Tạm dừng các công trình xây dựng

a] Trình tự thực hiện:  

          - Khi UBND huyện, thành phố phát hiện chất lượng công trình [đối với công trình trên địa bàn do mình quản lý] không đảm bảo yêu cầu, có nguy cơ sập đổ công trình hoặc biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, chủ tịch UBND huyện, thành phố ra quyết định tạm dừng thi công công trình. Đồng thời trong vòng 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình, chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình của mình.

          - Chủ đầu tư thông báo cho UBND huyện, thành phố về kết quả khắc phục các tồn tại, đảm bảo an toàn.

          - UBND huyện, thành phố sau khi nhận được kết quả khắc phục các tồn tại, đảm bảo an toàn của chủ đầu tư sẽ tiến hành kiểm tra công trình theo các nội dung đã yêu cầu khắc phục.

          - Trường hợp kết quả khắc phục các tồn tại, đảm bảo an toàn đáp ứng được các yêu cầu, Chủ tịch UBND huyện, thành phố ra quyết định cho phép tiếp tục thi công.

b] Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

c] Thành phần, số lượng hồ sơ:     

* Thành phần hồ sơ: Không quy định

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d] Thời hạn giải quyết: Không quy định thời hạn

đ] Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư

e] Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện, thành phố.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND huyện, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Không   

g] Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

          Quyết định cho phép hoặc tạm dừng thi công.

h] Phí, Lệ phí [nếu có]: Không.

i] Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k] Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l] Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. 

- Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh về ban hành quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Sở Xây dựng TPHCM vừa có văn bản gửi các quận, huyện, Thành phố Thủ Đức, Ban quản lý các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất,… tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại công trình xây dựng.

Theo đó, Sở Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng và các đơn vị liên quan tạm dừng các hoạt động thi công tại các công trường, công trình xây dựng trên địa bàn thành phố để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Riêng các công trình xây dựng phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, công trường, công trình thật sự cấp bách theo danh mục do UBND TPHCM phê duyệt được tiếp tục thi công.

Chủ đầu tư, nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng duy trì chế độ trực, chịu trách nhiệm đảm bảo về công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn cho công trình xây dựng và các công trình lân cận trong quá trình dừng thi công, đặc biệt là các công trình cao tầng, công trình có sử dụng cần trục tháp và công trình đặc thù.

Đối với các công trình xây dựng thật sự cấp bách theo danh mục được UBND TPHCM phê duyệt chỉ được triển khai thi công khi đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ": thi công tại chỗ, chống dịch tại chỗ và ăn ở tại chỗ hoặc "1 cung đường – 2 địa điểm": chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi công trường xây dựng đến nơi ở của công nhân. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng chịu hoàn toàn trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại các công trình triển khai thi công.

Sở Xây dựng đề nghị UBND Thành phố Thủ Đức, các quận huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp cùng Thanh tra Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tạm dừng hoạt động tại công trình xây dựng, để xuất xử lý nghiêm các vi phạm.

Trong khi đó, Sở GTVT TPHCM cho biết, hiện các công trình giao thông trọng điểm vẫn đang triển khai thi công như tuyến metro số 1 [Bến Thành – Suối Tiên], cầu Thủ Thiêm 2, hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, nút giao thông Mỹ Thủy, cầu Bưng, kên nước Đen,…

Để đảm bảo thi công an toàn trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các công trình trọng điểm phải đảm bảo nguyên tắc 5K, phương châm "3 tại chỗ hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm”.

Đối với vùng 2, vùng 3, các công trình được phép xây dựng lại sau khi có phương án, kế hoạch thi công của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch được UBND cấp huyện xác nhận.

UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ban quản lý dự án của thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các công trường xây dựng trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Đối với Vùng 1:

Phải tạm dừng thi công tất cả các công trình xây dựng, trừ các công trình: Công trình xây dựng phục vụ cho mục đích phòng, chống dịch; công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư quan trọng quốc gia, dự án đầu tư trọng điểm của thành phố; công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng; Công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh đã triển khai thi công xây dựng; dự án, công trình trọng điểm, cấp bách…

Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND các quận, huyện tiếp tục kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng; trường hợp đủ điều kiện, tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.

Đối với Vùng 2, Vùng 3:

Các dự án, công trình được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng [theo quy định của Luật Xây dựng] bảo đảm các tiêu chí, nguyên tắc được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại văn bản số 3373/BXD-GĐ ngày 23.8.2021 và có phương án, kế hoạch thi công của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch được UBND cấp huyện xác nhận, thì được triển khai thi công xây dựng và chỉ được triển khai thi công sau khi phương án, kế hoạch thi công bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch được UBND cấp huyện xác nhận.

Đối với các dự án, công trình đã được UBND TP, UBND các quận huyện, thị xã cho phép hoạt động trong khoảng thời gian từ ngày 24.7.2021 đến ngày 5.9.2021 thì chủ đầu tư, các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng tại các dự án, công trình nêu trên phải cập nhật, hoàn thiện phương án, kịch bản, kế hoạch thi công bảo đảm phòng, chống dịch theo "Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng" của Bộ Xây dựng gửi UBND cấp huyện, nơi có công trình kiểm tra, xác nhận lại trước khi tiếp tục thi công.

Việc triển khai các hoạt động xây dựng tại công trường phải bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với từng vùng theo quy định, đồng thời tuân thủ các nội dung theo tài liệu "Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng" của Bộ Xây dựng.

Riêng đối với công trình xây dựng theo tuyến liên thông giữa các vùng phải có biện pháp tổ chức thực hiện trên nguyên tắc "3 tại chỗ" và nguyên tắc "một cung đường hai điểm đến"; phương án, kế hoạch thi công [của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu] bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch được UBND cấp huyện trong tuyến xác nhận.

UBND TP.Hà Nội giao các địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu, quy định và biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường; tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất; xử lý nghiêm các chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng không nghiêm túc chấp hành.

Video liên quan

Chủ Đề