Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống

Nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng cong vẹo cột sống là nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên (chiếm đến 85% các ca mắc bệnh). Đa số các bé trong độ tuổi đến trường đều có nguy cơ bị vẹo cột sống do phải mang cặp sách nặng làm vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn tạo ra tư thế học tập sai.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Di truyền: Một số bệnh nhi bị cong vẹo, lệch cột sống từ lúc bẩm sinh.
  • Các yếu tố tác động khi người mẹ mang thai hoặc sự phát triển của thai nhi diễn ra quá nhanh, không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ cũng là nguyên nhân khiến cột sống của trẻ bị chèn ép, cong vẹo.
  • Các bệnh lý cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng khiến cột sống phát triển bất thường.
  • Do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch sang một bên hoặc mang cặp nặng khi đi học, bàn ghế có kích thước không phù hợp cũng là những lý do của vẹo cột sống ở trẻ em.
  • Nhiều trường hợp trẻ em bị chứng vẹo cột sống xuất phát do người lớn cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.

Triệu chứng vẹo cột sống

Những triệu chứng lâm sàng có thể nhận viết được đối với bệnh vẹo cột sống như sau:

  • Quan sát phần bả vai: Hai bên bả vai có sự chênh lệch rõ rệt: độ lệch vẹo của xương sống và đoạn vẹo nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó sẽ thấp hơn.
  • Quan sát phần hông: Có sự chênh lệch bên thấp bên cao, thấy những lằn xương sườn hằn ra ngoài da ở một bên.
  • Quan sát tổng thể lưng từ phía sau: Vẹo cột sống thắt lưng khiến cột sống không theo đường thẳng mà có những đoạn cong bất thường, các đốt sống gồ cao lê, xoáy vặn nhiều kiểu, hai đường hõm vào bên của eo cũng có thể khác nhau.
  • Cơ thể mất cân đối: Nếu lệch vẹo xương sườn nặng thì cơ thể bị nghiêng hẳn về một bên.
  • Vẹo cột sống cổ có thể làm cố bị kéo lệch về một bên

Những tác hại khôn lường do bệnh lý này gây ra

Vẹo cột sống gây ra rất nhiều hệ quả khôn lường cho người bệnh như:

Tổn thương phổi và tim

Trong trường hợp cong vẹo cột sống nghiêm trọng, khung xương sườn có thể đè lên phổi và tim. Lúc này, nếu lồng ngực ép vào phổi, người bệnh có thể thấy khó thở hơn bình thường. Trong khi đó, nếu lồng ngực ép vào tim sẽ cản trở việc bơm máu. Do đó, suy tim và các vấn đề về phổi (ví dụ như viêm phổi) là những biến chứng nghiêm trọng phổ biến của chứng vẹo cột sống.

Tự ti

Khi cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây ra những thay đổi dễ nhận biết như vai không đồng đều, xương sườn nổi rõ, thắt lưng và thân mình bị lệch sang một bên. Vì thế, những người bị cong vẹo cột sống, đặc biệt là những người trẻ tuổi thường rất tự ti về ngoại hình của mình.

Dễ bị đau lưng khi lớn tuổi

Những người bị cong vẹo cột sống khi còn nhỏ có nhiều khả năng bị đau lưng mãn tính khi lớn tuổi. Điều này gây ra rất nhiều vấn đề khó chịu và ảnh hưởng không ít đến chất lượng sống của người bệnh.

Khám và điều trị vẹo cột sống tại SCC

Tại Phòng khám Xương Khớp SCC, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá mức độ mất đường cong sinh lý thông qua lâm sàng và cận lâm sàng cũng như các ảnh hưởng mà mất đường cong sinh lý mang lại cho người bệnh.

SCC đưa ra tổ hợp các giải pháp tác động toàn diện lên hệ thống cơ, dây chằng, cột sống từ đó lấy lại đường cong sinh lý. Các phương pháp bao gồm:

  • Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống giúp điều chỉnh các sai lệch, lấy lại cấu trúc cột sống.
  • SCCMT (Phương pháp độc quyền chỉ có tại SCC): Giúp cân bằng lại cấu trúc cơ, điều chỉnh sai lệch đốt sống, tăng cường sức mạnh bên cơ yếu, giúp giảm đau, tăng chuyển động, tăng độ đàn hồi, cho phép các cơ giãn và trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng:: Với các bài tập chuyên biệt được thiết kế và hướng dẫn trực tiếp bởi bác sĩ và sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại như máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS… giúp gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động.

Chú ý: Tùy theo từng tình trạng cụ thể và giai đoạn chữa bác sĩ sẽ chỉ định để làm sao đạt hiệu quả cao nhất và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.

Tại sao bạn nên điều trị vẹo cột sống tại SCC

  • SCC là Địa chỉ “vàng” thăm khám và điều trị bệnh cơ xương khớp, thần kinh cột sống. Phòng khám là một trong những đơn vị đi đầų trong Iĩnh vực chăm sóc và điểu trị bệnh với hơn 1O năm thành lập và phát triển.
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm làm việc tại nươc ngoài và Việt Nam, tận tâm, chuyên môn giỏi, được Bộ Y Tế cấp phép;
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đầu bảng hiện nay;
  • Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao, phục hồi tự nhiên;
  • Dịch vụ y tế tận tâm, chuyên nghiệp.
  • Chi phí hợp lý. Tiết kiệm thời gian
  • CÓ SO SÁNH TRƯỚC SAU VÀ CAM KẾT VỀ HIỆU QUẢ

Một số kết quả sau điều trị:

Skip to content

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Đâu là nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của bệnh thế nào và cách điều trị hiệu quả để không ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của bạn sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống
Vẹo cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Vẹo cột sống là một tình trạng y tế trong đó cột sống của một người bị cong sang một bên. Đường cong thường là có hình chữ “S” hoặc “C” trên không gian ba chiều. Có một số người đường cong đó là bẩm sinh nhưng có nhiều trường hợp cột sống cong theo thời gian. Vẹo cột sống nhẹ thường không gây ảnh hưởng gì nhưng nếu nghiêm trọng có thể cản trở đến hô hấp.

  • Vẹo cột sống bẩm sinh: Tình trạng vẹo cột sống có thể do nguyên nhân bẩm sinh, tức là cột sống đã phát triển không đầy đủ do các đốt sống không hình thành đầy đủ khi thai nhi ở trong bụng mẹ.
  • Vẹo cột sống khởi phát sớm: Trường hợp xuất hiện đường cong trước tuổi dậy thì được gọi là vẹo cột sống khởi phát sớm. Và thông thường với những trường hợp vẹo cột sống khởi phát sớm thường không tìm ra nguyên nhân cụ thể.
  • Vẹo cột sống tự phát: Vẹo cột sống tự phát là sự thay đổi hình dáng cột sống trong quá trình tăng trưởng của trẻ, cột sống cong sang một bên hoặc xoắn cùng một lúc. Tình trạng này có thể kéo lồng ngực ra khỏi vị trí, gây ra bướu ở một bên xương sườn.
  • Vẹo cột sống ở người lớn: Theo thời gian cột sống có thể thoái hóa theo tuổi tác, các khớp xương và đĩa đệm có thể bị thoái hóa và cột sống vì thế mà bị cong vẹo.
  • Vẹo cột sống thần kinh cơ: Vẹo cột sống thần kinh cơ do thần kinh hoặc cơ bắp bị tổn thương. Não hoặc dây thần kinh do bệnh hoặc chấn thương từ đó gây ảnh hưởng đến các con đường thần kinh cơ bắp của cơ thể từ não xuống tủy sống.

Nếu bố hoặc mẹ bị vẹo cột sống thì bạn cũng có thể bị vẹo cột sống.

  • Vẹo cột sống còn có thể do khi còn ở trong bụng mẹ, bào thai phát triển nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể mẹ khiến bào thai bị chèn ép gây vẹo xương cột sống.
  • Hoặc trong thời gian mang thai, người mẹ tiếp xúc với hóa chất, ăn thực phẩm gây dị tật cho thai nhi.
  • Hoặc nếu tử cung của người mẹ hẹp nên khi sinh làm chèn ép cột sống của em bé.

Trẻ em ở tuổi đi học nếu bị vẹo cột sống thì có thể do mang cặp quá nặng, tư thế ngồi học sai nên khiến cột sống bị vẹo.

Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở người trưởng thành có thể do nguyên nhân vô căn và do thoái hóa.

  • Nguyên nhân vô căn gây vẹo cột sống ở người trưởng thành có thể là do đã có bệnh từ thời bé và tiếp diễn ở tuổi trưởng thành.
  • Thoái hóa cũng là nguyên nhân gây vẹo cột sống do cột sống, đĩa đệm, viêm khớp, sụp lún các đốt sống. Bạn sẽ thay đổi dáng ngồi, dáng ngồi khi bị đau, lâu ngày ảnh hưởng đến cấu trúc và khớp ban đầu dẫn đến vẹo cột sống.
Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở người trưởng thành

Vẹo cột sống thường không gây đau và khó chịu cho bạn nên các dấu hiệu thường không rõ ràng cho đến khi được bác sĩ khám. Tuy nhiên bạn có thể căn cứ vào một số triệu chứng dưới đây:

  • Gai đốt sống không thẳng hàng
  • Hai vai cao thấp không đều, bên cao bên thấp
  • Xương bả vai nhô ra bất thường, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau.
  • Vùng eo hai bên giữa cánh tay và thân người có độ rộng hẹp không giống nhau.
  • Xương sườn lồi lên, thắt lưng mất cân đối.
  • Gù, lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả về trước hoặc ưỡn, bụng xệ, thân trên ngả ra sau.
  • Cơ thể mất cân đối vì khi lệch vẹo xương sườn nặng thì cơ thể bị nghiêng hẳn về một bên
  • Hình ảnh cột sống cong rõ ràng.

