Nguyên nhân gây ra nước ngàm bauxit ở tân rai

Ngày 10-4, ông Phan Bá Thường - Tổ trưởng tổ dân phố 21, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng - cho biết ngày 11-4, ông cùng 30 hộ dân ở tổ này sẽ tiếp tục đến UBND thị trấn Lộc Thắng kêu cứu vì không thống nhất với kết quả quan trắc môi trường nhà máy sản xuất alumin Tân Rai (bauxite Tân Rai) vừa được công bố.

Không tin

Trước đó, chiều 5-4, Trung tâm Quan trắc môi trường của Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) và Công ty Nhôm Lâm Đồng (đơn vị vận hành dự án bauxite Tân Rai, huyện Bảo Lâm) công bố kết quả quan trắc môi trường xung quanh tổ hợp nhà máy này. Đây là kết quả đợt quan trắc thực hiện từ ngày 10 đến 13-1 theo ý kiến của người dân sống xung quanh nhà máy.

Theo kết luận, tất cả thông số chất lượng môi trường nước thải khu vực cống xả số 3 tại thời điểm quan trắc đều đạt theo giấy phép được Bộ TN-MT cấp năm 2015. Chất lượng môi trường nước mặt tại 2 vị trí quan trắc ở khoang số 4 hồ bùn đỏ và suối chảy qua đập tràn có chất lượng khá tốt, các nguồn gây ô nhiễm nước mặt không đáng kể.

Nguyên nhân gây ra nước ngàm bauxit ở tân rai

Các hồ bùn đỏ của Nhà máy Bauxite Tân Rai chỉ cách khu dân cư 30 m, đang gây lo lắng cho người dân

Chất lượng môi trường nước dưới đất ở vị trí quan trắc thứ nhất (tại hộ ông Nguyễn Viết Động, tổ dân phố 21) tốt, hầu hết các thông số đạt chuẩn, ngoại trừ coliform (vi sinh có hại) vượt nhẹ so với tiêu chuẩn. Vị trí quan trắc số 2 tại hồ bùn đỏ có chất lượng xấu hơn, nước có mùi tanh hôi, có hiện tượng thành giếng bị vỡ (do làm bằng thép, lâu ngày bị ôxy hóa) và bị lôi cuốn bùn đất gây ô nhiễm. Thông số Fe (sắt) vượt tiêu chuẩn 2,5 lần.

Chất lượng môi trường về tiếng ồn được kết luận đạt chuẩn, chỉ một số thời điểm vượt nhẹ. Nhìn chung tại thời điểm quan trắc, môi trường không khí xung quanh 3 vị trí lấy mẫu có chất lượng khá tốt, hầu hết các thông số ô nhiễm không khí như bụi, mùi hóa chất nói chung đều đạt giới hạn quy định.

Tuy nhiên, người dân không tin vào kết quả này. “Tôi không thể tin. Cá chết, cây trồng chết, bầu trời có hôm trắng muốt cả khu vực như bụi vôi đóng từng lớp dày trên lá cây cà phê, trà và mái nhà… Chưa kể mùi hôi thối từ 2 hồ bùn đỏ số 2, số 3 bốc ra thường xuyên. Gia đình tôi phải gửi 2 cháu nhỏ ở TP Bảo Lộc do bệnh tật liên miên” - bà Nguyễn Thị Kim (59 tuổi, ngụ tổ dân phố 21) bức xúc.

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Người Lao Động trong ngày 10-4 tại các tổ dân phố 20, 21, 23… thị trấn Lộc Thắng, hầu như nhà nào cũng đóng cửa, mọi sinh hoạt được chuyển ra sau nhà bởi tiếng ồn, khói bụi và mùi hôi.

Ông Hoàng Viết Diếm (ngụ tổ dân phố 21) cho biết: “Nhiều lần chúng tôi phản ánh lên các cấp chính quyền nhưng chưa được trả lời thỏa đáng”.

Khẩn thiết yêu cầu di dời

Bà Trần Trung Hiền, Ban Mặt trận tổ dân phố 21, phản ánh: “Năm 2006, lãnh đạo Công ty Nhôm Lâm Đồng và Trung tâm Phát triển quỹ đất có phổ biến cho nhân dân là sẽ bồi thường và di dời dân khu vực ảnh hưởng ra xa với bán kính 2 km. Nay nhà máy đã hoạt động nhiều năm nhưng họ chưa thực hiện. Hiện nay, gần 30 hộ dân sống chỉ cách các hồ chứa chất thải nguy hại chưa đầy 30 m. Hằng ngày hít thở trực tiếp đủ các mùi hôi, khói bụi mà nhà máy thải ra dẫn đến cay mắt, nóng rát mũi, đau đầu, buồn nôn và rất khó thở”.

Ông Thường cho rằng nếu việc kêu cứu của người dân không được chính quyền can thiệp thì phải nhờ đến Bộ TN-MT. Cũng theo ông Thường, quy định về tiêu chuẩn xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại có khoảng cách từ 500-3.000 m so với khu dân cư. Tuy nhiên, hàng chục người dân của tổ này đang sống chỉ cách các hồ chứa bùn đỏ của nhà máy chưa tới 30 m.

“Bằng mọi giá phải di dời dân ra khỏi khu vực này để bảo đảm an toàn sức khỏe cho họ. Công ty Nhôm Lâm Đồng cần sớm khắc phục mùi hôi tại các hồ bùn đỏ” - ông Thường bày tỏ quan điểm.

Ông Lương Văn Ngự, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng, cho biết đã nắm được thông tin nhưng vụ việc đang trong quá trình phối hợp với Tổng cục Môi trường xử lý.

Vẫn trong ngưỡng cho phép

Ông Vũ Minh Thành, Tổng Giám đốc Công ty Nhôm Lâm Đồng, thừa nhận qua hoạt động sản xuất của công ty ít nhiều có tác động đến môi trường và người dân nhưng vẫn trong ngưỡng cho phép. “Chúng tôi đang trong quá trình cải tiến công nghệ sản xuất, trước mắt mở rộng diện tích cây xanh ngay tại khu vực sản xuất nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường” - ông Thành nói.

- Quặng bauxit mỏ Tây Tân Rai – Lâm Đồng nói riêng và các mỏ thuộc vùng Tây nguyên của Việt Nam nói chung là loại quặng bauxit có nguồn gốc phong hóa từ các loại đá bazan, quặng thường có màu nâu sẫm, nâu đỏ, hoặc xám, xám phớt vàng. Về cấu tạo quặng có các loại từ bở rời đến kết tảng và chủ yếu là quặng bở rời.

- Lớp quặng được phân bố nằm sát trên bề mặt địa hình nên phương pháp khai thác quặng bauxite là phương pháp khai thác lộ thiên. Bên trên lớp quặng bauxit là lớp đất màu hữu cơ có chiều dày trung bình từ 0,5~2m. Chiều dày lớp quặng bauxit trung bình từ 2~8m. Chiều dày thân quặng bauxit thay đổi theo địa hình, phía đỉnh đồi có chiều dày lớn và giảm dần xuống theo địa hình sườn đồi. Bên dưới lớp quặng là lớp đất trụ (sét litoma).

Cấu trúc thân quặng bauxite đặc trưng

Nguyên nhân gây ra nước ngàm bauxit ở tân rai

- Thiết bị khai thác quặng bauxite được đồng bộ bao gồm:

+ Máy xúc thủy lực gầu ngược để xúc đất phủ, xúc quặng;

+ Phương tiện vận tải: Xe ô tô tự đổ để vận chuyển đất phủ đi hoàn thổ, vận chuyển quặng nguyên khai về cấp cho nhà máy tuyển;

+ Máy gạt: Gạt gom đất phủ, gạt gom quặng;

- Quy trình khai thác quặng bauxite (Gồm 4 bước).

Bước 1: Phát quang bề mặt:

+ Đối với loại cây nhỏ (D<0,3m), tiến hành phát quang, dùng máy gạt gom cây thành đống để tạo mặt bằng trước khi thi công bóc phủ, khai thác;

+ Đối với loại cây có đường kính ≥0,3m, tiến hành cưa cây, cậy gốc cây to và gom dọn mặt bằng thi công trước khi bóc phủ, khai thác.

Nguyên nhân gây ra nước ngàm bauxit ở tân rai

Bước 2: Bóc lớp đất phủ.

Nhằm tránh làm nghèo, thất thoát tài nguyên trong khai thác quặng bauxite, công tác bóc đất phủ được chia thành 02 trường hợp:

+ Đối với chiều dày lớp đất phủ <0,5m: Dùng máy gạt để gạt gom đất phủ lại thành đống, sau đó dùng máy xúc thủy lực gầu ngược xúc lên xe ô tô vận chuyển đi hoàn thổ.

