Nguyễn hoàng hải vafi là ai

Thanh tra Bộ Tài chính vừa quyết định thanh tra hành chính tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM [HoSE] do nghẽn lệnh giao dịch trong suốt thời gian qua.

Chia sẻ với VTC News ngày 11/6, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam [VAFI] cho rằng quá trình thanh tra sẽ giúp xác định nguyên nhân và tình trạng nghẽn lệnh giao dịch, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để không bao giờ xảy ra tình trạng này nữa.

HoSE nhận nhiều chỉ trích vì tình trạng nghẽn lệnh khiến nhà đầu tư không thể đặt lệnh mua, lệnh bán.

Về các nội dung thanh tra, ông Hải cho rằng nên tập trung làm rõ vì sao đã qua 20 năm vận hành phần mềm giao dịch do Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan cung cấp, sàn HoSE vẫn không thể làm chủ công nghệ vận hành.

Phân tích sâu hơn, ông Hải cho rằng bản thân các sở giao dịch chứng khoán của Thái Lan hay Hàn Quốc không thể tự làm ra phần mềm giao dịch ban đầu mà phải mua công nghệ từ các công ty chuyên làm phần mềm. Nhưng sau đó họ nhanh chóng làm chủ công nghệ và còn có khả năng bán phần mềm cho các đối tác nhỏ khác như HoSE.

Thanh tra Bộ cũng cần nhắm vào dự án làm phần mềm giao dịch mới được cung cấp bởi Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Vì sao một dự án nhỏ, được khởi động từ năm 2012 nhưng đã 10 năm rồi vẫn chưa hoàn thành?

Đặc biệt, ông Hải cho rằng cần tập trung làm rõ tình trạng doanh thu, lợi nhuận giả, vốn điều lệ khống, thanh tra tình trạng thổi giá chứng khoán nhằm thu lợi bất chính cũng như “làm sạch” tình trạng cổ phiếu rác, mã thực chất không đủ tiêu chuẩn vẫn niêm yết tại sàn HoSE.

"Hiện có nhiều loại cổ phiếu rác, cổ phiếu kém chất lượng niêm yết tại sàn.

Bên cạnh đó, thời gian qua cũng xuất hiện tình trạng thao túng, làm giá cổ phiếu bằng nhiều thủ đoạn như lập hàng ngàn tài khoản để tạo cung cầu giả, làm giả báo cáo tài chính… để thực hiện hành vi bán giấy lấy tiền thực. Do đó, cần thiết phải mở chiến dịch làm trong sạch thị trường chứng khoán", ông Hải kiến nghị.

Ông Hải nói thêm: “Hầu như các nhà đầu tư giá trị tránh xa cổ phiếu rác này và chỉ có nhà đầu tư nhỏ lẻ không am hiểu chứng khoán bị dụ lao vào giao dịch. Từ đó, các chủ doanh nghiệp này có cơ hội bán giấy thu lợi hàng nghìn tỷ đồng."

Trong những phiên giao dịch gần đây, tình trạng bảng giá chứng khoán chậm và không chính xác gây khó khăn cho việc đặt lệnh. Nhiều nhà đầu tư bức xúc khi phải giao dịch trong trạng thái "năm ăn năm thua".  

Tháng 6 sẽ giải quyết được cảnh chứng khoán nghẽn lệnh

Chia sẻ với báo chí, ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc HoSE cho biết, hệ thống giao dịch HoSE quá tải từ cuối tháng 12/2020 do tốc độ tăng trưởng quá nhanh. Theo thống kê của Liên đoàn Các sở giao dịch chứng khoán thế giới [WFE], các thị trường chứng khoán tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng giao dịch khoảng gần 60% trong năm 2020.

Tại HoSE, giá trị giao dịch đầu năm 2020 chỉ ở khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 12/2020, giá trị giao dịch bình quân đạt 12,7 nghìn tỷ đồng. Thời điểm quá tải gây nghẽn lệnh đạt 15-16 nghìn tỷ đồng. Tháng 5/2021 vừa qua, giá trị giao dịch đạt mức 22,4 nghìn tỷ đồng, làm trầm trọng thêm mức độ quá tải, dẫn đến tình trạng hệ thống xử lý chậm, trễ. Mức độ tăng trưởng giao dịch trên HoSE lên tới hơn 400%.

Để giải quyết tình trạng quá tải, ông Trà cho biết, HoSE đã nâng lô giao dịch từ 10 lên 100, vận động doanh nghiệp niêm yết chuyển giao dịch ra HNX để giảm tải; phối hợp với FPT triển khai hệ thống giao dịch mới, dự kiến hoàn thành cuối tháng 6/2021 để giải quyết triệt để tình trạng quá tải. “Việc thay đổi hệ thống giao dịch để nâng cao năng lực là quá trình phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí đầu tư”, ông Trà nói.

Hòa Bình

Tác giả: Minh Hải [T/H]/ Sức Khỏe Cộng Đồng

Đây là quan điểm được ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VAFI đưa ra xoay quanh vụ việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty FLC bán chui cổ phiếu.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VAFI

Theo đó, trả lời trên báo Lao Động sáng 11/1, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VAFI nêu rõ ba điểm cần làm ngay lúc này.

Thứ nhất, phong tỏa ngay tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết.

Thứ hai, cơ quan quản lý buộc ông Quyết phải mua ngay lại toàn bộ 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà ông này đã bán trong phiên giao dịch hôm 10.1. Trường hợp ông Quyết không chấp hành, không tự đặt mua toàn bộ số cổ phiếu này, công ty chứng khoán nơi ông Quyết mở tài khoản sẽ phải thực hiện lệnh mua.

Thứ ba, toàn bộ số tiền chênh lệch mà ông Quyết thu được sau khi giao dịch số lượng cổ phiếu trên sẽ phải tịch thu để sung vào ngân sách nhà nước vì đây là số tiền thu lợi bất chính.

"Việc bán của ông Quyết là sai luật, Nhà nước cần thu hồi. Hành động của ông Quyết ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, cần phải xử phạt hành chính và xem xét xử phạt hình sự", ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết.

Được biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.

Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết 17h45 ngày 10/1 cơ quan này mới nhận được báo cáo đề ngày 10/1 của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM [HoSE] về việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC, bán 74,8 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp này nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch. Vì vậy, SSC đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.

Trước đó, thông tin ông Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu cổ phiếu FLC từ ngày 10/1 đến 17/1 nhưng tới tối 10/1 mới được công bố trên website của FLC và cũng không xuất hiện trên Cổng thông tin của Sở HoSE. Đến sáng 11/1, thông tin này đã biến mất trên website của FLC.

175 triệu cổ phiếu FLC dự kiến bán của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết tương đương 24,6% cổ phiếu ông đang nắm giữ tại doanh nghiệp này. Sau giao dịch, ông Quyết giảm sở hữu còn hơn 40 triệu cổ phiếu, tương đương 5,7% vốn điều lệ của FLC.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam [VAFI] cho biết, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam có văn bản 897/VAFI ngày 25/12/2017 gửi Bộ Tài Chính , Ủy ban chứng khoán nhà nước đề xuất giải pháp chấm dứt vĩnh viễn việc bán chui cổ phiếu nhưng bị Chủ tịch SSC từ chối mà không rõ lý do. Đến nay SSC hầu như không có giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng bán chui cổ phiếu. Tình trạng bán chui cổ phiếu ngày càng phát triển với đỉnh điểm là ngày 10/1/2022, Chủ tịch HĐQT FLC  không công bố thông tin khi bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC.

Tại văn bản đề xuất Giải pháp chấm dứt việc bán chui cổ phiếu, VAFI nhận định, trong những năm gần đây, đi cùng sự phát triển của thị trường chứng khoán thì tình trạng "bán chui" cổ phiếu [bán cổ phiếu mà không công bố thông tin] ngày càng phát triển tới mức công khai trắng trợn đe dọa sự ổn định của thị trường.

Thực tế có một số trường hợp bán chui cổ phiếu xảy ra ở những người liên quan đến người nội bộ với số lượng cổ phiếu nhỏ, chỉ một vài lệnh là xong giao dịch, những trường hợp này có thể là do sơ xuất vì chưa am hiểu pháp luật.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bán chui cổ phiếu diễn ra với những người am hiểu pháp luật, bán chui với số lượng lớn với giá trị hàng trăm tỷ đồng, với số lệnh lớn lên tới hàng nghìn lệnh thì không thể nói là do vô tình hay sơ xuất được mà phải nói là cố tình bán chui cổ phiếu để trục lợi trên lưng hàng trăm hàng nghìn nhà đầu tư chứng khoán.

