Nguyễn cẩm tú là ai

Sáng 7/7, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ủy ban Kiểm tra, ông Trần Cẩm Tú – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả.

Ủy ban Kiểm tra [UBKT] các cấp đã tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, với khối lượng công việc rất lớn, chất lượng hiệu quả công việc không ngừng được nâng lên.

Cấp ủy, UBKT các cấp đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp được kiểm tra, xử lý dứt điểm, những vụ việc mới phát hiện được kiểm tra, xử lý kịp thời.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú phát biểu chỉ đạo

Vi phạm mới phát sinh có tính chất, quy mô, mức độ nghiêm trọng hơn

Nhắc lại việc kiểm tra, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm ở Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước, Ban cán sự Đảng Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Y tế, Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y và một số vụ việc khác, ông Trần Cẩm Tú cho biết, “qua kiểm tra xử lý vi phạm, chúng ta ngày càng nhận diện rõ hơn mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên”.

“Một điều không khỏi băn khoăn, lo lắng là chúng ta đã kiểm tra, xử lý như thế nhưng vẫn còn nhiều vi phạm mới phát sinh, với tính chất và quy mô, mức độ nghiêm trọng lớn hơn. Những vi phạm trong phòng chống dịch bệnh, giải cứu công dân, lợi dụng dịch bệnh để tham nhũng, tiêu cực... rất bức xúc trong xã hội” – ông Trần Cẩm Tú nói.

Dẫn vụ việc cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm minh nguyên Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, ông Trần Cẩm Tú cho biết, qua vụ việc này tưởng chừng sẽ có tác dụng răn đe, cảnh báo, cảnh tỉnh rất lớn, nhưng sau đó tân Giám đốc CDC Hà Nội tiếp tục vi phạm với tính chất, quy mô nghiêm trọng, phức tạp hơn.

“Hậu quả là mất cán bộ, mất tiền của, nhưng cái lớn nhất là mất niềm tin. Trong lúc toàn Đảng, toàn dân, mọi cấp, ngành, lực lượng đi đầu đã hy sinh, cống hiến như thế nhưng vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái như vậy khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, lo lắng, day dứt. Ở đây cũng có trách nhiệm của cơ quan kiểm tra, công tác kiểm tra, giám sát đã làm đến nơi chưa, đủ tác dụng phòng ngừa, răn đe, cảnh tỉnh chưa? Cần hết sức quan tâm vấn đề này, làm sao phòng ngừa thật tốt, cảnh tỉnh, răn đe tốt để giúp các đảng viên, tổ chức đảng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao” – ông Trần Cẩm Tú nhấn mạnh.

Tập trung xây dựng Quy định về bảo vệ người tố cáo

Về nhiệm vụ thời gian tới, Chủ nhiệm UBKT Trung ương đề nghị cấp uỷ, tổ chức đảng, UBKT các cấp, nhất là người đứng đầu cần tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương, đơn vị chủ động, thường xuyên. Đồng thời quyết liệt, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và kiên quyết xử lý những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và trong hệ thống chính trị.

“Tiếp tục tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo khoa học, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trước mắt, tập trung xây dựng, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Quy định về bảo vệ người tố cáo; Quy định về xin lỗi và bồi thường quyền lợi đối với đảng viên do kỷ luật oan; Quy trình kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, khiếu nại, thi hành kỷ luật của cấp ủy đối với tổ chức đảng, đảng viên; Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán”- ông Trần Cẩm Tú cho biết.

Ông Trần Cẩm Tú lưu ý các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, trọng tâm là kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, vi phạm những điều đảng viên không được làm; những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực; những nơi có nhiều vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội. Khi có dấu hiệu vi phạm thì phải kịp thời kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh.

“Kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trong các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Hiện nay, các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, các vụ việc, vụ án thuộc diện tỉnh chỉ đạo thì UBKT cấp tỉnh phải kiểm tra, đi trước” – ông Trần Cẩm Tú lưu ý.

Nhắc lại vụ việc liên quan công ty Việt Á, FLC, vụ việc xảy ra tại Cục lãnh sự [Bộ Ngoại giao], ông Trần Cẩm Tú đề nghị Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn kịp thời tự kiểm tra và báo cáo kết quả về UBKT Trung ương./.

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Cẩm Tú [Trái] và ông Trần Thanh Mẫn

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 9/5 bầu bổ sung ông Trần Cẩm Tú và Trần Thanh Mẫn vào Ban Bí thư, cơ quan điều hành công việc hàng ngày của Đảng.

Một ngày trước đó, bản tin BBC đã nhận định nhiều khả năng hai người mới sẽ được giới thiệu để bầu vào Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 7 đang diễn ra ở Hà Nội.

Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị TƯ7 và chuyện đất đai Thủ Thiêm

Hội nghị TƯ 7: Bầu hai người vào Ban Bí thư?

Thông tin mới nhất mà BBC có được cho hay sẽ không có biến động về cơ cấu Bộ Chính trị tại Hội nghị 7.

Ông Trần Cẩm Tú cũng chính thức giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thay Ủy viên Bộ Chính trị Trần Quốc Vượng đã trở thành Thường trực Ban Bí thư.

Trong diễn biến cùng ngày, Hội nghị Trung ương 7 khai trừ Đảng với ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị, đã bị hai án tù giam 13 năm và 18 năm tù giam.

Hội nghị TƯ 7: Làm gì để các quyết sách khả thi?

Hội nghị Trung ương 7 'có rất nhiều trọng tâm'

Hội nghị TƯ 7: Thay đổi nhân sự để củng cố quyền lực?

Ông Trần Cẩm Tú đang là Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ông Trần Thanh Mẫn là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ban bí thư khoá 12 hiện có 12 thành viên, gồm hai người mới được bầu vào tháng 10/2017.

Vào tháng Ba năm nay, ông Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã chính thức giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đồng ý để ông Đinh Thế Huynh thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương để tiếp tục chữa bệnh dài hạn.

Sinh năm 1961 ở tỉnh Hà Tĩnh, ông Trần Cẩm Tú có thời gian lâu dài công tác ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ 2009.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Quốc Vượng rời khỏi Ủy ban Kiểm tra Trung ương để giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Một thời gian từ 2011 đến 2015, ông được phân công làm Bí thư Thái Bình, nhưng đầu năm 2015, ông được bầu bổ sung vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau đó làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Sau Đại hội Đảng 2016, ông trở thành Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ông Trần Thanh Mẫn, sinh năm 1962 ở tỉnh Hậu Giang, có bằng tiến sĩ kinh tế, từng là Bí thư thành ủy Thành phố Cần Thơ.

Ông được cử thay ông Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc hồi tháng 6/2017, sau khi ông Nhân được phân công làm Bí thư Thành ủy TPHCM.

Dự kiến, Hội nghị Trung ương 7 sẽ bế mạc vào ngày 12/5.

Chụp lại hình ảnh,

Hai ông Phạm Minh Chính và ông Lưu Vân Sơn tại Bắc Kinh hôm 12/12/2016.

1. Ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

2. Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thường trực Ban bí thư.

3. Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị.

4. Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

5. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

6. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương.

7. Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban kinh tế Trung ương

8. Ông Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

9. Ông Nguyễn Văn Nên, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

10. Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

11. Ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương.

12. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Video liên quan

Chủ Đề