìn[1400] đời Hồ Quý Li.
Tiến sĩ bắt đầu có từ khoa thi Nhâm Tuất[1442] dời Lê Thái Tông
cho tới khoa thi kết thúc lịch sử khoa cử Nho giáo ở nước ta vào năm Kỉ
Mùi[ 1919] đời Nguyễn Khải Định.
Tiến sĩ chia làm 6 bậc:
1.Trạng nguyên
2.Bảng nhãn.
3. Thám Hoa.
=>Thuộc đệ nhất giáp người đời mệnh danh là tam khôi, có thời
gọi là tiến sĩ cập đệ.
4.Hoàng giáp thuộc đệ nhị giáp[chính bảng], cũng có thời gọi là
tiến sĩ xuất thân.
5. Tiến sĩ thuộc đệ tam giáp, gọi là đồng tiến sĩ xuất thân.
6.Phó bảng là sản phẩm khoa cử thời Nguyễn mà bắt đầu xuất hiện
từ khoa thi Kỉ Sửu[1829] đời Minh Mệnh. Giữa tiến sĩ và phó bảng được
qui định về tỉ lệ và ngạch đỗ.Ví dụ: ở khoa thi 1843 đời Thiệu Trị có 25
người đỗ, thì chỉ cho 10 người đỗ tiến sĩ, còn 15 phó bảng. Nếu tính 30
khoa thi ở Huế [ 1822-1892] lấy đỗ 560 người thì có 229 tiến sĩ, số còn
lại là phó bảng.
Thi hội và thi đình cả hai kì thi này diễn ra trong vòng khoảng 8

tháng: mùa xuân thi hội đến mùa thu năm ấy thì thi đình. Còn phép thi hội
cũng có 4 kì như thi hương. Kí thứ nhất cho thí sinh làm kinh nghĩa và
kinh truyện mỗi thứ một bài, mỗi bài khoảng 1000 tiếng. Ở kì thứ tư, bài
văn sách qui định tối thiểu 1600 tiếng.Riêng khoa thi nhà Hồ năm 1405
lại cho thi thêm kì thứ 5 hỏi về toán.Đó là nét đặc sắc của khoa cử nước
ta. Theo sách “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn, vào năm 1721, triều
đình ra lệnh phải qui định mức điểm cho mỗi kì thi.Kì 1 thí sinh phải đạt
8 điểm trên 10 trở lên. Kì 2 phải đạt từ 7 điểm trở lên,kì 3, kì 4 phải đạt từ
5 điểm trở lên.Nguyên tắc chung là mỗi kì thi phải qua hai lần chấm: sơ
khảo và phúc khảo, đủ điểm thi kì thứ nhất mới được thi kì thứ hai, rồi kì
thứ ba, thứ tư cũng áp dụng theo luật đó. Người đỗ được xếp vào hai loại:
đỗ chính bảng và đỗ phó bảng. Người đỗ chính bảng được vào thi đình và
được hưởng quyền vinh quy bái tổ.
2.Cách thức tổ chức thi hội và thi đình:
Một số khoa thi buổi đầu[thí sinh còn ít ỏi] được tổ chức ngay ở
trường Quốc tử giám. Cón về sau giống như thi hương, mỗi lần thi là một
lần làm trường.Trường làm bằng tre lợp tranh,rào dậu xung quanh bằng
nứa. Trường chia làm 3 khu vực: Khu nội liêm dùng cho khảo quan ở,
khu ngoại biên là nơi ở của các quan giám thị và khu vực dành cho thí
sinh .
Cả trường thi chia làm 8 ô vuông, có một con đường chạy dọc và
con đường chạy ngang ở chính giữa để chia 8 ô thành 4 phần bằng nhau
gọi là đường thập đạo. Giữa trung tâm đường thập đạo, người ta dựng
một ngôi nhà gọi là nhà thập đạo.Tư nhà thập đạo trông ra phía trước có
một thông ra ngoài gọi là cửa tiền. Trẹn đường thập đạo theo hàng ngang
người ta dững 3 chòi canh: một cái ngay chính giữa và hai cái hai bên để
quan giám thị quan sát thí sinh làm bài.
Bên ngoài là háng rào 4 mặt vây kín. Để đảm bảo an toàn cho cuộc
thi, triều đình còn sai lính cưỡi ngựa qua lại canh phòng.
Khi cuộc thi tiến hành có các quan trông coi giám sát gọi là quan