Vẹo cột sống sẽ gây ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn làm cơ thể mất cân đối, rối loạn tư thế, dị dạng cơ thể, hạn chế hoạt động khiến bạn mất tự tin, mặc cảm về hình dáng của mình.

Với những trường hợp cong vẹo cột sống nặng sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể như xẹp xương sườn khiến ngực bị lép, xẹp phổi làm giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở có thể dẫn đến suy tim, phù nề. Khung xương chậu biến dạng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Vẹo cột sống nếu không can thiệp và điều trị sớm sẽ trở thành dị tật cột sống, điều trị sẽ lâu hơn, khó khăn hơn và tốn nhiều chi phí hơn.

Thông thường để chẩn đoán cong vẹo cột sống bác sĩ sẽ tiến hành các bước để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh:

  • Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cúi cong người về phía trước, các bất thường ở cột sống sẽ được phát hiện tốt nhất khi bạn đang ở trong vị trí này.
  • Cách này sẽ giúp xác định mức độ vẹo, độ mềm dẻo của cột sống và các triệu chứng của bệnh.
  • Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp X – quang nhờ đó sẽ biết được các đốt sống bất thường và mức độ nghiêm trọng đường cong.
  • Chụp cộng hưởng từ sẽ giúp đánh giá các mô mềm như đĩa đệm, tủy sống, thần kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về cột sống, hiển thị kích thước, hình dạng và vị trí của các đốt sống.
Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống
Quy trình chẩn đoán cong vẹo cột sống

Dùng thuốc giảm đau là cách giúp giảm tình trạng đau đớn do cong vẹo cột sống gây ra. Có những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn nhưng cũng có những loại thuốc cần được kê đơn bởi các chuyên gia, bác sĩ. Do đó bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Tập thể dục không chỉ giúp bạn có cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn giúp giảm các cơn đau do ống sống bị chèn ép gây nên. Bạn nên chọn bài tập, động tác tập phù hợp và bạn yêu thích. Với những người bị hạn chế thể lực thì có thể luyện tập cùng kỹ thuật viên, họ sẽ hỗ trợ bạn luyện tập.

Cột sống bị vẹo có thể kích thích hoặc gây áp lực lên các dây thần kinh trong và xung quanh cột sống nên làm bạn bị đau, tê và cảm giác ngứa ran từ vùng lưng dưới lan xuống bàn chân. Trong những trường hợp này, việc tiêm steroid và gây tê cục bộ trực tiếp vào lưng có thể giúp ích trong việc giảm đau. Tác dụng của thuốc sẽ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng nên chỉ là giải pháp tình thế không thể điều trị khỏi hẳn được.

Nẹp cột sống sẽ giúp ổn định cấu trúc ống sống và giúp giảm đau cho bạn. Biện pháp này khá an toàn vì không hề xâm lấn và được đánh giá là phương pháp khá hiệu quả dành cho người bệnh không đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật.

Trong điều trị cong vẹo cột sống, vật lý trị liệu kết hợp với trị liệu thần kinh cột sống mang đến kết quả tốt sẽ giúp bạn kéo giãn và giảm đau hiệu quả. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo kỹ thuật tập đúng và hiệu quả tối đa.

Khi các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả thì phương pháp phẫu thuật mổ vẹo cột sống có thể được chỉ định. Thường các trường hợp bệnh nghiêm trọng, độ cong vẹo ngày càng nặng, các dây thần kinh cột sống bị chèn ép, bạn thường xuyên đau dữ dội, thuốc giảm đau không hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định.

Để điều trị tốt nhất bệnh vẹo cột sống bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng cong vẹo của cột sống, bạn nên bổ sung các dưỡng chất cần cho cơ thể và giúp việc điều trị được nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài cung cấp dưỡng chất như canxi, vitamin D, vitamin K, Chondroitin… từ thực phẩm ăn hàng ngày thì bạn cũng có thể bổ sung thêm từ nguồn khác cũng an toàn và tăng hiệu quả hấp thu tối đa, đó là từ viên uống có chứa canxi nano, vitamin D3 và MK7 và các dưỡng chất tốt cho xương như Mangan, Magie, Silic, Sắt… Để điều trị vẹo cột sống không chỉ cần dưỡng chất tốt cho xương khớp, mà còn cần cả dưỡng chất để giúp giảm đau, cải thiện tình trạng chèn ép dây thần kinh nếu có từ viên uống có Ginkgo Biloba, Chondroitin, tiền vitamin B1… viên uống sẽ giúp giảm đau dây thần kinh, đau do thoái hóa xương khớp hiệu quả.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email :

Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống

Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống

Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống

Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống