Dưới thời nhà nguyễn quần đảo hoàng sa thuộc phủ nào

Đội Hoàng Sa- một tổ chức Nhà nước đầu tiên quản lý trên Biển Đông, là bằng chứng hùng hồn về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Không những vậy, qua nhiệm vụ của Đội Hoàng Sa, càng thấy rõ Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hoà bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Từ trên không trung [từ vệ tinh, hay máy bay] mọi người đều có thể nhìn thấy lá cờ sao vàng đỏ thắm tại đảo Trường Sa Lớn [Ảnh: Thể thao Văn hoá]

Các chúa và vua nhà Nguyễn đã tỏ rõ ý chí nhà nước của mình, thành lập các đội đi biển có tính nhà nước. Hoạt động này được tiến hành hàng năm và được đặt dưới kỷ luật nhà nước. Theo đó, nhiệm vụ đầu tiên của Đội Hoàng Sa là khai thác các tài nguyên sản vật trên biển.

Bộ sách Phủ Biên tạp lục, viết năm 1776, của Lê Quý Đôn ghi rõ: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền tiểu câu ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến các đảo ấy rồi ở lại đó. Tha hồ kiếm lượm, bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên cùng là kiếm lượm mai đồi mồi, mai hải ba, hải sâm, hột ốc hoa, rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp. Cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc hoa, hải ba, hải sâm, rỗi lĩnh bằng trở về".

Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiệm vụ chính của Đội Hoàng Sa là kiểm soát, bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc. Ông nói: Chức năng chính của Đội Hoàng Sa là kiểm tra, kiểm soát và bảo vệ vùng biển đảo mà chúa Nguyễn đã khẳng định thuộc chủ quyền của mình. Khi chủ quyền biển, đảo của chúng ta được mở rộng, bản thân Đội Hoàng Sa không quản lý hết được nên chúa Nguyễn đã quyết định mở thêm đội mới, Đội Bắc Hải, một phân viện của Đội Hoàng Sa. Nó cũng có nhiệm vu bảo vệ, quản lý vùng biển, đảo phía Nam như Trường Sa, đảo Côn-Lôn, Phú Quốc…”.

Sách Đại Nam thực lục chính biên [1848] ghi nhận một loạt các hoạt động thuộc về cách ứng xử của nhà nước thông qua các hoạt động của Đội Hoàng Sa.

Năm 1815, 1816, vua Gia Long cử Đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét và đo đạc thuỷ trình. Nhiệm vụ được quy định rất rõ ràng. Đại Nam thực lục chính biến cũng như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi như sau: “Không cứ đảo nào, cửa bể nào thuyền chạy đến, sẽ đo nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nước nông hay sâu. Có cát ngầm, đá mỏm hay không, ở tình thế hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường vẽ thành đồ bản, chiếu khi khởi hành, do cửa bể nào ra bể, trông phương hướng nào mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thuỷ đã đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường? Lại ở chốn ấy trông vào bờ bể đối thẳng là tỉnh hạt nào và phương hướng nào? Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường? Ghi nói minh bạch trong hoạ đồ để trình lên”.

Các chuyến đi làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Chỉ đạo ở trên có Hoàng đế và Bộ Công, thi hành có vệ thuỷ quân là chính, phối hợp với vệ giám thành và tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Chính Vua Minh Mạng đã nhiều lần ra chỉ dụ thưởng phạt. Thường thì dân binh Đội Hoàng Sa luôn được thưởng 1 hay 2 quan tiền và miễn thuế vì sự vất vả và nguy hiểm.

Đến năm Minh Mạng thứ 14 [1833], Vua Minh Mạng chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa dựng bia chủ quyền và từ năm Minh Mạng thứ 17 [1836], cứ hàng năm, cử người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ còn cắm cột mốc, dựng bia.

Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, ghi rõ: “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm mốc dấu. Mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mặt bia khắc những chữ: “Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thuỷ quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét, đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, hành động này đánh dấu mốc rất quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nói: Người ta coi đó là đỉnh cao của hoạt động chủ quyền khi cắm lá cờ chủ quyền trên mảnh đất đó. Ngoài việc tuyên bố chủ quyền, khẳng định chủ quyền như vậy, nhà vua còn cho người ra đo đạc thuỷ trình, nghiên cứu, khảo sát, rồi có cả kế hoạch trong việc kiểm tra, kiểm soát thực thi chủ quyền của mình”.

Các vị vua chúa Việt Nam còn rất quan tâm đến việc dựng chùa, miếu mạo và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa. Năm Minh Mạng thứ 16 [1835], Vua Minh Mạng đã cử cai đội thuỷ quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu, sai trồng cây vì cho rằng, gần đây, thuyền buôn thường bị hại nên trồng cây làm dấu để cho tàu thuyền dễ nhận biết mỗi khi qua lại…

Những hoạt động này đều được văn bản hoá như Châu bản của Triều đình nhà Nguyễn cũng như các văn bản khác của chính quyền địa phương hiện đang được lưu giữ tại các cơ quan lưu trữ có liên quan.

Như vậy, từ đầu thế kỷ XVII thời các chúa Nguyễn đến nửa đầu thế kỷ XIX thời nhà Nguyễn, Đội Hoàng Sa đã làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa. Điều này cho phép khẳng định, Việt Nam đã thụ đắc chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa theo đúng các quy tắc của luật pháp quốc tế áp dụng vào thời điểm đó.

Đáng chú ý, việc khẳng định chủ quyền này không bị bất cứ quốc gia nào phản đối. TS. Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Sa – Trường Sa, Hội Lịch sử Việt Nam cho biết:Đội Hoàng Sa hoạt động như thế có gì trở ngại đâu. Trong Phủ biên tạp lục và chính sử của mình có nói, một cái thuyền của Đội Hoàng Sa, trong khi trôi dạt 2 người vào đảo Hải Nam [Trung Quốc], chính quyền đảo Hải Nam đã hỗ trợ đưa người về mà chính quyền Hải Nam biết rằng là hai người đó đi công tác ở Hoàng Sa như vậy”.

Điều đó được xem là quản lý lãnh thổ một cách hoà bình và không gián đoạn. GS. Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Australia phân tích: "Trung Quốc cho rằng, họ có bằng chứng không thể chối cãi về việc Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước này. Tuy nhiên, những tài liệu về Đội Hoàng Sa cho thấy, chủ quyền về Hoàng Sa mà Trung Quốc từng tuyên bố là vấn đề còn tranh cãi. Trong khi đó, quan điểm của Việt Nam có cơ sở vững chắc. Đội Hoàng Sa có chức năng kinh tế, quốc phòng. Vào thời điểm đó, cách thức để duy trì việc quản lý chủ quyền là thông qua các cuộc thăm viếng thường xuyên để quản lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ đảo. Và Đội Hoàng Sa của Việt Nam đã thực hiện các chức năng này".

Rõ ràng, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã xác lập chủ quyền của mình tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hoà bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Chúng ta đã có đầy đủ các bằng chứng pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh sự thật hiển nhiên này. Vì vậy, mọi tranh chấp chủ quyền với Việt Nam là hành động trái với luật pháp quốc tế./.

Đối với các định nghĩa khác, xem Hoàng Sa.

Quần đảo Hoàng Sa [theo cách gọi của Việt Nam] hay quần đảo Tây Sa [giản thể: 西沙群岛; phồn thể: 西沙群島; Hán-Việt: Tây Sa quần đảo; bính âm: Xīshā qúndǎo, theo cách gọi của Trung Quốc và Đài Loan, còn được biết đến thông qua tên gọi quốc tế phổ biến bằng tiếng Anh là Paracel Islands] là một nhóm khoảng 30 đảo, rạn san hô, cồn cát và bãi đá ngầm ở biển Đông, là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia đang duy trì sự kiểm soát cũng như quyền tài phán trên thực tế đối với toàn bộ quần đảo này.[3][4]

Các đảo tranh chấp
Quần đảo Hoàng Sa
Paracel Islands
西沙群岛

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo là nhóm An Vĩnh [Amphitrite] phía đông bắc và nhóm Lưỡi Liềm/Trăng Khuyết [Crescent] phía tây nam

Địa lý

Vị trí quần đảo Hoàng Sa trong Biển Đông

Vị tríBiển ĐôngTọa độ16°30′B 112°00′Đ / 16,5°B 112°Đ / 16.500; 112.000Tổng số đảo16Các đảo chínhĐảo Đá, Đảo Cây, Đảo Phú LâmĐường bờ biển518 kilômét [322 mi]Điểm cao nhấtchưa được đặt tên trên đảo ĐáĐộ cao cao nhất14 mét [46 ft]Quản lýQuốc gia quản lý[a]
 
Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTỉnhHải NamTranh chấp giữaQuốc gia
 
Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTỉnhHải NamQuốc gia
 
Việt NamThành phốĐà NẵngQuốc gia
 
Trung Hoa Dân Quốc [Đài Loan]Thành phốCao HùngDân cưDân số1.440 người[1], chủ yếu là quân nhân, công nhân xây dựng, và ngư dân trên đảo Phú Lâm[2] [2014]

a. ^ Quốc gia đang nắm quyền kiểm soát thực tế trên thực địa, ví dụ như có công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, người dân sinh sống trên thực địa, hoặc nắm giữ quyền kiểm soát quân sự duy nhất.

Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý. Chữ Hoàng Sa [黄沙[5]] có nghĩa là "cát vàng".

Phía Việt Nam cho rằng các chính quyền của họ từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác trên quần đảo hàng năm kéo dài theo mùa [6 tháng]. Đến đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn [Việt Nam] với tư cách nhà nước đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo. Các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn được bắt đầu có thể muộn hơn các triều đại Trung Hoa nhưng với mật độ mau hơn trong thế kỷ XIX với các năm 1803, 1816, 1821, 1835, 1836, 1837, 1838, 1845, 1847 và 1856. Không chỉ là kiểm tra chớp nhoáng trên các đảo hoang nhỏ vô chủ rồi về, mà hoạt động chủ quyền cấp nhà nước của nhà Nguyễn từ năm 1816 bao gồm các công việc khảo sát đo đạc thủy trình, đo vẽ bản đồ dài ngày[6], xây xong sau nhiều ngày quốc tự trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa,[7] cắm bia chủ quyền[8][9] và cứu hộ hàng hải quốc tế. Cuối thế kỷ 19, do suy yếu và mất nước bởi Đế quốc Pháp xâm lược, hoạt động chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng do đó mà bị gián đoạn.

Ngược lại, phía Trung Quốc và Đài Loan cũng cho rằng quần đảo Hoàng Sa kể từ khi bắt đầu thời kỳ nhà Hán [năm 206 trước công nguyên] đã là lãnh thổ của Trung Quốc, các triều đại về sau vẫn có các hoạt động phát triển, các nhà nước phong kiến Trung Hoa, thỉnh thoảng với tần suất vài lần trong nhiều thế kỷ hay một lần trong mỗi thế kỷ, đã gửi quân kiểm tra hay các đoàn sứ thần ngoại giao đi sứ ngang qua quần đảo này.[10] Đỉnh điểm của hoạt động tuần tra cấp nhà nước là vào đầu thời đại nhà Minh với các chuyến thám hiểm từ năm 1405-1433, đi ngang qua quần đảo, đến Đông Nam Á và Ấn Độ Dương [Ấn Độ và các nước Ả rập] của Trịnh Hòa. Sau thời Trịnh Hòa [năm 1433] đến cuối triều đại nhà Thanh [năm 1911], hoạt động tuần tra quần đảo này chỉ còn chủ yếu là do chính quyền địa phương của thành phố Quảng Châu [thuộc tỉnh Quảng Đông] thực hiện,[11] các nhà nước Trung Hoa không còn lưu tâm đến lãnh vực hàng hải,[12] để các đảo, đá san hô ở biển Nam Hải [biển Đông] trở về nguyên vẹn là các đảo hoang [荒島無居民].[13] Các cuộc tuần tra của chính quyền địa phương Quảng Châu trong thời Minh Thanh sau năm 1433 là: Cuộc tuần tra tại các đảo ven bờ Quỳnh Châu [Hải Nam] nằm trong Thất Châu Dương [phần đông bắc Biển Đông] của Ngô Thăng [吳昇] đầu thời nhà Thanh [năm 1710-1712], và cuộc tuần tra một ngày của Lý Chuẩn [năm 1909] cuối nhà Thanh.[11] Một cuộc đi sứ Anh Quốc ngang qua [nhìn thấy trên hành trình nội nhật trong 1 ngày] các đảo, đá, bãi ngầm san hô được cho là quần đảo Hoàng Sa [Tây Sa] năm 1876 của Quách Tung Đảo.[14] Trên quần đảo vẫn còn những di tích từ thời nhà Đường và nhà Tống.[11]

