Tâm trạng của tác giả trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư là gì

Tâm trạng của tác giả trong bài thơ là?

A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê

B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi

C. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương

Đáp án chính xác

D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành

Xem lời giải

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê [Hồi hương ngẫu thư]

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files
Bản để in

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê [Hồi hương ngẫu thư]

Mục lục

1. TÌM HIỂU CHUNG [edit]

1.1. Tác giả

1.2. Tác phẩm

2. NỘI DUNG [edit]

3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

TÌM HIỂU CHUNG [edit]

Tác giả

Vài nét về tác giảHạ Tri Chương:

  • Hạ Tri Chương [659-744], tự là Quý Chân, hiệu là Tứ Minh cuồng khách; quê ở Vĩnh Hưng [Việt Châu] [tay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Triết Giang]
  • Đỗ tiến sĩ năm 695, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm tại kinh đô Trường An, được vua Đường Huyền Tông [hay còn lại là Đường Minh Hoàng] vị nể. Khi về già ông mới về quê. Lúc ông xin từ quan về quê làm đạo sĩ, ông được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn.
  • Ông là bạn vong niên [người bạn chơi với nhau không kể tuổi chênh lệch] với đại thi hào Lí Bạch, từng gọi Lí Bạch là "trích tiên" [tiên bị đày].
  • Ông còn để lại 20 bài thơ, trong đó hai bài "Hồi hương ngẫu thư" là nổi tiếng nhất.

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Năm 744, lúc 86 tuổi, Hạ Tri Chương từ quan về quê và đã sáng tác bài thơ này sau khoảng 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An.

Nhan đề

  • Nguyên tác là "ngẫu thư" nghĩa là "ngẫu nhiên viết" chứ không phải là tình cảm bộc lộ một cách ngẫu nhiên.
  • "Ngẫu nhiên viết" vì tác giả không chủ định làm thơ ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà.
  • Tác giả không chủ định viết và vì sao lại viết, đến lúc đọc xong bài thơ, người đọc mới rõ. Tình huống đầy kịch tính cuối bài [tác giả bị gọi là "khách": đâylà một cú sốc thực sự đối với tác giả, nhưng đó lại chính là "duyên cớ" - mà duyên cớ thì bao giờ cũng có tính chất ngẫu nhiên - khiến tác giả viết bài thơ.
  • Đằng sau duyên cớ ngẫu nhiên ấy là một nhân tố mới, nói đúng hơn là một điều kiện có tính tất yếu, đó là tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực và bất cứ lúc nào nhà thơ cũng cần và có thể thổ lộ.

Chủ đề

Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một con người xa quê đã quá lâu ngày, trong những phút giây đầu tiên đặt chân trở về quê hương.

Chữ viết

Chữ Hán

Thể thơ

  • Bản nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  • Hai bản dịch thơ: thể thơ lục bát

Bố cục

Bài thơ chia làm hai phần:

  • Phần 1 [hai câu đầu]: Tình cảm quê hương của tác giả.
  • Phần 2 [hai câu cuối]:Tâm trạng của tác giả khi về quê hương

NỘI DUNG [edit]


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1. Tình cảm quê hương của tác giả

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

[Dịch nghĩa:

Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về

Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng]

  • Hai vế ở câu đầu đối rất chỉnh cả về ý lẫn lời: "thiếu tiểu" [trẻ nhỏ] >< "lão đại" [già, lớn]; "li" [đi] >< "hồi" [về]. Câu thơ khái quát một cách ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, về tuổi tác song đồng thời cũng bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ.
  • Trong hai vế ở câu thơ thứ hai, một bộ phận đối chỉnh cả ý lẫn lời [hương âm, mấn mao], một bộ phận tuy đối không thật chỉnh về lời song vẫn rất chỉnh về ý ["vô cải": nói sự không đổi; "tồi": chỉ cái thay đổi], và chức năng ngữ pháp [cả "vô cải" lẫn "tồi" đều đảm nhiệm chức năng vị ngữ]. Câu thơ dùng một yếu tố thay đổi [mái tóc] để làm nổi bật yếu tố không thay đổi [tiếng nói quê hương]. Tác giả đã khéo léo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.

Có thể thấy, tác giả đi suốt cuộc đời vẫn nhớ về quê hương dù có thay đổi về vóc người, tuổi tác, tóc rụng nhưng giọng nói quê nhà không thay đổi. Đó là tình cảm buồn, bồi hồi, gắn bó với quê hương trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác.

2. Tâm trạng của tác giả khi về quê hương

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: Khách lòng, hà xứ lai?