+ Đối với chiều dày lớp đất phủ ≥0,5m: Dùng máy xúc thủy lực gầu ngược xúc đất phủ trực tiếp đổ lên xe ô tô vận chuyển đi hoàn thổ và để lại lớp đất phủ dày khoảng 0,3m tiếp giáp với lớp quặng, sau đó dùng máy gạt, gạt gom lại thành đống, xúc đất phủ đi đổ hoàn thổ.

Bước 3: Khai thác quặng.

Thời tiết khu vực Tây Nguyên phân thành 2 mùa mưa, nắng rõ rệt nên quy trình khai thác được phân theo 2 mùa mưa và mùa nắng.

+ Đối với mùa nắng: Máy xúc đứng trên lớp vách quặng để xúc quặng đổ lên xe ô tô vận tải đứng trên lớp đất trụ. Mùa nắng nên xe vận tải chạy được trên lớp đất trụ và máy xúc không phải quay gầu để đổ quặng lên ô tô.

+ Đối với mùa mưa: Máy xúc đứng trên lớp vách quặng để xúc quặng, quay gầu và đổ lên xe ô tô vận tải cùng đứng trên vách quặng. Do mùa mưa, xe chạy trên lớp trụ sẽ bị trơn trượt nên phải chạy trên vách quặng, máy xúc phải quay gầu để đổ quặng lên ô tô.

Bước 4: Hoàn thổ

Đất bóc phủ được ô tô vận chuyển đi đổ hoàn thổ tại các khu vực đã khai thác xong và được máy gạt gạt phẳng với chiều dày lớp hoàn thổ >0,5m (trung bình từ 1-2m). Lớp đất phủ được quy hoạch hệ thống thoát nước và tổ chức trồng cây cải tạo phục hồi môi trường theo quy định.

Nguyên nhân gây ra nước ngàm bauxit ở tân rai
Quặng bauxit mỏ Tây Tân Rai – Lâm Đồng có nguồn gốc phong hóa từ các loại đá bazan, màu nâu sẫm, nâu đỏ, hoặc xám, xám phớt vàng.

2. Tác động của việc khai thác bauxite đến môi trường

a) Tác động của việc khai thác bauxite đến địa hình tự nhiên

- Khu vực mỏ thuộc vùng Tây Nguyên có địa hình đồi núi, hình thái lớp quặng nằm theo lớp, lớp quặng có chiều dầy tập trung trên đỉnh đồi, mỏng dần xuống phần sườn đồi. Việc khai thác quặng sẽ lấy đi lớp quặng, đồng thời bùn thải quặng đuôi sau tuyển sẽ được đổ thải tại các hồ chứa được xây dựng tại khu vực vùng trũng, thung lũng trong khu mỏ.

- Như vậy sau quá trình khai thác và tuyển quặng bauxite sẽ tác động làm cho địa hình khu vực mỏ trở nên bằng phẳng hơn trước.

b) Tác động của việc khai thác bauxite đến thổ nhưỡng

- Cấu trúc khu vực quặng bauxite từ trên xuống bao gồm: Lớp đất phủ hữu cơ bên trên, bên dưới là lớp quặng bauxite có độ rỗng, xốp hoặc tảng kết cứng không giữ được nước, thành phần vật chất chính trong quặng bauxite gồm các khoáng vật Al2O3 khoảng 40%, Fe2O3 khoảng 27%, SiO2 khoảng 7%,… Các thành phần này không có giá trị dinh dưỡng cho cây trồng phát triển. Bên dưới cùng là lớp đất sét litoma có khả năng giữ nước, giữ ẩm cho đất và cây trồng.

- Như vậy, sau khi trải qua quá trình khai thác xong lớp quặng bauxite sẽ không làm nghèo thổ nhưỡng, mà đất phủ được xúc lên sau đó hoàn thổ sẽ tơi xốp hơn, lớp đất phủ nằm trên lớp đất trụ sét litoma nên đất được giữ ẩm, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

c) Tác động của việc khai thác bauxite đến hệ thống hạ tầng

- Trước khi khai thác thì hệ thống hạ tầng không được quy hoạch hệ thống hồ, chỉ có suối và hồ tự nhiên; Không có hệ thống đường giao thông mà chỉ có đường mòn.