Vào đầu thế kỷ 20, Liên bang Đông Dương thuộc Pháp kiểm soát quần đảo, nhưng đã bắt đầu có sự tranh chấp chủ quyền với chính quyền Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó, quần đảo rơi vào tay Đế quốc Nhật Bản và được gộp chung vào với Đài Loan thuộc Nhật trong giai đoạn 1941-1945. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về việc phân định các lãnh thổ mà Đế quốc Nhật Bản chiếm giữ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp bao gồm Liên hiệp Pháp, Trung Quốc, Đài Loan và Philippines. Kết quả Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, các quần đảo được coi là vô chủ và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này.

Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa tiếp nối Liên hiệp Pháp thực hiện kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhưng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đem quân kiểm soát nửa phía Đông quần đảo từ trước đó vài tháng. Năm 1958, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về hải phận, trong đó có khẳng định đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều thuộc về lãnh thổ của mình. Năm 1974, Hải quân Trung Quốc đánh bại Hải quân Việt Nam Cộng hòa, giành quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.[15][16]

Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hiện nay vẫn đang trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.

 

Lược đồ vùng biển quần đảo Hoàng Sa.

 

So sánh quy mô diện tích tự nhiên các đảo lớn loại nhất của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa là một tập hợp trên 30 đảo san hô, cồn cát, ám tiêu [rạn] san hô nói chung [trong đó có nhiều ám tiêu san hô vòng hay còn gọi là rạn vòng] và bãi ngầm thuộc biển Đông, ở vào khoảng một phần ba quãng đường từ miền Trung Việt Nam đến phía bắc Philippines. Quần đảo trải dài từ 15°43′10" đến 17°06′53" Bắc và từ 111°11′12" đến 112°53′20" Đông, có bốn điểm cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò Nổi. Độ dài đường bờ biển đạt 518 km. Điểm cao nhất của quần đảo là một vị trí trên đảo Đá với cao độ 14 m [hay 15,2 m]. Vùng biển Hoàng Sa trong biển Đông nằm trong vùng "xích đạo từ".[17][18]

Về khoảng cách đến đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần Việt Nam hơn. Cụ thể, khoảng cách từ đảo Tri Tôn [15°47'B 111°12'Đ] tới đảo Lý Sơn [15°22'B 109°07'Đ] là 121,1 hải lý [224,3 km]. Nếu lấy toạ độ của cù lao Ré [tên cũ của Lý Sơn] là 15°23,1'B 109°09,0'Đ từ bản tuyên cáo đường cơ sở của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam [ngày 12 tháng 11 năm 1982] thì khoảng cách đến bờ Lý Sơn thu ngắn lại dưới 121 hải lý. Ngoài ra, khoảng cách từ đảo Tri Tôn này đến mũi Ba Làng An [15°14'B 108°56'Đ] thuộc đất liền Việt Nam là 134,6 hải lý [249,3 km]. Trong khi đó, khoảng cách từ đảo Hoàng Sa [đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa gần Trung Quốc nhất] đến Lăng Thủy giác [tiếng Trung: 陵水角; bính âm: Língshuǐ jiǎo] thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc là 142,5 hải lý [263,9 km]. Khoảng cách từ đảo Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lý. Nếu Trung Quốc dùng rạn đá ngầm [đá Bắc] làm chuẩn để đo đến bờ đảo Hải Nam tại Lăng Thủy giác thì khoảng cách là 111,9 hải lý [207,2 km], nhưng do đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới nên lý lẽ này không thuyết phục.[18]

Phân nhóm

 

Bản đồ quần đảo Hoàng Sa 2015.

Quần đảo Hoàng Sa được chia làm hai nhóm đảo là nhóm đảo An Vĩnh và nhóm đảo Lưỡi Liềm. Có tài liệu chia quần đảo làm ba phần, trong đó ngoài hai nhóm trên thì còn có một nhóm nữa gọi là nhóm Linh Côn.

Nhóm An Vĩnh

Nhóm đảo An Vĩnh [tiếng Anh: Amphitrite Group; tiếng Trung: 宣德群岛, Hán-Việt: Tuyên Đức quần đảo] bao gồm các thực thể địa lý ở phía đông của quần đảo [theo cách chia thứ hai: nhóm An Vĩnh ở phía đông bắc của quần đảo, nhóm Linh Côn ở phía đông và đông nam của quần đảo]. Nhóm này bao gồm đảo Bắc, đảo Cây [đảo Cù Mộc], đảo Trung [đảo Giữa], đảo Đá, đảo Linh Côn, Đảo Nam, đảo Phú Lâm, đá Bông Bay, cồn cát Bắc, cồn cát Nam, cồn cát Tây, cồn cát Trung, hòn Tháp, đá Trương Nghĩa, bãi Bình Sơn, bãi Châu Nhai, bãi Gò Nổi, bãi La Mác [phần kéo dài phía nam của bãi ngầm chứa đảo Linh Côn][19], bãi Quảng Nghĩa, bãi Thủy Tề, bãi Ốc Tai Voi.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, An Vĩnh là tên một xã vào thời chúa Nguyễn [Đàng Trong], thuộc huyện Bình Dương [tức huyện Bình Sơn] phủ Tư Nghĩa trấn Quảng Nam [Tư Nghĩa tức phủ Hòa Nghĩa, đến thời nhà Nguyễn thì trở thành tỉnh Quảng Ngãi].[20] Sách Đại Nam thực lục [tiền biên, quyển 10] ghi chép về xã này như sau:

Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi...

— Quốc sử quán [triều Nguyễn]

Tên quốc tế của nhóm đảo là Amphitrite. Tên này là đặt theo tên một chiếc tàu Pháp trên đường đưa các giáo sĩ châu Âu sang Viễn Đông, gặp nạn rồi đắm ở vùng Hoàng Sa vào cuối thế kỷ 17.[21]

Nhóm Lưỡi Liềm

Nhóm đảo Lưỡi Liềm [tiếng Anh: Crescent Group; tiếng Trung: 永乐群岛, Hán-Việt: Vĩnh Lạc quần đảo] bao gồm các thực thể địa lý ở phía tây nam của quần đảo. Nhóm này còn được gọi là nhóm Trăng Khuyết hay nhóm Nguyệt Thiềm. Nhóm Lưỡi Liềm bao gồm đảo Ba Ba, đảo Bạch Quy, đảo Duy Mộng, đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật, đảo Lưỡi Liềm [là bãi đá trên có đảo Duy Mộng], đảo Ốc Hoa, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa, đảo Tri Tôn, đá Bắc, đá Chim Én [Yến], đá Hải Sâm, đá Lồi, đá Sơn Kỳ, đá Trà Tây, bãi Đèn Pha là bãi đá trên có đảo Hoàng Sa[22]], bãi Ngự Bình [là bãi ngầm nằm giữa đá Hải Sâm và cặp đảo Quang Hòa], bãi Xà Cừ,...