[Dịch nghĩa:

Trẻ con gặp mặt, không quen biết

Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?]

Nếu hai câu thơ đầu chủ yếu sử dụng bút pháp tự sự, với giọng điệu có thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về thì hai câu thơ cuối là lời tường thuật khách quan, trầm tĩnh ẩn chứa giọng điệu bi hài hóm hỉnh:

  • Khi trở về quê, tác giả gặp một tình huống bất ngờ, trớ trêu: bị coi là "khách" trên chính quê hương của mình qua câu hỏi của bọn trẻ - thế hệ sau.
  • Hình ảnh đối lập:Trẻ nhỏ tươi vui, hớn hở >< nhà thơ lại ngậm ngùi xót xa, sầu muộn, bơ vơ, lạc lõng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết.
  • Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

\[ \rightarrow \] Cảm giác ngỡ ngàng, thấm thía, ngậm ngùi, xót xa khi bị coi như khách lạ ngay trên mảnh đất quê hương.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Không biểu cảm trực tiếp và thể hiện qua lời kể và tả.
  • Giọng thơ tưởng chừng như vui vẻ, hóm hỉnh nhưng thực chất lại thấm buồn.
Thẻ từ khoá:
  • thất ngôn tứ tuyệt
  • Lí Bạch
  • Hạ Tri Chương
  • tình yêu quê hương
  • trở về quê cũ
  • quê cũ
◄ Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh [Tĩnh dạ tứ]
Chuyển tới... Chuyển tới... Cổng trường mở ra Văn bản: Cổng trường mở ra Mẹ tôi Văn bản: Mẹ tôi Từ ghép Tiếng Việt: Từ ghép Văn bản Tập làm văn: Liên kết trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê Tập làm văn: Bố cục trong văn bản Tập làm văn: Mạch lạc trong văn bản Ca dao, dân ca Văn bản: Ca dao dân ca về tình cảm gia đình Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước Văn bản: Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước Từ láy Tiếng Việt: Từ láy Tập làm văn: Bài tập làm văn số 1 Tập làm văn: Quá trình tạo lập văn bản Ca dao than thân Văn bản: Những câu hát than thân Ca dao châm biếm Văn bản: Những câu hát châm biếm Đại từ Tiếng Việt: Đại từ Tập làm văn: Luyện tập tạo lập văn bản Nam quốc sơn hà Văn bản: Nam quốc sơn hà Phò giá về kinh Văn bản: Phò giá về kinh Từ Hán Việt Tiếng Việt: Từ Hán Việt Tập làm văn: Trả bài Tập làm văn số 1 Văn biểu cảm Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra [Thiên trường vãn vọng] Văn bản: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra [Thiên trường vãn vọng] Côn Sơn ca Văn bản: Côn Sơn ca Tiếng việt: Từ Hán Việt [tiếp] Tập làm văn: Đặc điểm văn bản biểu cảm Tập làm văn: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Sau phút chia li [trích Chinh phụ ngâm khúc] Văn bản: Sau phút chia ly [trích Chinh phụ ngâm khúc] Bánh trôi nước Văn bản: Bánh trôi nước Quan hệ từ Tiếng việt: Quan hệ từ Tập làm văn: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Video: Qua đèo Ngang Qua đèo Ngang Văn bản: Qua đèo Ngang Bạn đến chơi nhà Văn bản: Bạn đến chơi nhà Tiếng việt: Chữa lỗi về quan hệ từ Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm Xa ngắm thác núi Lư [Vọng Lư sơn bộc bố] Văn bản: Xa ngắm thác núi Lư [Vọng Lư sơn bộc bố] Từ đồng nghĩa Tiếng việt: Từ đồng nghĩa Tập làm văn: Cách lập ý của bài văn biểu cảm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh [Tĩnh dạ tứ] Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh [Tĩnh dạ tứ] Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê [Hồi hương ngẫu thư] Từ trái nghĩa Tiếng việt: Từ trái nghĩa Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá [Mao ốc vị thu phong sở phá ca] Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá [Mao ốc vị thu phong sở phá ca] Từ đồng âm Tiếng việt: Từ đồng âm Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 2 Tập làm văn: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm Cảnh khuya Văn bản: Cảnh khuya Rằm tháng giêng [Nguyên tiêu] Văn bản: Rằm tháng giêng [Nguyên tiêu] Thành ngữ Tiếng việt: Thành ngữ Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm Tập làm văn: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Video: Tiếng gà trưa Tiếng gà trưa Văn bản: Tiếng gà trưa Điệp ngữ Tiếng việt: Điệp ngữ Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Thơ lục bát Tập làm văn: Làm thơ lục bát Một thứ quà của lúa non: Cốm Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm Chơi chữ Tiếng việt: Chơi chữ Chuẩn mực sử dụng từ Tiếng việt: Chuẩn mực sử dụng từ Tập làm văn: Ôn tập văn bản biểu cảm Sài Gòn tôi yêu Văn bản: Sài Gòn tôi yêu Video bài giảng: Mùa xuân của tôi Mùa xuân của tôi Văn bản: Mùa xuân của tôi Tiếng việt: Luyện tập sử dụng từ Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 3 Ôn tập văn học trung đại: Cảm hứng yêu nước Ôn tập văn học trung đại: Cảm hứng yêu nước Video: Giới thiệu về văn biểu cảm Video: Kiểu bài biểu cảm về con người Video: Kiểu bài biểu cảm về sự vật, sự việc Video: Kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học [Dạng 1] Video: Kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học [Dạng 2] Tục ngữ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Văn nghị luận Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận Tục ngữ về con người và xã hội Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội Câu rút gọn Tiếng Việt: Rút gọn câu Tập làm văn: Đặc điểm của văn bản nghị luận Tập làm văn: Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Câu đặc biệt Câu đặc biệt Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Sự giàu đẹp của tiếng Việt Sự giàu đẹp của tiếng Việt Mở rộng câu Thêm trạng ngữ cho câu Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Thêm trạng ngữ cho câu [tiếp theo] Cách làm bài văn lập luận chứng minh Đức tính giản dị của Bác Hồ Đức tính giản dị của Bác Hồ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh Ý nghĩa văn chương Ý nghĩa văn chương Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động [tiếp theo] Luyện tập viết đoạn văn chứng minh ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Tiếng Việt: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Sống chết mặc bay Sống chết mặc bay Cách làm bài văn lập luận giải thích Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ca Huế trên sông Hương Ca Huế trên sông Hương Liệt kê Liệt kê Văn bản hành chính Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Quan Âm Thị Kính Quan Âm Thị Kính Dấu câu Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Văn bản đề nghị Dấu gạch ngang Văn bản báo cáo Câu và biến đổi câu Đề trắc nghiệm - Câu và biến đổi câu
Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê [Hồi hương ngẫu thư] ►

BÀI VIẾT CẢM NHẬN VỀ “HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ” CỦA HẠ TRI CHƯƠNG

Cùng với Đỗ Phủ, Lí Bạch, Bạch Cư Dị, … Hạ Tri Chương là một trong nhà thơ đã góp phần làm nên thành công của thơ Đường. Thơ ông viết không nhiều nhưng những câu thơ ông để lại đều là những hạt ngọc sáng dành cho hậu thể đời sau. Một trong số những bài thơ ấy, có thể kể đến “Hồi hương ngầu thư” viết về tâm trạng thi nhân trở vê quê sau bao năm xa cách:

Là người thích uống rượu, tính tình phóng khoảng, Hạ Tri Chương còn giỏi về văn từ với tài hùng biện, kiến thức uyên bác và trí nhớ đặc biệt. Thơ ông không cần đài các cao sang, Hạ Tri Chương chủ trương đưa những hình ảnh, ngôn từ bình dị, mộc mạc của cuộc sống nóng hổi vào trong thơ. Bài thơ “hồi hương ngẫu thư” được viết từ tận đáy lòng nhà thơ, là những cảm xúc chân thật khi thi nhân về thăm lại quê nhà sau bao nhiêu năm xa cách và nhung nhớ.

Hai câu thơ đầu đã nói lên tâm trạng của tác giả khi vừa đặt chân đến mảnh đất quê hương:

Ngay câu thơ đầu là lời tự bạch của tác giả về cuộc đời mình: xa quê từ khi còn rất trẻ mà khi trở về thì đã già. Khoảng thời gian ấy đã tạo nên bao sự đổi thay: tuổi tác, con người, địa vị, … Chỉ có nơi quê nhà là vẫn thế! Thủ pháp đối lập: “đi- về”, “trẻ- già” cho thấy sự chảy trôi thời gian đã tạo nên bao thay đổi về con người. “Hương âm” vẫn “vô cải”, giọng quê, tiếng nói quê hương vẫn như ngày nào, vẫn mang cái hồn xa xưa của con người nhưng “mấn mao tồi”- mái đầu kia đã nhuốm màu sương pha. Đằng sau đó là bao nhiều bao tố phong ba, bao nhiêu lo toan cuộc sống của một kẻ làm tôi, là trách nhiệm của người làm quan với dân, với nước và với cuộc đời. Hai câu thơ là sự xoay chuyển của thời gian và sự nguyên vẹn trong tấm lòng của người con xa quê với mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.

