Nhân viên tín dụng eximbank bo nghĩa là gì

Tiền của bà Bình gửi tại Eximbank, đã bị người của Eximbank chiếm đoạt. Chiếm đoạt là chiếm đoạt của Eximbank chứ không phải là của bà Bình. Theo mọi lý lẽ, luật pháp cũng như đạo lý thì Eximbank phải trả tiền lại cho bà Bình, còn Eximbank có lấy lại số tiền bị nhân viên của mình chiếm đoạt hay không là chuyện của Eximbank, không liên quan đến bà Bình.

Song Eximbank lại nói rằng họ "chưa có cơ sở" để trả lại tiền cho bà Bình mà phải chờ "sau khi có phán quyết cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc" thì họ mới trả. Lý do, theo Eximbank, là trong hồ sơ mà Eximbank lưu giữ việc rút tiền (do những người chiếm đoạt thực hiện) thì "các chứng từ rút tiền đều có các chữ ký của bà Bình" và những chữ ký này được cơ quan điều tra cho là chữ ký thật (theo văn bản Eximbank trả lời bà Bình ngày 20-12-2017).

Thế nhưng, sau khi cơ quan điều tra có công văn trả lời bà Bình ngày 2-2-2018, khẳng định rõ: những người chiếm đoạt tiền đã "lập chứng từ giả mạo" để chiếm đoạt hơn 245 tỉ đồng của Eximbank và thông báo để Eximbank "biết, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Eximbank đối với khách hàng theo quy định của pháp luật", trên cơ sở đó, bà Bình lại yêu cầu được rút tiền thì Eximbank bảo phải đợi đến khi có phán quyết của phiên tòa xét xử vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" do Lê Nguyễn Hưng cầm đầu thì mới trả tiền. Trong khi bị can Lê Nguyễn Hưng đã bỏ trốn đang bị truy nã. Yêu cầu chờ đợi như vậy là không có thời hạn vì không thể biết đến bao giờ mới bắt được Hưng và chẳng biết có bắt được hay không.

Bản chất của việc gửi tiền và vay tiền là quan hệ tín dụng, nghĩa là lấy niềm tin làm nền tảng. Các nhân viên của Eximbank đã lợi dụng "niềm tin" đó lấy một số chữ ký khống của bà Bình để làm hồ sơ giả mạo, thực tế chỉ có 2 tờ giấy ký khống chứ không phải các chứng từ rút tiền "đều có chữ ký của bà Bình" và trong các giấy ủy quyền có chữ ký khống của bà Bình, cũng có tờ người được ủy quyền do Lê Nguyễn Hưng ký giả. Dù cho có chữ ký thật của bà Bình và chữ ký thật của người được ủy quyền thì theo quy định của chính Eximbank, việc ủy quyền phải được lập tại Eximbank và phải có người làm chứng, nếu không thì giấy ủy quyền phải có công chứng, nhân viên NH phải kiểm tra có đúng thủ tục hợp lệ hay không, việc rút tiền phải mang sổ tiết kiệm đến NH để tất toán hoặc cập nhật. Trong thực tế, bà Bình và những người được ủy quyền không biết nhau, chưa gặp nhau, sổ tiết kiệm cũng do bà Bình giữ, số dư còn nguyên không thay đổi. Vậy sao lại phải đợi đến một phiên tòa vô hạn định?

Vụ này cho thấy lỗi do Eximbank yếu kém trong quản trị. Việc dây dưa trả tiền lại cho khách hàng không những không góp phần khắc phục được hậu quả mà còn có dấu hiệu cố tình chiếm dụng tiền bất hợp pháp, gây thiệt hại cho khách hàng, làm suy giảm uy tín của Eximbank và gián tiếp làm suy giảm uy tín cả hệ thống tín dụng. Nếu Eximbank cố tình không nhận ra điều đó thì NH Nhà nước phải can thiệp để bảo đảm an toàn cho hệ thống tín dụng, chứ không thì còn ai tin vào NH nữa!

Liên quan đến vụ khách hàng Chu Thị Bình bị mất 245 tỉ đồng tại Eximbank TP.HCM, cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can là nhân viên thuộc ngân hàng này về tội "thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp".

Trong đó hai bị can Hồ Ngọc Thủy và Nguyễn Thị Thi đã bị bắt tạm giam, 3 bị can tại ngoại và bị cấm đi khỏi nơi cư trú là Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Trần Nguyễn Xuân Lan và Cao Lan Phương.

Các bị can này được xác định là người có liên quan trực tiếp trong vụ Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó giám đốc Eximbank TP.HCM (đã bị khởi tố, truy nã về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hiện đã trốn ra nước ngoài) chiếm đoạt số tiền nói trên.

Lãnh đạo Eximbank cho biết các nhân viên đã có sai sót về mặt kỹ thuật, xác nhận giấy ủy quyền khi không có mặt của khách hàng là bà Chu Thị Bình và bà Nguyễn Thị Hồng Lê.

