Nguyễn xuân sơn là ai

Thời sự 29/04/2017 17:55

[Chinhphu.vn] - Tại kỳ họp thứ 14, diễn ra từ ngày 24 đến 26/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận nhiều nội dung quan trọng liên quan đến Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tỉnh ủy Bình Định.

Chiều muộn ngày 21/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam [PVN]. Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khám xét nơi ở của ông này tại D2 - 21 Khu đô thị Ciputra, phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội. 

Thông tin từ Báo Công an TP HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can với ông Nguyễn Xuân Sơn. Quyết định này được Viện Kiểm sát tối cao phê chuẩn với tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng” và “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Những thông tin ban đầu trên Báo Lao động cũng cho biết thêm, ông Nguyễn Xuân Sơn bị tình nghi có sai phạm trong giai đoạn giữ chức Phó Tổng giám đốc PVN; Tổng giám đốc Ngân hàng Ocean Bank với việc để mất nguồn vốn 800 tỉ do PVN đầu tư vào Ocean Bank khi Ngân hàng Nhà nước mới đây đã tiến hành mua lại bắt buộc Ngân hàng Ocean Bank với giá 0 đồng.

Mặc dù PVN là cổ đông lớn của Ocean Bank, nhưng việc mua lại này có thể chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của của cổ đông hiện hữu, không phân biệt cổ đông lớn nhỏ, cổ đông nhà nước hay cá nhân hay đối tác chiến lược.

Trước đó, vào năm 2014, PVN đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi Ocean Bank song chưa thể thực hiện. Theo quy định, nếu để mất vốn Nhà nước thì tùy mức độ vi phạm, chủ tịch HĐQT, thành viên HĐTV và Tổng giám đốc sẽ không được thưởng, không nâng lương, thậm chí bị xử lý kỷ luật.

Báo Tuổi trẻ cũng tiết lộ thông tin, ông Nguyễn Xuân Sơn đã nhiều lần bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệu tập làm việc để điều tra, xác minh về những dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông này trong quá trình là Tổng Giám đốc Ocean Bank, sau đó là Phó Tổng giám đốc PVN trước khi giữ chức Chủ tịch HĐTV PVN.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện lệnh khám xét nơi ở của ông Nguyễn Xuân Sơn. [Ảnh: Báo Lao động]

Ngoài ra, ông Sơn còn bị tình nghi có trách nhiệm liên quan đến những sai phạm tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu [GP.Bank], một trong những đơn vị mà GP.Bank đầu tư vốn. 

Cụ thể, năm 2012 thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã xác định GP.Bank có nhiều yếu kém, tiềm ẩn rủi ro, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành ngân hàng kém hiệu quả. Do không khắc phục được nên Ngân hàng Nhà nước đã đặt GP.Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Xuân Sơn là ai?

Ông Nguyễn Xuân Sơn sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành vật giá và Trường Đào tạo cán bộ Dầu khí tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Sơn cũng tốt nghiệp khóa đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh, cấp đào tạo trên đại học tại Trường Đại học Nam Carolina [Mỹ].

Trước khi vươn lên tại vị là người đứng đầu một tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam, ông Sơn đã có thời gian công tác 30 năm gắn bó với ngành dầu khí. Từ năm 2003 đến tháng 10/2006, ông Sơn giữ chức Phó TGĐ Công ty Tài chính Dầu khí [PVFC], rồi Tổng giám đốc PVFC đến tháng 5/2007. Sau đó, ông Sơn được bổ nhiệm và nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương [Ocean Bank] từ tháng 12/2008 đến tháng 11/2010.

Làm việc tại Ocean Bank được khoảng 2 năm, đầu năm 2011, Ocean Bank thông báo ông Sơn thôi chức Tổng giám đốc và thay vào đó là bà Nguyễn Minh Thu. Tháng 1/2015, bà Nguyễn Minh Thu bị bắt vì hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Rời Ocean Bank, ông Sơn chuyển qua làm Phó Tổng giám đốc PVN phụ trách các lĩnh vực tài chính kế toán và kế hoạch chiến lược. Ông Sơn chính thức được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV PVN từ ngày 8/7/2014 thay cho ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/6/2014.

Chỉ một năm sau đó, ngày 19/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ chính thức có quyết định 1105/QĐ-TTg cho ông Sơn thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN để nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương phân công.

Ngày 20/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt PVN, triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác nhân sự cấp cao sau khi ông Nguyễn Xuân Sơn bị cho thôi chức. Tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định phân công ông Nguyễn Xuân Sơn nhận nhiệm vụ tại Tổng cục Năng lượng thuộc Bộ Công Thương./.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia, nguyên Tổng giám đốc OceanBank bị cho là “không thành khẩn”.

Viện Kiểm sát đề nghị tuyên mức án tử hình với ông Nguyễn Xuân Sơn và án tù chung thân với ông Hà Văn Thắm, đều là các cựu lãnh đạo OceanBank.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia, nguyên Tổng giám đốc OceanBank, bị đề nghị án tử hình về các tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.

Ông Hà Văn Thắm nguyên Chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thân về các tội tham ô, cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ và vi phạm quy định về cho vay.

Hàng chục bị can còn lại bị đề nghị các mức án tù trong khoảng từ 3 tới 27 năm tù trong vụ xử được gọi là đại án.

Truyền thông tại Việt Nam mô tả phiên xử 11 ngày tập trung vào một loạt cáo buộc của Viện Kiếm sát Nhân dân Tối cao bao gồm việc các cựu giới lãnh đạo OceanBank và thuộc cấp “phù phép” hàng trăm tỉ đồng để tham ô trục lợi, chi tiền “chăm sóc” Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] và có các hành vi "lũng đoạn, làm mất an ninh thị trường tiền tệ".

Vì sự liên hệ giữa PVN, đơn vị góp 800 tỉ tiền vốn vào OceanBank, một loạt các bị can khác đã và đang bị khởi tố “bổ sung” và Viện Kiểm sát [VKS] “chưa đề nghị xử lý”.

“Đại diện VKS nhận định Hà Văn Thắm xuất phát từ động cơ cá nhân, chịu áp lực vì PVN là cổ đông lớn nên đã đề ra chủ trương chi lãi ngoài trong thời gian dài; công khai trên toàn hệ thống OceanBank, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tiền tệ của Nhà nước,” báo Tuổi Trẻ đưa tin.

“Theo đại diện VKS, Nguyễn Xuân Sơn là cán bộ PVN, được cử sang OceanBank đại diện cho phần vốn góp của PVN.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘giám sát kém’

Đảng CS: 12 đại án của năm 2017

Lãnh đạo Lọc dầu Dung Quất bác việc 'nhận tiền'

Khởi tố cựu Phó thống đốc Đặng Thanh Bình

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Hà Văn Thắm nguyên chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thân

“Sơn đã lợi dụng chức vụ, chi phối, yêu sách, áp đặt Hà Văn Thắm chi lãi suất ngoài, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn để chi tiêu cá nhân và chi cho một số mối quan hệ, gây ảnh hưởng xấu đến PVN - một trong những tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước và hành vi phạm tội của Sơn diễn ra trong thời gian dài gần như công khai.

"Bị cáo [Sơn] có nhiều thành tích trong ngành dầu khí nhưng không đủ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,” báo này dẫn lời Viện Kiểm sát.

Viện Kiểm sát cũng đã đề nghị Hội đồng Xét xử kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [NHNN] xem xét trách nhiệm của các cá nhân có trách nhiệm thanh tra, giám sát hoạt động của OceanBank giai đoạn từ năm 2009-2014 [giai đoạn NHNN hoạt động dưới quyền cựu Thống đốc Nguyễn Văn Bình].

Hồi cuối tuần trước một cựu phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước bị khởi tố với tội danh "thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan tới những sai phạm liên quan tới ngân hàng Ngân hàng Xây dựng và một số tổ chức khác trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Hồi đầu tháng, Thanh tra Chính phủ nói đã có những lỗ hổng trong công tác quản l‎ý tại Ngân hàng Nhà nước, trong đó có việc giám sát yếu kém đối với các tổ chức tín dụng, và việc phòng chống tham nhũng kém hiệu quả.

Bình luận về thực trạng của một số vụ án trong ngành ngân hàng, TS Lê Đăng Doanh mới đây nói rằng “để có thể hoạt động tốt, một số lãnh đạo ngân hàng đã liên kết với các cán bộ cấp rất cao trong bộ máy quyền lực.

"Họ nghĩ là với những liên kết như vậy, họ có thể bước lên trên các quy định pháp luật để phục vụ lợi ích nhóm”.

Cho đến nay, một số quan chức cao cấp, gồm cả đương chức lẫn đã nghỉ hưu, bị kỷ luật dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đáng chú ‎ý nhất là ông Đinh La Thăng mất ghế ủy viên Bộ Chính trị vì bị kỷ luật liên quan tới giai đoạn 2006-2008, là thời gian ông lãnh đạo PetroVietnam [PVN].

Video liên quan

Chủ Đề