Nhà thầu bị cấm tham gia đấu thầu

Tác giả: Tuấn Dũng 01/06/2022 14:00

[BĐT] - Thời gian qua, nhiều nhà thầu vi phạm đã bị cơ quan chức năng cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Mặc dù phạm vi cấm thầu chỉ giới hạn trong bộ, ngành hoặc địa phương nhưng uy tín của nhà thầu sẽ bị suy giảm mạnh, kéo theo cơ hôi trúng thầu ngày càng ít. Đây chính là giá đắt mà nhà thầu phải trả cho các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.

Nhiều nhà thầu đã bị cơ quan chức năng cấm tham gia hoạt động đấu thầu vì cố ý cung cấp thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều nhà thầu bị cơ quan chức năng quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu do có hành vi gian lận trong quá trình dự thầu. Chẳng hạn, Bộ Giao thông vận tải [GTVT] quyết định cấm thầu 3 năm đối với Công ty TNHH Xây dựng Thành An [tỉnh Nam Định] vì có hành vi gian lận khi tham dự Gói thầu RAP/CP22 Xây dựng tuyến tránh TP. Sơn La, tuyến Quốc lộ 6 đoạn Km305+500 - Km308+820 [dự toán 59,675 tỷ đồng]. Bộ GTVT cấm thầu 3 năm đối với Công ty CP Đầu tư CIC [Hà Nội] do gian lận khi tham gia Gói thầu RAP/CP23 thuộc Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam: Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 2 đoạn Km284+600 - Km285+995 đi qua địa phận huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thuộc Bộ GTVT mới đây cấm thầu 3 năm đối với Công ty CP Quản lý đường sông số 3 do cố ý cung cấp thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu [HSDT], làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu tại Gói thầu ĐTKC-07-11 Khu vực cầu Chanh - sông Chanh. Đại diện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, sau khi phát hiện Công ty CP Quản lý đường sông số 3 gian lận HSDT, Chủ đầu tư đã rà soát lại toàn bộ HSDT của nhà thầu này ở những gói thầu khác, nếu phát hiện thông tin không trung thực sẽ kịp thời phản ánh tới các cơ quan chức năng để có giải pháp xử lý.

UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây quyết định cấm thầu 3 năm đối với Công ty CP Xây dựng và Du lịch Như Vũ do cố ý cung cấp thông tin không trung thực trong HSDT, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu một số gói thầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa [do UBND TP. Sầm Sơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa… làm chủ đầu tư].

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng vừa cấm Công ty TNHH Xây dựng IVCON và cá nhân ông Võ Xuân Hải [Giám đốc Công ty này] tham gia đấu thầu 3 năm vì có hành vi cản trở nhà thầu tham dự Gói thầu số 9 Xây lắp thuộc Dự án Kè, đập ngăn mặn sông Đá Hàn, phường Ninh Đa và xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa.

Trao đổi với phóng viên, đại diện một nhà thầu từng bị cấm thầu 3 năm vào năm 2017 cho biết, quyết định này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín doanh nghiệp. Sau khi bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án ODA, nhà thầu có tham gia một số gói thầu khác sử dụng nguồn vốn trong nước nhưng không trúng thầu. Trong thời gian này, nhà thầu chỉ làm nốt những công trình dở dang chứ không trúng thêm bất kỳ gói thầu nào. Đến nay, dù đã “mãn hạn” cấm thầu gần 2 năm nhưng vẫn rất khó khăn khi tìm kiếm cơ hội việc làm từ những gói thầu thuộc lĩnh vực từng bị cấm thầu.

Kết quả khảo sát của phóng viên cho thấy, những nhà thầu bị công bố có hành vi vi phạm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và bị cấm thầu từ năm 2012 trở lại đây đều “vắng bóng” trong danh sách những nhà thầu trúng thầu trong 6 năm gần đây.

Ông Lê Văn Tăng, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thời gian gần đây, nhiều vụ việc vi phạm quy định về đấu thầu đã bị khởi tố. Nhiều hành vi sai trái trong đấu thầu, dù xảy ra từ nhiều năm trước nhưng vẫn bị đưa ra ánh sáng. Điều đó cho thấy, kỷ cương và tính nghiêm minh của pháp luật về đấu thầu đang ngày càng được siết chặt. Theo quy định, HSDT của nhà thầu được lưu giữ tối đa là 10 năm. Vì thế, hành vi gian lận, không trung thực khi kê khai năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu có thể bị truy cứu trách nhiệm trong một thời gian dài sau khi quá trình lựa chọn nhà thầu kết thúc.

Đấu thầu là hình thức mua hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khi mà bên mời thầu sẽ lựa chọn được hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của mình với giá hợp lý. Tuy nhiên, hoạt động đấu thầu công tồn tại nhiều vấn đề vid nó là hoạt động của các quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc của cơ quan nhà nước. Do dó, để đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra công bằng, minh bạch, pháp luật đã quy định một loạt các hành vi bị cấm trong đấu thầu. Bài viết sau đây của LawKey xin cung cấp cho khách hàng Các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định của pháp luật Đấu thầu 2013.

Theo quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu 2013, các hành vi bị cấm trong đấu thầu bao gồm:

♦Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

♦Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

♦Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

– Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

– Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

– Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

♦Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

– Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

– Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

– Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

♦Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

– Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

– Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

♦Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

– Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;

– Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;

– Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;

– Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

– Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

– Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

– Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do mình giám sát;

– Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

– Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;

– Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

♦Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

– Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

– Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

– Nội dung yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

– Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

– Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;

– Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

Hành vi tiết lộ tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 và điểm d khoản 4 Điều 92 của Luật Đấu thầu.

♦Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

– Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng [sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ] tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

– Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

♦Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

Nếu thực hiện các hành vi bị cấm trong đấu thầu vừa nêu trên thì người thực hiện sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật theo nguyên tắc quy định tại Điều 90 Luật Đấu thầu 2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, bao gồm các hình thức xử lý sau:

– Cảnh cáo, phạt tiền;

– Cấm tham gia hoạt động đấu thầu;

– Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm. [Căn cứ Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017].

Xem thêm: Xử lý vi phạm trong đấu thầu được quy định như thế nào? 

Hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu trong tình huống tư vấn 

Trên đây là tư vấn của LawKey về các hành vi bị cấm trong đấu thầu. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề