Nguyên nhân gây đục huyết tương sau khi ăn

Nguyên nhân làm cho huyết tương hoặc huyết thanh xuất hiện đục hoặc ‘sữa’.

Lipid máu cao là sự gia tăng nồng độ lipoprotein giàu chất béo trong máu dẫn đến sự xuất hiện đục của huyết thanh hoặc huyết tương. Vì lipoprotein có kích thước khác nhau, không phải tất cả đóng góp đều nhau vào độ đục. Các hạt lớn nhất, chylomicron có % lớn nhất gây ra độ đục của mẫu. Nguyên nhân thường gặp gây sai số trước xét nghiệm.

Nguyên nhân gây đục huyết tương sau khi ăn

Cơ chế ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

  1. Các hiệu ứng tán xạ ánh sáng có thể làm tăng độ hấp thụ trong các phản ứng đo quang.
  2. Hiệu ứng dịch chuyển khối lượng làm giảm đáng kể giá trị của một số chất phân tích đặc biệt là chất điện giải; Na +, K +.
  3. Tán huyết hồng cầu có khả năng xảy ra cao khi có lipid máu.
  4. Không đồng nhất của mẫu.
  5. Rối loạn vật lý và hóa học.

Hiện tượng đục của huyết thanh hay huyết tương ảnh hưởng đến hầu hết các xét nghiệm đo quang tùy vào mức độ đục. Dưới đây là một số xét nghiệm sinh hóa phổ biến bị ảnh hưởng bởi mẫu Lipid cao. 

TăngGiảm
Axit mật Natri (Na + )
Bilirubin trực tiếp Kali (K + )
TIBC Clorua (Cl – )
Magiê (Mg ++ ) Bicarbonate (HCO 3 – )
Lactate Dehydrogenase (LDH)

Lưu ý: Khi lượng lipid quá cao gây đục ngay cả khi nhân viên xét nghiệm đã pha loãng mẫu nhiều lần điều đó dẫn đến không đảm bảo quá trình đo phân tích mẫu, vượt ngưỡng đo của thiết bị. Nhân viên xét nghiệm sẽ trao đổi với bệnh nhân và bác sĩ điều trị để đưa ra khuyến cáo tốt nhất với bệnh nhân. Yêu cầu bệnh nhân thực hiện chế độ ăn uống bình thường 3 ngày không dùng thực phẩm chứa lipid cao và kiêng chất kích thích sau đó xét nghiệm lại.

Tham khảo: Rama Rao Kadiyam – LaboratoryInfo

  • Sức khỏe
  • Tin tức

Thứ hai, 20/3/2006, 15:21 (GMT+7)

"Tôi 56 tuổi, bị bệnh rối loạn mỡ máu, gần đây đi xét nghiệm máu, kết quả ghi huyết thanh đục. Trong huyết thanh có gì mà bị đục và có nguy hiểm không?".

Trả lời:

Khi máu đông, cục máu co nhỏ lại, tiết ra thứ chất lỏng rất trong, màu hơi vàng, đó là huyết thanh. Mỡ trong máu có dưới hai dạng chính là cholesterol và triglycerid. Triglycerid có trị số bình thường dưới 160 mg%, nếu trên 200 mg% sẽ không tốt, gây hại cho sức khỏe. Triglycerid là một chất béo trung hòa có hai nguồn gốc: ngoại sinh do tái hấp thu mỡ thức ăn ở ruột, và nội sinh do tổng hợp ở gan.

Khi bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, xét nghiệm máu nếu thấy huyết thanh bị đục, thậm chí đục như sữa chủ yếu là do tăng triglycerid máu nguyên phát. Mức tăng có thể tới 40-50 lần so với bình thường. Những người béo phì, dùng quá nhiều các đường đơn và mỡ, uống rượu nhiều, không hoạt động và kháng insulin thường gắn với sự tăng triglycerid máu.

Triglycerid thường tham gia trong thành phần của các lipoprotein và là một trong các yếu tố khi tăng sẽ gây rối loạn lipid - protein, là loại rối loạn mỡ máu thường gặp. Bệnh thường tiến triển thầm lặng trong nhiều năm cho tới khi có biến chứng: xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy xuất huyết, bệnh tiểu đường. Khi tăng triglycerid đồng hành với các rối loạn cholesterol máu: tăng cholesterol xấu (LDL-c), giảm cholesterol tốt (HDL-c) thì bệnh tiến triển xấu, dễ tạo ra các mảng xơ vữa trong động mạch hơn khi tăng triglycerid đơn thuần.
Khi lấy máu xét nghiệm, phải lấy buổi sáng, khi chưa ăn gì. Trước khi xét nghiệm, nếu bệnh nhân ăn nhiều chất béo nguồn gốc động vật, huyết thanh có thể trở nên đục.

Ông nên đi xét nghiệm lại, trước khi xét nghiệm cần tránh ăn nhiều chất béo một thời gian để kết quả xét nghiệm được chính xác.

BS. Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống

  • Sức khỏe
  • Tin tức

Chủ nhật, 18/10/2020, 08:59 (GMT+7)

Quảng BìnhBệnh nhân nam 62 tuổi, khó thở, xét nghiệm phát hiện mỡ máu cao hơn 50 lần so bình thường, huyết tương đục trắng như sữa.

Bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới ngày 14/10 trong tình trạng đau tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim. Chỉ số tryglyceride 98,3 mmol/ l, trong khi mức bình thường là 1,7 mmol/l.

Các bác sĩ xác định huyết tương của bệnh nhân trắng đục như sữa là do mỡ máu tăng quá cao. Huyết tương là một thành phần trong máu, thông thường là chất dịch trong.

Các bác sĩ đã lọc máu, thay huyết tương cho bệnh nhân, chỉ số tryglyceride giảm xuống còn 25 mmol/l. Bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi.

Huyết tương của bệnh nhân trắng đục như sữa. Ảnh: Long Nhật.

Huyết tương của bệnh nhân màu trắng đục như sữa. Ảnh: Long Nhật.

Triglyceride là một dạng chất béo mà con người tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa thức ăn, triglyceride được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.

Chỉ số triglyceride trong máu cao làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhất là những người có nồng độ HDL-cholesterol (cholesterol tốt) thấp hay đang đái tháo đường type 2.

Chất béo tích tụ lâu ngày trong các thành mạch gây tắc hẹp động mạch vành, đau tim, đột quỵ não. Chỉ số triglyceride cao, thường xuyên ở mức trên 2 mmol/l, người bệnh có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu.

Để bảo vệ sức khỏe cần duy trì chỉ số triglycerides thấp hoặc ở ngưỡng bình thường, bằng cách tập thể dục thường xuyên, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo như đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, mỡ động vật... Người bệnh tiểu đường, cao huyết áp cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Long Nhật