Người được điệp viên bảo vệ gọi là gì

Cứ vào dịp này, trong những câu chuyện về quá khứ, nhắc tới những người đồng đội cũ, ông lại khóc. Giọt nước mắt dường như khó khăn lắm mới chảy ra mỗi khi có ai đó đánh thức những ký ức vẫn vẹn nguyên trong ông. "Thương chúng nó lắm". Ông chỉ nói một câu rồi lặng im nhìn vào khoảng không bất tận...

QĐND Online - Cứ vào dịp này, trong những câu chuyện về quá khứ, nhắc tới những người đồng đội cũ, ông lại khóc. Giọt nước mắt dường như khó khăn lắm mới chảy ra mỗi khi có ai đó đánh thức những ký ức vẫn vẹn nguyên trong ông. "Thương chúng nó lắm". Ông chỉ nói một câu rồi lặng im nhìn vào khoảng không bất tận.

Vượt qua chính mình

Dường như những thước phim của 40 năm trước, 50 năm trước hay lâu hơn thế đang chạy qua trước mắt ông. Từng đoạn, từng đoạn trong cuốn phim lịch sử của dân tộc, của cuộc đời ông, của những người bạn, người đồng đội, người em cùng chiến đấu hiển hiện ra trước mắt. Ông đùa, phóng viên Báo Quân đội nhân dân thích xem đoạn nào trong cuốn phim ấy?

Người được điệp viên bảo vệ gọi là gì

Ông Mười Hương tháng 4-2015. Ảnh Hòa Kiên

Nói rồi đôi mắt ông - đôi mắt tinh tường đã tìm ra, đã chọn lọc được biết bao nhà tình báo chiến lược xuất sắc đã đi vào sử sách, vào văn học, thậm chí đã trở thành huyền thoại tình báo trong nước và quốc tế, luôn nhìn thẳng vào đôi mắt của người đối diện, ông như muốn hỏi, như muốn hiểu tận đáy sâu người đối diện: Bạn đang nghĩ gì, và ông có thể giúp được gì?

Sau những giây phút lắng lòng khi nhắc tới những cống hiến của những người đồng chí, đồng đội, người bạn, người em đã từng "vào sinh ra tử" trên một trận tuyến đặc biệt, ông nói: "Ngay từ những ngày đầu tiên, khi lực lượng tình báo được thành lập, lực lượng ấy đã góp một chiến công lớn cho dân tộc. Cho đến tận hôm nay, lực lượng ấy vẫn có những đóng góp xứng đáng. Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo của Trung ương từng nhận xét, được coi báo cáo của các đồng chí, chúng tôi như được ở giữa Sài Gòn".

"Chỉ cần nói khái quát một câu thôi, những tin tức của tình báo đã giúp chúng ta hiểu đến tận tâm can của địch. Thế giới họ vẫn nói: Chưa có một nước nào khi đánh nhau lại hiểu đối phương như chúng ta. Chính giới Mỹ cũng phải công nhận, đối phương đã vào đến tận gan ruột mà ở, biết mình đến như thế, còn làm được gì nữa. Những cuộc hành quân, những kế hoạch chiến lược, những hoạch định quy mô trong nhiều năm hay những tin tức liên quan tới tính mạng của đồng chí, đồng đội, phần lớn được các điệp viên nắm chắc và chuyển đi kịp thời".

Người được điệp viên bảo vệ gọi là gì

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ tại nhà riêng 30 Hoàng Diệu, Hà Nội ngày 3-4-2002. Ảnh: Hiền Anh.

Trên đây là những lời nhận xét gan ruột của đồng chí Mười Hương (Trần Quốc Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Nội chính Trung ương) - một nhà lãnh đạo tình báo xuất sắc trong cả thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người vẫn được nhiều điệp viên trìu mến gọi là người thầy của những nhà tình báo huyền thoại.

Chia sẻ câu chuyện của mình với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông không kể gì về mình, mà trong câu chuyện ông muốn dồn hết tình cảm, tình thương yêu dành cho gia đình, người thân hay chính các điệp viên mà ông coi như anh em, như người thân của mình như: Phạm Ngọc Thảo, Lê Hữu Thúy, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ... Và điều ông nhớ nhiều nhất về họ là những vất vả, những gian truân, là những phút giây hiểm nguy mà họ phải vượt qua.

Ông nói: "Với người tình báo, điều khó khăn nhất là vượt qua chính mình". Rồi ông phân tích: Sống giữa nơi phồn hoa, cám dỗ nhiều lắm. Là con người bình thường, ai cũng có nhu cầu được hưởng thụ. Vậy mà các điệp viên vẫn cứ vượt qua và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Ông nhớ lại: Trong kháng chiến chống Pháp, công tác tình báo chủ yếu phục vụ cho các chiến dịch quân sự lớn. Năm 1948, với kinh nghiệm làm công tác an ninh cho Trung ương Đảng tại chiến khu Việt Bắc, sau này ông được chuyển sang làm việc cho tình báo quân sự, tiền thân của ngành tình báo sau này.

Những công việc ban đầu như tổ chức lưới trinh sát trong các Trung đoàn, tổ chức điệp báo vào các thị trấn gây cơ sở; nắm tình hình địch ở các vùng rộng lớn như vùng đồng bằng Bắc Bộ... đã để lại rất nhiều bài học và kinh nghiệm thực tiễn cho ông khi ông lãnh đạo tổ chức các lưới tình báo lớn ở Sài Gòn và các khu vực lân cận sau này.

Người vun mầm cho những chiến công

Bằng sự nhạy bén của một nhà tình báo, sau khi nhận chỉ thị từ đồng chí Trường Chinh, ông đã sớm nhận ra tình thế hiện tại và có những lựa chọn chiến lược cho cuộc trường chinh của ngành tình báo khi hoạt động trong lòng địch.

Người được điệp viên bảo vệ gọi là gì

Ông Mười Hương và các điệp viên trong một lần gặp gỡ. Ảnh chụp lại

Sau khi hiệp định Geneve được ký kết năm 1954, đây là thời kỳ cực lỳ khó khăn đối với việc xây dựng lực lượng và hoạt động tình báo. Các cán bộ chủ chốt của ta như: Năm Xuân (Mai Chí Thọ); Cao Đăng Chiếm... đều đã bị lộ vì địch đã biết mặt. Với lợi thế ban đầu địch chưa biết nhiều về ông, ông đã cùng tổ chức tích cực xây dựng lực lượng, xây dựng mạng lưới, ông đã sớm liên lạc, xây dựng và đưa được các điệp viên vào Nam hoạt động. Trực tiếp chỉ huy các điệp viên tên tuổi như: Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ; Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Lê Hữu Thúy; Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Ngọc Thảo; Thiếu tướng, Anh hùng LLVt nhân dân Phạm Xuân Ẩn...

Để xây dựng được các điệp viên ở tầm chiến lược, để lấy được những tin tức các đồng chí lãnh đạo tin tưởng và hiểu được đối phương như đang trên bàn làm việc của đối phương là việc vô cùng gian nan và nguy hiểm. Đã có biết bao tình huống mà cái chết cận kề; đã có biết bao đồng chí đã phải hy sinh để bảo vệ an toàn cho một điệp viên; đã có biết bao giao liên, liên lạc đã âm thầm cống hiến... và còn nhiều hơn những gì có thể kể ra để có một bản tin có chất lượng đến được tới bàn làm việc của Trung ương...

Có thể thấy rõ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, công tác hoạt động nắm địch của tình báo đã được triển khai hết sức khẩn trương, có bài bản, được tổ chức chặt chẽ. Tình báo đã đưa vào Nam một lực lượng cán bộ đáng kể được bố trí trên hầu hết các địa bàn thành phố quan trọng ở vùng kiểm soát của địch. Một thế trận tình báo mới được hình thành và đi vào hoạt động ngay từ đầu cuộc chiến ở cả chiến trường miền Nam.

Đã có rất nhiều những bản tin chiến lược giúp chúng ta hiểu rõ âm mưu, ý đồ hành động của địch đối với cách mạng; giúp chúng ta hiểu rõ hành động, ý định của địch, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác về địch. Kết quả cuối cùng là từ những tin tức tình báo cao sâu ấy, chúng ta đã có hành động hợp lý, tránh được tổn thất và cùng các quân binh chủng khác trong toàn quân... chiến đấu và giành thắng lợi cuối cùng.

Là người tuyển chọn, giác ngộ, giáo dục và theo sát bước đi của các điệp viên huyền thoại, nhưng, khi nhắc tới công trạng ấy, những kỳ tích ấy, ông chỉ cười hiền và nói: Đó là trách nhiệm Đảng, Trung ương phân công. Chỉ huy tối cao là Trung ương Đảng. Sức mạnh có được là nhờ cả một hệ thống các lực lượng cách mạng. Tôi cũng chỉ là người được giao lại các đầu mối. Tôi cũng chỉ là người "chỉ chỏ". Các anh ấy (các điệp viên chiến lược - PV) giỏi ngụy trang, khéo léo leo cao luồn sâu, trong quá trình công tác lập được nhiều chiến công lớn, vô cùng quan trọng cho cách mạng.

Lấy ví dụ về một vài trường hợp thành công, ông cho biết, với mỗi người, có mỗi sở trường, nên hướng họ theo một vỏ bọc, một bình phong hợp lý nhất để họ có thể tồn tại lâu nhất, phát huy hiệu quả cao nhất... khi sống, chiến đấu ngay trong lòng đối phương. Với Lê Hữu Thúy, lúc kháng chiến chống Pháp, Lê Hữu Thúy là cán bộ bên công an, nhưng sau cải cách ruộng đất, do gia đình thuộc tầng lớp trên, nên bị ra khỏi ngành. Tuy nhiên, nhà tình báo Trần Hiệu đã sớm phát hiện ra tài năng, tố chất xuất sắc của Lê Hữu Thúy. Chính ông đã bảo lãnh và móc nối với tổ chức để đưa ông Thúy vào Nam hoạt động. Ông Lê Hữu Thúy và Vũ Ngọc Nhạ được đưa vào Nam trong cùng một đợt.

Phân tích về hoàn cảnh lúc bấy giờ của điệp viên Lê Hữu Thúy, ông Mười Hương kể: Đặc điểm nổi bật nhất của Lê Hữu Thúy chính là sự quảng giao. Là cử nhân văn chương, có kiến thức sâu sắc về văn chương, xã hội. Có nhiều mối quan hệ với các quan chức cao cấp. Đây là những đặc điểm nổi trội mà ông hướng Lê Hữu Thúy đi theo con đường của lực lượng Hòa Hảo mà "tiến sâu" vào lòng đối phương.

Sự thành công của Lê Hữu Thúy khiến Ngô Đình Diệm tin tưởng đưa ông vào vị trí một phái viên chính phủ bên cạnh Hòa Hảo, làm việc trực tiếp với các quan chức cấp cao trong các bộ thời kỳ Ngô Đình Diệm làm Tổng thống Việt Nam cộng hòa.

Những rối ren chính trị; những đấu tranh nội bộ phe phái; các kế hoạch hành động của các nhóm thân Pháp, thân Mỹ, các nhóm đối kháng nhau... được Lê Hữu Thúy nắm bắt, phân tích rạch ròi. Nằm sâu trong hệ thống chính trị lúc đó khá phức tạp, nhà tình báo Lê Hữu Thúy với tên hoạt động Lê Nguyên Vũ đã tạo được vỏ bọc chắc chắn. Có nhiều cách hoạt động sáng tạo, thực hiện chính xác mọi mệnh lệnh nhận được, ngày càng giành được sự tin tưởng của cả Diệm và Nhu... thậm chí sau này còn trở thành cánh tay phải của Tổng trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm; cánh tay phải cho Giám đốc Sở nghiên cứu Chính trị-Mật vụ Trần Kim Tuyến; cánh tay phải cho Giám đốc Nha An ninh quân đội Đỗ Mậu...

Muốn chiến thắng thì không được sai lầm

Trong những khoảnh khắc mà mọi sai lầm đều phải trả giá bằng mạng sống, bằng cả một lưới tình báo, hay nguy hiểm hơn là của rất nhiều những người khác, vậy mà vẫn có những vỏ bọc bằng thép được tạo ra, đủ thấy rõ vai trò của tổ chức, của những người tổ chức, dẫn dắt như ông Mười Hương.

Nói về kinh nghiệm để tuyển mộ, giác ngộ và giáo dục các điệp viên, ông Mười Hương dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Là người Việt Nam, ai cũng có lòng yêu nước. Như năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn, lòng yêu nước thể hiện nhiều hay ít thôi. Nếu ta biết cách, sẽ thu phục được".

Quan điểm, lời chỉ dạy ấy của Bác đã theo sát ông trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Ngoài trường hợp nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ ông Mười Hương còn phát hiện được rất nhiều nhà tình báo xuất sắc khác như Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo...

Cái tài của ông Mười Hương không chỉ là thu phục nhân tâm, giáo dục, động viên các điệp viên phát huy hết tài năng, trí tuệ, mà cái tâm, cái tài của ông là biết cách giúp các điệp viên để họ luôn yên tâm khi nằm sâu trong "hang hùm miệng sói", hòa mình trong "bóng tối", thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng, của quân đội giao phó.

Trong sâu thẳm những nghĩ suy của mình, ông Mười Hương khi giao nhiệm vụ cho Phạm Xuân Ẩn, ông biết tình thế cực kỳ khó khăn của Phạm Xuân Ẩn. Ông hiểu rõ những tâm tư của Phạm Xuân Ẩn cũng như ông hiểu rõ tâm tư của người mẹ đã chấp nhận để những đứa con của mình tham gia những nhiệm vụ đặc biệt. Nhắc tới tình thương, sự hy sinh bao la của những người mẹ, trong đó có người mẹ của nhà tình báo được mệnh danh là "Điệp viên hoàn hảo - Phạm Xuân Ẩn", ông Mười Hương từng chia sẻ điều này trong cuốn sách "Trần Quốc Hương - Người thầy của những nhà tình báo huyền thoại" của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải: "Công bà già lớn lắm. Ẩn hoàn thành nhiệm vụ cũng do công bà mẹ đóng góp nhiều. Bà không nói năng, lẳng lặng nuôi con, chăm lo cho con với tình người mẹ thương con và yêu nước".

Để giữ an toàn tuyệt đối cho các điệp viên, bản thân ông đã phải hy sinh rất nhiều, ông đã từng bị Mỹ - Ngụy bắt giam 6 lần, qua những khu biệt giam ghê rợn nhất, tàn bạo nhất. Vừa dùng cực hình, vừa dùng mồi ngon hòng đe dọa, mua chuộc, nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết người chiến sĩ cộng sản kiên trung, giữ vững phẩm chất người cán bộ tình báo. Thiếu tướng, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ từng nói: "Sở dĩ A22 của ông có được chiến tích như vậy, ngoài cố gắng của các đồng chí trong mạng lưới tình báo, còn có công rất lớn của ông Mười Hương. Thời kỳ đầu, Mười Hương trực tiếp chỉ đạo chúng tôi. Ông từng chịu cảnh tra tấn tù đày vì chúng tôi".

Khí tiết của ông, sự thông minh, sắc sảo của bậc thầy tình báo Mười Hương đã khiến những "ông trùm" phía bên kia như Ngô Đình Nhu cũng "bó tay bất lực". Trong một lần khi giáp mặt Ngô Đình Nhu lúc ông bị bắt, ông đã khảng khái nói với Nhu: "Dù ông có cho người giết tôi, cũng không lấy gì được ở tôi đâu. Ông phải hiểu người cộng sản chúng tôi không được phép khai báo". Trước những lời đanh thép của người chiến sĩ cộng sản Mười Hương, Ngô Đình Nhu đã không thể thai thác được gì từ ông.

Những câu chuyện, những ký ức dường như không bao giờ dừng lại trong ông. Chiều muộn, những tia nắng nhạt dần, bóng chiều tà mờ dần nhường chỗ cho mảnh trăng sớm lấp ló ngoài cửa. Câu chuyện về những nhà tình báo suốt đời tận tụy vì đất nước, về những chiến công, về những phút hiểm nguy cứ chuẩn bị dừng... rồi lại được tiếp nối. Đôi mắt ông còn muốn nói biết bao điều nữa...

CIA và FBI khác nhau như thế nào?

FBI chuyên điều tra tội phạm trên đất Mỹ và tội phạm nhằm vào công dân Mỹ ở nước ngoài. FBI cũng chịu trách nhiệm về các vấn đề tình báo trong nội bộ nước Mỹ, đặc biệt là các vấn đề có hại cho công dân Mỹ. Còn CIA có trách nhiệm thu thập thông tin và tình báo ở nước ngoài. Phần lớn nhân viên CIA không mang vũ khí.

MI6 là viết tắt của từ gì?

Cục tình báo mật (Secret Intelligence Service-SIS), thường được biết đến là MI6 (Tình báo quân đội-Bộ phận 6) là cơ quan có nhiệm vụ cung cấp cho chính phủ Anh những thông tin tình báo nước ngoài.

CIA là viết tắt của từ gì?

CIA là tên viết tắt của cụm từ Certified Internal Auditor, là chứng chỉ hành nghề dành cho các chuyên viên kiểm toán nội bộ, được cấp bởi Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ IIA (The Institute of Internal Auditor).

KGB là viết tắt của từ gì?

Komitet gosudarstvennoy bezopasnosti, IPA: [kəmʲɪˈtʲet ɡəsʊˈdarstvʲɪnːəj bʲɪzɐˈpasnəsʲtʲɪ]), viết tắt KGB hoặc КГБ, còn được gọi là Ủy ban An ninh Nhà nước, là lực lượng cảnh sát mật chính, và là cơ quan an ninh của Liên Xô từ năm 1954 tới khi Liên Xô tan rã năm 1991.