Khí tượng

Nhờ nằm giữa biển Đông nên quần đảo Hoàng Sa có khí hậu điều hòa, không quá lạnh về mùa đông, không quá nóng về mùa hè nếu so với những vùng đất cùng vĩ độ trong lục địa. Mưa ngoài biển qua nhanh, ở Hoàng Sa không có mùa nào ảm đạm kéo dài, buổi sáng cũng ít khi có sương mù. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.170 mm. Tháng 10 có 17 ngày mưa / 228 mm và là tháng mưa nhiều nhất. Không khí Biển Đông tương đối ẩm thấp hơn những vùng biển khác trên thế giới. Ở cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa, độ ẩm đều cao, ít khi nào độ ẩm xuống dưới 80%. Trung bình vào tháng 6, độ ẩm ở Hoàng Sa suýt soát 85%.

Dữ liệu khí hậu của đảo Hoàng Sa Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cao kỉ lục °C [°F] Trung bình cao °C [°F] Trung bình ngày, °C [°F] Trung bình thấp, °C [°F] Thấp kỉ lục, °C [°F] Giáng thủy mm [inch] % độ ẩm Số ngày giáng thủy TB Số giờ nắng trung bình hàng tháng
31.3 30.8 33.1 34.3 35.9 35.9 35.1 35.0 34.0 34.1 32.8 30.4 35,9
25.7 26.7 28.5 30.6 32.1 31.8 31.5 31.0 30.4 29.2 27.7 26.8 29,3
23.2 23.9 25.5 27.5 29.1 29.2 28.9 28.7 28.0 27.0 25.7 24.9 26,8
21.7 22.2 23.6 25.6 27.1 27.4 27.1 26.8 26.1 25.3 24.4 22.9 25,0
14.9 18.1 18.7 19.1 21.7 23.0 22.4 21.0 21.6 21.2 18.9 13.8 13,8
13
[0.51]
12
[0.47]
23
[0.91]
44
[1.73]
74
[2.91]
117
[4.61]
225
[8.86]
162
[6.38]
216
[8.5]
241
[9.49]
152
[5.98]
30
[1.18]
1.308
[51,5]
80.6 81.6 81.5 81.8 82.2 84.2 84.6 85.3 85.7 84.5 83.8 81.9 83,1
7.5 5.5 4.8 2.4 6.7 7.1 7.8 9.0 11.4 13.3 14.0 7.9 97,2
207 226 248 276 298 245 238 245 193 223 191 199 2.788
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[23]

Bão Biển Đông là bão nhiệt đới theo mùa, thường xảy ra những lúc giao mùa, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. Gió mạnh đến 90 gút. Bão giảm đi từ tháng 9 nhưng cũng vẫn còn đến tháng 1. Tuy vậy, vào giữa mùa gió Đông-Bắc, bão làm biển trở nên động dữ dội hơn và kéo dài trong nhiều ngày.

Khi bão phát xuất từ đảo Luzon đi ngang Hoàng Sa thì binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đóng trên đảo thấy các triệu chứng như sau: Trời oi, khí áp tụt xuống rất nhanh. Trên bầu trời xuất hiện những mây cao tầng bay nhanh như bó lông [cirrus panachés]. Vài giờ sau bầu trời bị che phủ bởi một lớp sương mù mây rất mỏng [cirro status], mặt trời chung quanh có quầng, rồi dần dần bầu trời trắng nhạt. Sau đó đến lượt những mây "quyển tầng" thấp có hình vẩy cá [cirro cumulus]. Rồi đến một lớp mây "quyển tích" đen hình như tảng đe phát triển rất nhanh hình đe dày lên cao lối 3.000m [altostatus], "tằng tích" [Cumulus N...], tất cả trở nên đen, u ám; mưa bắt đầu rơi, gió thổi, khí áp xuống nhanh. Trần mây thấp dần xuống [100m hay 50m], mây bay nhanh, gió thổi mạnh từng cơn, bão đã tới... Cường độ gió bão có thể lối 50 gút đến 90 gút. Khi sấm sét đã xuất hiện thì có thể coi như cơn bão đã qua...

Bão biển Đông
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tần suất bão 0,2

Chủ Đề