Đến hai câu thơ sau lại là tâm trạng của con người bị gọi là “khách” trên chính mảnh đất quê hương của mình:

Lẽ thường, đứa con quê hương khi trở về thường có cảm xúc vui mừng, sung sướng. Còn với Hạ Tri Chương lại là cảm giác ngỡ ngàng, hụt hẫng và cả cái chua chát, xót xa khi một ngày, mình trở thành người xa lạ trên chính mảnh đất mình thân thương và mong nhớ nhiều nhất: “khách tòng hà xứ lai?” Tiếng cười và câu hỏi vô tư của đứa trẻ là sự lễ phép và hiếu khách đúng mực. Nhưng tiếng cười ấy càng vô tư bao nhiêu thì lòng người “khách lạ” kia lại càng đau đớn bấy nhiêu. Thời gian và sự xa cách đã đánh mất tuổi thơ ông, đánh mất mối liên hệ của ông với cội rễ quê hương. Câu thơ trầm lắng mà tình thơ thì xôn xao, những đợt sóng lòng cứ dâng lên không dứt. Đó không chỉ là sự ngậm ngùi, xót xa trước sự hồn nhiên của trẻ nhỏ mà còn là tiếng thở dài, hối hận. Ở vị trí của một kẻ bề tôi, một con dân của đất nước, ông đã làm tròn trách nhiệm của mình:

Năm mươi năm cống hiến không mệt mỏi giang sơn xã tắc và thời Thịnh Đường đã chứng minh cho tài năng và tấm lòng của Hạ Tri Chương. Nhưng ở góc độ một đứa con của quê hương, ông lại chưa làm tròn bổn phận của mình. Câu hỏi cuối bài vẫn xoáy sâu vào lòng tác giả, vào lòng người đọc về lẽ sống, gắn bó với quê hương, với tuổi thơ và cội nguồn của mình.

Bài thơ sử dụng yếu tố kể, tả và biểu cảm một cách nhuần nhuyễn, nghệ thuật đối hiệu quả cùng với cách xây dựng tình huống độc đáo, éo le để thể hiện tâm tư của thi nhân. Qua đó, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc và nồng nàn của người con sau bao ngày xa cách.

Đọc bài thơ, ta hiểu thêm về tình yêu quê hương. Tình yêu ấy, không phân biệt lứa tuổi, lãnh địa, và có ở khắp mọi người, mọi nơi.

Nguồn wikisecret.com

Có thể bạn quan tâm

Tags
bà bài bạn bờ Cảm Cảm nhận chuộng con người của cuộc sống Đất nước Đỗ Phủ hạ hoa học tập hội hướng lẻ lí bạch mơ ngầu Nguyễn Công Trứ nhân phân tích quê hương sống thơ thời gian thụ tình yêu trị uống rượu Văn mẫu hay lớp 7

Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thể thơ của bài thơ "Hồi hương ngẫu thư" là:

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt.
  • B. Thất ngôn bát cú
  • C. gũ ngôn tứ tuyệt
  • D. Song thất lục bát

Câu 2: Tác giả của bài Hồi hương ngẫu thư là ai?

  • A. Hạ Tri Chương
  • B. Lý Bạch
  • C. Đỗ Phủ
  • D. Bạch Cư Dị

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào không sử dụng trong bài thơ "Hồi hương ngẫu thư"?

  • A. Phép đối
  • B. Phép tương phản
  • C. Ẩn dụ
  • D. Biểu cảm qua tự sự và miêu tả

Câu 4: Bài thơ "Hồi hương ngẫu thư" được viết trong hoàn cảnh nhà thơ:

  • A. Chưa bao giờ xa quê
  • B. Mới rời quê ra đi
  • C. Xa nhà, xa quê đã lâu
  • D. Xa quê rất lâu nay mới trở về.

Câu 5: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ "Hồi hương ngẫu thư" là?

  • A. vui mừng, háo hức khi trở về
  • B. Dửng dưng, lạnh lùng như người khách lạnh
  • C. Ngậm ngùi, h?t h?ng khi trở thành khách lạ giữa quê hương.
  • D. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng với bài thơ?

  • A.Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi
  • B. Thể hiện tình yêu hương thắm thiết của một người lữ khách nhớ về cố hương.
  • C.Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà.
  • D. Bài thơ sử dụng phép tiểu đối thành công, góp phần thể hiện sâu sắc những tâm tư và tình cảm của tác giả.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Từ khóa tìm kiếm google:

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, trắc nghiệm ngữ văn 7

Video liên quan

Chủ Đề