- Sau khi mỏ được triển khai tiến hành khai thác quặng thì hệ thống hạ tầng sẽ được bổ sung như hồ chứa nước (Hồ Cai Bảng), các vùng trũng thấp sẽ được quy hoạch thi công các hồ chứa bùn thải quặng đuôi phục vụ tuyển quặng, sản xuất alumin và cung cấp nước thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân. Trong khu mỏ được quy hoạch hệ thống đường giao thông vận chuyển quặng, đường dân sinh bài bản.

- Như vậy, sau quá trình khai thác thì hạ tầng khu vực khai thác sẽ được bổ sung hồ chứa và hệ thống đường giao thông, thuận tiện hơn cho công tác thủy lợi và vận chuyển.

Đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích đã khai thác khoảng 300ha, diện tích đã hoàn thổ khoảng 120 ha (không hoàn thổ các khu vực lòng hồ), diện tích đã trồng cây khoảng 60ha, cây trồng là cây keo, trồng xen cây thông.

3. Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình “Nhà máy công viên” tại Nhà máy Alumin Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng

* Xây dựng tiêu chí: Công ty nhôm Lâm Đồng đã xây dựng và hình thành những giá trị cốt lõi để phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường, trong đó tiêu chí xây dựng mô hình “Nhà máy công viên” là Xanh, sạch và ngăn nắp.

* Thực hiện tiêu chí:

Xanh: Công ty đã tổ chức quy hoạch tổng thể các khu vực trồng cây, lựa chọn các loại cây phù hợp với từng khu vực như cây Keo, cây Long Não, cây Thông, cây Bàng, … ngoài ra vào ngày 19/5/2019, Công ty đã tổ chức Lễ trồng 1.400 cây Hoa Giấy để kỷ niệm 129 năm ngày sinh Bác Hồ. Công ty cũng bố trí thêm các khuôn viên, tiểu cảnh và các vườn cây ăn trái để tạo điểm nhấn cho từng khu vực. Việc trồng cây được thực hiện với tâm thế tốt, từ việc đào hố, bón phân, lấp đất, … đều được chăm chút, thực hiện đúng kỹ thuật, sau đó Công ty tiếp tục đầu tư cho việc chăm sóc cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Sạch và ngăn nắp: Công ty đã triển khai áp dụng Tiêu chuẩn 5S trong toàn Công ty nhằm tạo môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng và an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Các lợi ích mang lại:

Lợi ích về môi trường: Khi mặt bằng nhà máy được trồng nhiều cây xanh, vườn hoa, môi trường sẽ trong lành và thân thiện do cây xanh chắn bụi, tạo bóng mát cho khuôn viên, hấp thụ khí độc, làm giàu oxy và nâng cao độ ẩm không khí. Ngoài ra, cây xanh còn giúp chống sói lở, ngăn chặn bùn đất trôi xuống đường gây mất vệ sinh công nghiệp.Lợi ích về an toàn, vệ sinh công nghiệp: Việc áp dụng Tiêu chuẩn 5S cùng với việc trồng nhiều cây xanh đã tạo nên môi trường làm việc thông thoáng, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp đã giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn, đảm bảo sức khỏe của người lao động cũng như nâng cao chất lượng công tác VSCN.

Lợi ích về sản xuất: Sau khi áp dụng 5S và đầu tư cải tiến công nghệ đã giảm được các công đoạn thừa, thao tác thừa làm tăng năng suất lao động; hệ thống thiết bị được chăm sóc tốt, làm tăng tuổi thọ từ đó đảm bảo duy trì sản xuất ổn định.

Về cảnh quan: Việc quy hoạch mặt bằng tổng thể khoa học cùng với các mảng cây xanh và các vườn hoa, tiểu cảnh đã mang lại cho nhà máy cảm giác dịu mát, thư thái, thân thiện đã tác động tích cực đến tâm sinh lý của CBCNV, kích thích tinh thần hăng say làm việc và tính sáng tạo đồng thời mang lại niềm tin, tình cảm và sự gắn bó với nhà máy. Ngoài ra, nó còn mang lại một hình ảnh đẹp, thân thiện và tạo nên sự tin cậy, trách nhiệm đối với cộng đồng.

Mô hình “Nhà máy công viên” đã mang lại cho Công ty nhôm Lâm Đồng kết quả SXKD tốt, an toàn, hiệu quả cao, uy tín, tạo được hình ảnh tốt đẹp và ấn tượng thông qua đánh giá của các Đoàn kiểm tra và của nhân dân.

KS. Đặng Trung Kiên - Công ty Nhôm Lâm Đồng

(Tài liệu hội thảo “Bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến, sử dụng than, khoáng sản và dầu khí”)