Tại sao lại có tình trạng bán chui cổ phiếu?

Khi thành viên HĐQT, ban giám đốc, cổ đông lớn công bố bán cổ phiếu với số lượng lớn và giá trị lớn so với số cổ phần họ nắm giữ thì sẽ ảnh hưởng tới giá chứng khoán. Nguyên nhân là ảnh hưởng tới tâm lý đầu tư, giá giao dịch thường giảm, cầu giảm và việc bán cổ phiếu số lượng lớn phải diễn ra trong khoảng thời gian dài nếu muốn bán được giá, còn nếu bán trong thời gian ngắn thì giá giảm sâu và không thu được nhiều tiền.

Từ những bất lợi trên dẫn đến hiện trạng cố tình bán chui cổ phiếu để đem lại giá trị cao nhất cho người bán.

Như vậy hành vi cố tình bán chui cổ phiếu là hành vi lừa đảo nhà đầu tư. Lừa đảo ở đây là việc che giấu thị trường, che giấu các nhà đầu tư chứng khoán về hành vi lén lút của mình. Việc cố tình bán chui nhằm trục lợi các nhà đầu tư cùng tham gia giao dịch. VAFI nhấn mạnh hành vi này phải bị lên án và ngăn chặn và cũng phải phản ánh những hành động bao che, tiếp tay cho những kẻ cố tình bán chui cổ phiếu.

Tại văn bản này, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam dẫn ra hai trường hợp bán chui một lượng lớn cổ phiếu tại sàn HOSE. Thứ nhất, CTCP Xây dựng FLC Faros đã bán gần 13,7 triệu cổ phiếu AMD của CTCP Đầu tư và Khoáng sản AMD, tương đương 21,04% vốn cổ phần từ ngày 20/10/2017 đến ngày 24/10/2017 mà không báo cáo giao dịch.

Cũng trong khoảng thời gian trên, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC đã bán 57 triệu cổ phiếu FLC [tương đương 9% vốn điều lệ] mà không báo cáo.

Cả hai trường hợp trên đã đặt bán hàng nghìn lệnh cho hàng nghìn các nhà đầu tự nhỏ lẻ và diễn ra trong nhiều ngày nhưng thanh tra giám sát thị trường tại sàn HOSE không biết sớm để có biện pháp ngăn chặn.

VAFI cho rằng sàn HOSE được trang bị phần mềm hiện đại trị giá mấy trăm tỷ đồng nên không có lý do nào không sớm phát hiện ra những giao dịch của người nội bộ để có biện pháp ngăn chặn.

Ngoài ra, VAFI đặt câu hỏi, tình trạng bán chui cổ phiếu đã diễn ra trong nhiều năm nhưng tại sao Sở Giao dịch Chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không có giải pháp ngăn chặn vĩnh viễn tình trạng bán chui cổ phiếu?

VAFI đề xuất các giải pháp chấm dứt tình trạng bán cổ phiếu chui. Ảnh: St.

Chống bán chui cổ phiếu bằng cách nào?

Theo VAFI, tất cả đối tượng phải công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch, nếu không thì phải tạm khóa và không cho giao dịch, như vậy sẽ không còn xảy ra trường hợp bán chui, mua chui cổ phiếu nữa.

Khi các đối tượng trên cần mua hay bán chứng khoán, họ phải công bố thông tin theo quy định và khi nhận được thông báo này thì Sở giao dịch sẽ mở khóa và chỉ cho phép họ mua bán với số lượng đã đăng ký và trong khoảng thời gian đã đăng ký.

Áp dụng biện pháp kỹ thuật này không phải sửa đổi các Luật, Nghị định, Thông tư hiện hành.

Sau cùng VAFI muốn gửi thông điệp phải chấm dứt tình trạng mua chui, bán chui hay giao dịch chứng khoán không đúng thời hạn. "Nếu không giải quyết được vấn đề đơn giản này trong thời gian ngắn nhất thì những người có trách nhiệm nên nhường nghề cho người khác có năng lực hơn thực hiện".

Video liên quan

Chủ Đề