trường.
Sử sách nước ta không thấy ghi chép nhiều về quan trường thuộc ba
triều đại Lí, Trần, Hồ. Nhưng từ thời Lê về sau chức danh quan trường
của các khao thi được ghi chép đầy đủ ở bia tiến sĩ văn miếu mà nay ta
còn đọc thấy gồm: Chánh chủ khảo, phó chủ khảo, một tri cống cử,sáu
viên khảo quan[ đồng khảo],hai viên chánh phó đề điệu, hai viên giám
đằng lục. Luật thi hội không chấm trực tiếp bài làm của thí sinh, mà do
quan giám đằng lục ở lại phòng, sao chép rõ ràng rồi đưa bản sao đi
chấm. Trước khi đưa bài đi chấm hai viên giám đằng, một người đọc, một

Thi Đình thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long – đỉnh cao của khoa cử Việt Nam

11/05/2018

Trong nền khoa cử Nho học Việt Nam xưa, thí sinh phải trải qua 3 kỳ thi là thi Hương, thi Hội, thi Đình. Thi Đình [Đình thí] hay thi Điện [Điện thí] được tổ chức tại sân rồng điện Kính Thiên do nhà vua trực tiếp ra đề và chấm thi. Đây là bậc thi cao nhất để chọn ra những người hiền tài bổ nhiệm các chức quan trong triều.

Tư liệu, hình ảnh về Thi Đình thời Lê hiện đang trưng bày tại sân điện Kính Thiên [khu di sản Hoàng thành Thăng Long]

Khái quát chung về khoa cử và khái niệm Thi Đình/ Điện thí

Việt Nam là quốc gia có truyền thống khoa cử lâu đời. Nếu tính từ khoa thi thứ nhất [1075] được mở ra dưới thời Lý đến khoa thi cuối cùng dưới triều Nguyễn [1919] thì lịch sử khoa cử có bề dày hơn tám trăm năm. Nếu như triều Lý là triều đại bắt đầu tổ chức đặt ra chế độ khoa cử nhưng bị giám đoạn nhiều và không thường xuyên thì vương triều Trần là triều đại duy trì bổ sung và hoàn thiện khoa cử. Một vấn đề đặt ra là Thời Lý đã có thi Đình chưa?. Cho đến nay, chưa có câu trả lời chính xác. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi một chi tiết vào thời Lý có thi Đại đình [Thi ở trong sân lớn]. Vậy phải chăng đây là kỳ thi Đình trước sân của nhà vua [?]. Nhưng chắc chắn, lần đầu tiên dưới triều Trần [năm 1246] chính thức lấy đầy đủ học vị Tam khôi [Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa].Có lẽ, đây là bằng chứng chắc chắn để khẳng định kỳ thi Đình được tổ chức trong Hoàng thành Thăng Long do nhà vua đứng ra tổ chức. Nhưng phải đến triều Lê, cùng với Nho giáo, Nho học được đề cao và phát triển cực thịnh. Từ thế kỷ thứ XV trở đi, các kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình được tổ chức thường xuyên hằng năm tại các trấn, xứ và ở Kinh đô. Thông thường cứ 3 năm, triều đình tổ chức một kỳ thi. Sỹ tử trải qua 3 kỳ thi Hương được nhận học vị sinh đồ [tú tài], trải qua bốn kỳ được nhận học vị Cống sinh [Cử nhân]. Sau khi thi đỗ Cống sinh trúng cách, thí sinh được dự kỳ thi Đình để lấy học vị tiến sĩ. Kỳ thi Hương và thi Hội số thí sinh dự thi thường lên đến vài nghìn người nhưng số người đỗ kỳ thi Hội chỉ được vài chục người thậm chí có khoa chỉ lấy đỗ vài ba người. Đây thực sự là những người ưu tú, nhân tài của đất nước. Sau kỳ thi Hội, thí sinh lại tiếp tục vào thi Đình – bậc thi cuối cùng trong thang danh vọng của học vấn khoa cử.

Từ các kỳ thi ở địa phương cho đến trung ương đều có các chức quan trông coi việc thi và chấm thi. Đứng đầu một kỳ thi là quan Đề điệu[Còn gọi là Chánh chủ khảo], thứ đến là quan Tri cống cử [Phó chánh chủ khảo], tiếp đến là các quan thực hiện các công việc cụ thể như: Thu quyển [thu bài thi]; Di phong [Niêm phong bài thi]; Quan soạn tự hiệu [Đánh số kí hiệu, rọc phách, khớp phách; ráp phách], quan Đằng lục [Chép lại bài thi của Thí sinh]; Quan đối độc [Đối chiếu bản chính và bản chép]; Tuần xước [Bảo vệ an ninh trong quá trình thi]. Riêng kỳ thi Đình, nhà vua đích thân ra đề thi và chấm thi có sự tham dự đầy đủ của các quan văn võ bá quan trong triều. Đến thời Lê Trung hưng có sự tham dự của chúa Trịnh [Bên Phủ chúa] cũng vào Cấm thành ngồi tham dự cùng với vua Lê trên điện Kính Thiên. Chúa Trịnh ngồi cùng hàng, ở bên hữu [bên phải] của vua Lê nhưng thấp hơn vua Lê một chút.

Cảnh thi Đình – Samuel Baron 1685
Nguồn: Sách Khoa cử Việt Nam tập hạ: Thi Hội, Thi Đình – Nguyễn Thị Chân Quỳnh. Nhà xuất bản văn học. 2007

Thi Đình thời Lê được tổ chức tại sân rồng Điện Kính Thiên

Thi Đình thường được tổ chức trong Hoàng thành Thăng Long, dưới sân Long trì, trước điện Kính Thiên. Thời gian thi trong một ngày. Số người dự kỳ thi Hội có đến hàng nghìn người, có năm đến 5000- 6000 người nhưng đến kỳ thi Đình chỉ còn khoảng vài chục người. Điều đặc biệt của kỳ thi này là những người đã đỗ tiến sĩ [trong thi Hội] mới được tham dự. Vì thế, trong kỳ thi này, các thí sinh không bị đánh trượt mà chỉ xếp thứ tự cao thấp.

Trong kỳ thi Đình, thí sinh phải làm Bài Văn sách theo thể văn Bát cổ [tám vế] đối nhau. Đề bài của bài văn sách thường liên quan đến những vấn đề bức thiết nhất của đất nước mà triều đình quan tâm như: quốc kế an dân, quốc phú binh cường… Trong khi thi Đình, các sĩ tử thường dùng thể văn chữ Hán nhưng cũng có những thí sinh viết bài thi bằng chữ Nôm. Quá trình coi thi phải được tiến hành nghiêm túc, cẩn mật, chặt chẽ.

Nghi thức thi Đình được nhà sử học Phan Huy Chú miêu tả kỹ trong Lịch triều hiến chương loại chí như sau: Sáng sớm ngày thi, Thượng thiết ty[giữ việc bầy nghi vệ] đặt ngai vua ở chính giữa điện Kính Thiên, bên phải ngai chúa nhưng thấp hơn. Các quan bài trí không gian thi, chuẩn bị quyển thi, bút, nghiên, mực; lều thi đặt ở hai bên sân rồng. Các quan Đề điệu [Chánh chủ khảo], Tri cống cử [Phó Chánh chủ khảo], Giám thí [người trông thi], Tuần xước [quan võ trông thi] có mặt tại khu vực sân rồng. Nghi vệ, cờ xí trang hoàng lộng lẫy.

Hồi trống thứ nhất, các đại thần văn võ từ cửa Đoan Môn tiến vào chầu. Hồi trống thứ hai, rước ngự giá vua và chúa đến điện Kính Thiên. Vua đội mũ xung thiên, mặc áo hoàng bào, mang đai ngọc cùng chúa ngự tọa. Quan tự ban [tổ chức] dẫn quan văn chầu bên tả, quan võ chầu bên hữu, các thí sinh đứng sau hàng quan văn. Sau khi hành lễ, Lễ quan [quan Bộ Lễ] tâu danh sách thí sinh dự thi. Các quan phụ trách thi giao quyển, bút, nghiên, mực cho thí sinh. Quan Tuần xước dẫn các thí sinh ra ngồi ở lều thi. Quan Tuyên chế đọc chế sách [đề thi], Xong nghi lễ, vua về cung, chúa về nội phủ.

Dưới thời Lê, thi Đình thường tổ chức 3 năm 1 lần. Từ năm 1428 đến năm 1789, diễn ra khoảng hơn 100 kỳ thi. Người đỗ kỳ thi Đình được phân thành 3 hạng học vị: Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ còn gọi là “Tam khôi” [Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa]; Đệ nhị giáp tiến sĩ [Hoàng giáp] và Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Người đỗ được vua cho làm lễ xướng danh; lễ ban mũ, áo, đai tiến sĩ; lễ ban yến; lễ lạy tạ vinh quy và khắc bia tiến sĩ trong Văn Miếu để lưu truyền muôn đời.

Văn bản Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ thực lục, Tập I, Quyển 11, 64a,b. NXb Khoa học xã hội. 1998.
[Năm Canh Tuất, Hồng Đức thứ 21 [1490], Tháng 5, “ngày 19, ba cho mũ, đai, y phục. Ngày 20 ban yến tại điện Kính Thiên”]

Quy trình chấm thi Đình cũng rất nghiêm ngặt và khác với thi Hội, do vua quyết định kết quả thi. Người đỗ đầu kỳ thi Đình gọi là Đình nguyên, có thể là Trạng nguyên, song nhiều kỳ thi không lấy được Trạng nguyên, nên Đình nguyên là Bảng nhãn, Thám hoa, có khi là Hoàng giáp, thậm chí là Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Trong lịch sử, những vị “tam khôi” có nhiều đóng góp cho đất nước tiêu biểu như: Trạng nguyên Lương Thế Vinh, Nguyễn Giản Thanh; Bảng nhãn Lê Quý Đôn; Thám hoa Nguyễn Quý Đức…

Thi Đình thực sự là kỳ thi lớn nhất và cũng đồng thời là vinh quang tột đỉnh của của kẻ sĩ trên con đường học vấn, là kết quả của hàng chục năm đèn sách khổ luyện. Trong kỳ thi Đình, thí sinh thường được thể hiện hết những suy nghĩ, trăn trở của của kẻ sĩ trước vận mệnh, thời cuộc của quốc gia, đại sự. Những ý kiến nêu ra trong bài thi đã thực sự đến được người có trách nhiệm cao nhất của quốc gia. Vì thế, cuộc thi Đình trước điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê đã trở thành một dịp quan trọng để những tài năng trẻ – nguyên khí quốc gia “tư vấn”, góp ý cho nhà vua những chính sách phù hợp trong công cuộc trị nước, an dân và phát triển quốc gia Đại Việt.

Nguyễn Quang Hà

Tài liệu Tham khảo:

  1. Phan Huy Chú [1960]: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb khoa học xã hội;
  2. Nhiều soạn giả [2003]/Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Khoa học Xã hội;
  3. Nguyễn Thị Chân Quỳnh [2002], Khoa cử Việt Nam, Nxb Văn học, 2007;
  4. Ngô Đức Thọ[Cb] [1993]: Các nhà khoa bảng Việt Nam, Nxb Văn học.
  5. Nguyễn Văn Thịnh [1995]/ Văn chương đình đối thời Lê, Luận án PTS khoa học ngữ văn, Đại học Tổng Hợp Hà Nội;
2018-05-11
Chia sẻ
  • Facebook
  • Twitter
  • Google +

Video liên quan

Chủ Đề