Theo luật sư Hồ Hoài Nhân (Đoàn Luật sư TP.HCM), về mặt pháp lý, mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại phải tuân thủ quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, ngân hàng thương mại có thể ban hành quy định riêng dựa trên những quy định chung của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước về quy trình tiền gửi, quy trình tiền vay…

Khi mở sổ tiết kiệm hoặc tài khoản tiền gửi, nhân viên ngân hàng kiểm tra CMND, kiểm tra chữ ký trong các bộ chứng từ nội bộ, phiếu gửi tiền, sổ tiết kiệm tiền gửi, giấy ủy quyền (nếu có)…

Trường hợp chủ tài khoản tiết kiệm ủy quyền cho người khác thực hiện các giao dịch thì giấy ủy quyền phải được công chứng, chứng thực. Và khi người được ủy quyền đến giao dịch thì giao dịch viên phải kiểm tra thông tin cá nhân qua CMND, hình ảnh để chứng minh có đúng người được ủy quyền hay không rồi mới tiến hành giao dịch.

Về vụ việc ở Eximbank TP.HCM, luật sư Phương Ngọc Dũng (Đoàn Luật sư TP. Cần Thơ) nói: "Ở đây đặt ra hai vấn đề: giấy ủy quyền có hợp lệ hay không và quy trình cán bộ giao dịch này tiếp nhận yêu cầu rút tiền này là làm đúng hay chưa?

Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng phải kiểm tra giấy ủy quyền có hợp lệ hay không. Theo chương IX của Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về đại diện, Luật công chứng, Nghị định 23 về chứng thực, giấy ủy quyền phải được công chứng bởi công chứng viên hoặc được chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi nhận được giấy ủy quyền và yêu cầu của khách hàng thực hiện giao dịch thì nhân viên ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của giấy ủy quyền đó, kiểm tra giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền (họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ…) các thông tin cá nhân, thậm chí là hình ảnh. Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng".

Nhân viên tín dụng eximbank bo nghĩa là gì

Các nhân viên Eximbank TP.HCM chứng kiến đồng nghiệp bị dẫn giải - Ảnh: HỮU THUẬN

Theo luật sư Dũng, trong trường hợp các nhân viên ngân hàng biết cấp trên (ông Lê Nguyễn Hưng) có hành vi gian dối để rút tiền từ sổ tiết kiệm của bà Chu Thị Bình mở tại Eximbank mà vẫn thực hiện theo chỉ đạo thì bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò đồng phạm giúp sức.

Nếu quá trình điều tra xác định được rằng các nhân viên không biết hành vi gian dối của ông Hưng nhưng vì áp lực từ cấp trên chỉ đạo mà bỏ qua những quy trình nghiêm ngặt của ngân hàng Eximbank về vấn đề rút và gửi tiền thì có căn cứ để khởi tố tội danh khác.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Đoàn Luật sư TP.HCM) nói: "Theo tôi được biết ở các ngân hàng khác không phải Eximbank thì những quy định liên quan đến rút tiền, kiểm tra giấy ủy quyền, kiểm tra giấy tờ tùy thân, luật quy định và quy trình nghiệp vụ ngân hàng phải là như nhau.

Ủy quyền thì phải có công chứng. Nếu có đầy đủ giấy tờ tùy thân, chứng minh đúng người được ủy quyền thì họ được rút tiền nếu có yêu cầu, được thực hiện mục đích của giao dịch đấy".

Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, nếu những nhân viên không biết được ý định của cấp trên mà chỉ bị áp lực chỉ đạo từ trên xuống dẫn đến vi phạm thì phải chứng minh với cơ quan điều tra. Trường hợp chỉ nhận được chỉ đạo miệng mà làm sai, gây hậu quả nghiêm trọng thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm. Còn nếu có chỉ đạo bằng văn bản thì người chỉ đạo phải chịu trách nhiệm.

Nhân viên xử lý tín dụng là gì?

“Nhân viên tư vấn tín dụng là người tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các điều khoản vay, đánh giá thông tin tài chính của khách hàng và tính toán tỷ lệ rủi ro, hướng dẫn khách làm các thủ tục vay vốn, chăm sóc khách hàng đang có hợp đồng vay.”

Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì?

Nhân viên tín dụng là những người phụ trách các hoạt động, nhiệm vụ liên quan đến tín dụng trong ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Họ làm việc trực tiếp với khách hàng về các sản phẩm tín dụng và giúp khách hàng hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ liên quan để được sử dụng các sản phẩm này.

Exim chuyện thường mất bao lâu?

Chuyển tiền trong hệ thống Eximbank: Người nhận có thể nhận được tiền sau 5 phút tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Eximbank. Chuyển tiền ngoài hệ thống Eximbank: - Khách hàng hoàn tất thủ tục trước 15 giờ: Eximbank xử lý lệnh ngay trong ngày làm việc.

Sinh nhật Eximbank ngày mấy?

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990.